Đi từ choáng ngớp này đến thú vị khác. Cuốn sách nhỏ nhưng lại chứa đựng cả một thế giới sinh động, thế giới của từng tế bào đang nỗ lực vận hành để nuôi sống cơ thể chúng ta. Liệu các bạn đã biết về thế giới bí ẩn đó chưa?
"BÍ MẬT CỦA MỘT THẾ GIỚI BỊ LÃNG QUÊN"
"BÍ MẬT CỦA MỘT THẾ GIỚI BỊ LÃNG QUÊN"
Cuốn sách "Ruột ơi là ruột" sẽ là công cụ diễn giải, và cho ta hình dung tổng quan nhất về thế giới bí ẩn đó. Đừng lo, chúng ta sẽ không mất quá nhiều noron thần kinh để giải mã những ngôn từ chuyên ngành, hình tượng sống động qua cách viết của tác giả sẽ giúp cho việc "nhập môn" có vẻ bớt khoai hơn. Chúng ta có thể hiểu hơn về chức năng cũng như cách thức hoạt động từng bộ phận cho dù là nhỏ nhất trên cơ thể, đặc biệt chúng ta sẽ biết nhiều hơn về ruột. Chúng ta sẽ cảm thấy biết ơn mỗi ngày, biết ơn từng tế bào, từng phần tử tí hon đang chiến đầu và bảo vệ chúng ta.
Cuốn sách được chia làm 3 phần: Phần 1 nói tổng quan về quá trình đưa thức ăn vào cơ thể được diễn ra như thế nào?
Trên cung đường dẫn lối thức ăn vào cơ thể, đi qua những "ngôi nhà" khác nhau, và trong ngôi nhà ấy sẽ mang đặc sắc và lối sống riêng của "gia chủ". Đôi khi là dễ tính, và cũng có những vị chủ vô cùng nguyên tắc. Chính vì vậy, không phải bất kỳ "vị khách" nào cũng có thể thâm nhập. Sẽ có những vị khách được tiếp đón nồng nhiệt, nhưng cùng là vị khách đó ở môi trường khác sẽ bị "kỳ thị" và "tấn công" không thương tiếc. Nhưng đừng vội trách móc gia chủ, vì mọi ngôi nhà đều mong có khách đến, nhưng hãy là những "vị khách" tốt bụng và lịch sự nhé. Ví như những người bị chứng bệnh Celiac thì những "vị khách" mang theo "gluten" chắc chắn sẽ không được chào đón rồi.
Hội chứng Celiac (không dung nạp gluten)
Hội chứng Celiac (không dung nạp gluten)
Tuy là không phải những kiến thức quá chuyên sâu so với chuyên ngành, nhưng nhờ đó mà tui đã vỡ ra rất nhiều điều, tui đã biết yêu thương tiếng bụng kêu, vì đó là tiếng mà các bác lao công đang "rảnh rang" chờ đợi để chào đón những đợt dọn tiếp theo. Tui cũng biết việc nôn ói không phải là sự trừng phạt của dạ dày dành cho chúng ta! Đúng hơn, nó là dấu hiệu cho thấy não và ruột của chúng ta sẵn lòng xả thân để chúng ta có được những điều tốt nhất. Chúng bảo vệ ta khỏi những độc tố, chúng cẩn trọng quá mức khi ta gặp phải vấn đề ảo giác giữa tai và mắt khi di chuyển, chúng tiết kiệm năng lượng để đối phó những vẫn đề sắp tới,...
Phần 2 tác giả đi sâu hơn về ruột, những hệ thần kinh và các bệnh về ruột.
Nôn ói không phải là sự trừng phạt của dạ dày
Nôn ói không phải là sự trừng phạt của dạ dày
Và khi tôi vỡ òa biết ra một điều rằng, dây thần kinh trong ruột cũng nhiều như chính trong bộ não chúng ta. Sự phối hợp giữa ruột và não bắt đầu từ khi ta còn rất nhỏ. Chúng ta yêu thích cảm giác thỏa mãn của một cái dạ dày no, cực kỳ cáu kỉnh khi đói, hoặc khóc ti tỉ và rên rỉ khi bị đầy hơi. Khi chúng ta lớn hơn, chúng ta ngày càng có thêm nhiều trải nghiệm về thế giới thông qua các giác quan. Chúng ta không còn khóc thét lên mỗi khi không thích món ăn trong nhà hàng. Nhưng thực sự mối quan hệ giữa ruột vs não không biến mất, nó chỉ trở nên lịch sự và tao nhã hơn.
Là một nhân viên văn phòng, công việc nhiều khi bận rộn, đôi lúc phải giải quyết công việc xuyên trưa, chính vì như thế nên chúng ta thường tiết kiệm thời gian bằng cách "vừa làm vừa ăn". Nhưng điều đó lại làm ruột tổn thương vô cùng. Vì khi chúng ta căng thằng, não thật sự "không biết điều", luôn vay mượn năng lượng của ruột để xử lý vấn đề. Thành ruột sẽ bị suy yếu do lưu lượng trong máu bị giảm và lớp màng nhầy bảo vệ bị mỏng đi. Kích thích tiêu cực này sẽ có thể gây ra những mệt mỏi, chán ăn, toàn thân bứt rứt, hoặc tiêu chảy...hy vọng đọc xong những dòng này, chúng ta sẽ ý thức về việc "multi-