REVIEW SÁCH - 100 NHÀ KHOA HỌC VĨ ĐẠI THAY ĐỔI THẾ GIỚI - JON BALCHIN
KHOA HỌC LÀ GÌ ? LIỆU CÓ KHÔ KHAN NHƯ BẠN TƯỞNG-CHUYÊN MỤC REVIEW SÁCH
KHOA HỌC LÀ GÌ ? LIỆU CÓ KHÔ KHAN NHƯ BẠN TƯỞNG ?
Khoa học là gì? Đối với nhiều người nó là một thứ vô cùng khô khan. Và những nhà bác học đại tài trong mắt họ cũng chỉ là những người vô danh và chẳng có gì đặc biệt để mà vinh danh. Nhưng các bạn nên nhớ rằng, khoa học đã cống hiến rất nhiều cho nền văn minh nhân loại. Nếu không có khoa học, có thể bạn đang sống trong một thế giới mà những ca tử vong vì bệnh tật được ghi nhận mỗi ngày hay những căn bệnh đậu mùa và bại liệt được coi là hai căn bệnh nguy hiểm chết người, chúng đã giết hàng triệu người, cứ 5 người mắc bệnh thì có một người sẽ qua đời. Hay ở đó người ta tin rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ và là một mặt phẳng. Và các loại khí như oxy hay cacbonit và công dụng của chúng sẽ chẳng được bao giờ biết đến. Một thế giới mà việc bay lên trời cũng đã là một kỳ tích hay ở đó họ cho rằng thời tiết là do thần linh điều khiển.
Và cuộc sống hiện đại đang được lấp đầy bởi những sản phẩm của khoa học. Nhân loại tiến bộ là nhờ sự tò mò và mong muốn tìm cho ra sự thật. Và cũng nhờ điều đó mà những nghành khoa học đã ra đời, từ toán học, thiên văn học, sinh học, địa chất học, y học, động lực học, nguyên tử học,... Nhưng không vì thế mà thứ được gọi là khoa học
là hoàn toàn vô tội , khoa học cũng những bước phát triển chả mấy tốt đẹp đối với loài người và mẹ thiên nhiên như việc xuất hiện của xe tăng, các loại súng, thuốc nổ, bom sinh học,... và sự ra đời của bom nguyên tử trong dự án Mahattan của Hoa Kỳ trong thế chiến 2. Trong
khoa học, có những người sinh ra đã là thiên tài, nhưng cũng có những người bắt đầu sự nghiệp khoa học vì đam mê và sự tò mò, cũng có những người vô cùng tài năng nhưng lại không may mắn mà gặp những bi thương trong cuộc sống. Người thì được vinh danh và được tôn sùng vì kết quả của họ, nhưng cũng có người bị bắt nhốt và tử hình vì không cùng quan điểm với những người đứng đầu và cả những người tin theo thần linh một cách mù quáng. Có người thì được đất nước tài trợ cho dự án, lại có người bị quay lưng và mỉa mai và tẩy chay bởi những tờ báo do ý tưởng được cho là điên rồ của họ. Tất cả những điều đó đã tạo nên một giới khoa học muôn màu muôn vẻ, chả kém kịch tích hơn bao nhiêu so với những bộ phim Hàn Quốc hay Hollywood. Một trong những cuốn sách mà đã thay đổi nhận thức của mình về giới khoa học và lịch sử của nó chính là cuốn 100 NHÀ KHOA HỌC VĨ ĐẠI THAY ĐỔI THẾ GIỚI được tác giả người Anh Jon Balchin tập hợp và sáng tác vào năm 2019. Cuốn sách này đã làm cho mình tăng thêm sự yêu thích với nền khoa học một cách nhất định, cũng như làm mình nổi lên mong muốn tìm hiểu nhiều hơn về thế giới xung quanh.
GIỚI THIỆU VỀ SÁCH
Cuốn sách được tác giả tập hợp lại từ các bác học có đóng góp lớn đối với lịch sử nhân loại bao gồm các mốc thời gian thời cổ đại cho đến thế kỷ 20 dựa theo năm sinh của các nhà khoa học. Ở mỗi giai đoạn đó đều có các vĩ nhân làm nên lịch sử thế giới . Bác bỏ quan niệm về sự thật dựa trên quyền lực, các nhà khoa học đã quan sát thế giới xung quanh, tìm tòi và đề xuất ra các học thuyết để lý giải và chỉnh sửa các học thuyết đó nhằm giải thích cho các quan sát một cách cặn kẽ hơn và chính xác hơn để mong muốn tìm ra sự thật cuối cùng. Mỗi con người vĩ đại của giới khoa học trong cuốn sách đều được tác giả giới thiệu và truyền tải thông tin thông qua 3 ý chính :
-Đầu tiên là Mốc sự kiện hoặc Ghi chú về ngày tháng tùy các nhà bác học giúp cho việc tóm tắt những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời nghiên cứu của mỗi nhà khoa học và các cặp đôi nhà bác học trở nên dễ dàng tiếp cận với người đọc hơn.
-Phần Nội dung: Giới thiệu qua về tiểu sử, câu chuyện cá nhân, quá trình khám phá, tầm quan trọng trong những khám phá tiêu biểu nhất của họ và nêu lên tầm ảnh hưởng của những khám phá đó đối với thế giới.
- Cuối cùng là di sản hoặc sự ảnh hưởng: Cung cấp thêm những thông tin bổ sung về nhà khoa học được nhắc đến.
Đan xen giữa các thông tin trên là những câu chuyện đầy thú vị và gây tò mò về sự đột phá khoa học. Thông qua đó, bạn đọc có thể thấy rằng những nhà khoa học dù phải chịu sự hoài nghi và những chỉ trích đầy khắc nghiệt, nhưng vẫn vươn lên và thành công, xóa mờ các đường biên giới giới hạn kho tri thức của nhân loại. Từ thời cổ đại, loài người đã cho thấy sự quan tâm của bản thân về vũ trụ và những phép tính hay sức khỏe con người. Và đó là cách mà Toán học, thiên văn học và Y và Sinh học đã ra đời. Điểm nhấn là sự xuất hiện của những nhà bác học kiệt xuất như nhà Toán và Thiên văn học vĩ đại Pythagoras. Hay Plato, người đã khắc lên dòng chữ:”Những kẻ không hiểu biết về hình học không được bước vô đây” trên cánh cửa học viện của ông. Và
cả Euclid, cái tên mà rất quen thuộc với học sinh. Đến thiên niên kỷ 1, có sự xuất hiện đặc biệt của một nhà khoa học đến từ châu Á, ông chính là Trương Hành, là một học giả người Trung Quốc, phát minh của nhà bác học đặc biệt này chính là một cái máy phát hiện động đất đầu tiên trong lịch sử nhân loại, thứ mà rất lâu sau này, những người châu Âu mới phát minh ra thứ tương tự. Và cả Galen, một người đã đóng góp rất lớn cho nền y học. Đến thế kỷ thứ 15, những lĩnh vực khoa học đã phát triển hơn trước rất nhiều, và cũng đã có sự xuất hiện
của công nghệ in ấn. Nhưng vào thời kỳ này, niềm tin về thần linh vẫn còn đang che giấu rất nhiều những sự thật trước mắt. Cái tên nổi tiếng nhất vào thời kỳ này là người đàn ông “đa cấp” của Phục Hưng, Leonardo da Vinci. Với sự bắt đầu của thế kỷ tiếp theo, một câu chuyện gây tranh cãi và đã cho thấy sự vươn lên của những nhà khoa học đã dám đương đầu với thứ mang tên “ quyền lực’’, câu chuyện bắt đầu với nhà thiên văn học vĩ đại Galieo Galilei khi ông hết sức ủng hộ hệ thống Copernius ( hay còn gọi là thuyết nhật tâm), nhưng điều đó đã đụng đến sự bất đồng của những người đứng đầu mang tên Giáo hội và họ bắt buộc ông phải từ bỏ niềm tin của chính mình. Nhưng có một câu nói được trích dẫn theo lời ông thốt lên :
DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
Và không lâu sau đó ông đã bị quản thúc trong nhà cùng với sự uất ức, chỉ sau này mới được phá giải bởi một nhà khoa học khác, và ông chính là Johanes Kepler. Một trăm năm sau, vào thế kỷ 17, với sự xuất hiện của cặp đôi “ chân không ‘’ Robert Boyle và Robert Hooke đã đi sâu hơn về hóa và vật lý học. Vào thế kỷ 18, thế kỷ mà đã mở ra cuộc Cách Mạng Công Nghiệp lần thứ nhất dưới sự bắt đầu của phát minh máy bơm nước từ James Watt , cũng là nơi mà hai cái tên xuất chúng Isaac Newton và Benjamin Franklin ra đời. Và cũng là lần đầu tiên mà con người được bay lên trời nhờ phát minh khinh khí cầu của hai anh em nhà Montgoflier. Đến thế kỷ thứ 19 cũng là lúc xuất hiện những tổ tiên của những đồ vật quen thuộc với chúng ta như điện thoại hay bóng đèn sợi đốt. Cũng như là xuất hiện của cha đẻ thuốc nổ và cả người đã tạo ra giải Nobel, giải thưởng mà bất kỳ nhà khoa học cũng muốn có. Kinh điển hơn nữa chính là cha đẻ của “cứu tinh” của những người đang bị bệnh dại trên khắp thế giới xướng tên nhà y học vĩ đại Louis Patuer. Chỉ cần mình đọc đến đây thôi, mình đã có đủ sự phấn khích trong đầu để ngưỡng mộ và cảm thấy nể phục những con người với cái những cái đầu không ngừng suy nghĩ, khiến cho mình cảm thấy mình chỉ là một hạt cát trong sa mạc. Và trong lúc suy ngẫm lại, mình mới nhận ra rằng, những gì mà mình biết là quá ít, và những gì mà mình không biết là vô tận. Vào thế kỷ thứ 20, vào thời kỳ mà nhân tài vô cùng nhiều, giống như một quả bom bùng nổ, với vô cùng vô cùng nhiều những cái đầu vĩ đại xuất hiện. Ví dụ như việc xuất hiện
của thiên tài Nikola Tesla đã làm kinh động thế giới khi từng từ chối 11 giải nobel, cũng như sự xuất hiện của Albert Einsten với công thức kinh điển E= mc2. Và hàng loạt các vị bác học của lĩnh vực nguyên tử cùng với sự xuất hiện của nữ bác học Marie Curie. Người ta từng cho rằng, khoa học từng có thời kỳ là thứ vô tội, thì thời kỳ đó đã kết thúc vào ngày 16 tháng 7 năm 1945 ngoài khơi bang Mexico, khi dự án
Mahattan của Hoa Kỳ, Canada và Anh đã thành công, trước sự dẫn dắt của Robert Oppeinhemer cùng với hàng loạt các nhà khoa học di cư sang Mỹ bởi thế chiến 2.Thành công đó không khác nào thảm họa, khi một tháng sau đó, theo lệnh của Tổng thống Harry S Truman, ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân. Khiến cho rất nhiều khoa học trong nhóm thực hiện dự án đã ám ảnh suốt đời và qua đời trong sự hối lỗi muộn màng. Có thể nói, cuốn sách là câu chuyện về những sáng kiến đã định hình thế giới ngày nay và những ý tưởng sẽ định hình tương lai của toàn nhân loại sau này. Cuốn sách đã được cha đẻ của nó vô cùng
tận tâm mà viết lại những câu chuyện của các nhà bác học rất chi tiết và rất sinh động. Và cuốn sách đã khiến cho những người đọc sách trong đó có cả mình đã có một cái nhìn rộng hơn thứ mà nhiều người từng cho rằng là khô khan và “ khó nhai”, cũng như mình đã có thêm một chân trời mới để tìm hiểu về sở thích của mình. Nhờ nó, mình cũng đã biết nhiều hơn về những nhà khoa học mà nhiều người coi là chả có gì đặc biệt để mà tìm hiểu.
-Mình mong các bạn hãy đón xem những tác phẩm khác trong trang của mình , cũng như nếu thấy hay thì cho mình xin một bấm theo dõi nhé ~ Cảm ơn nhiều
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất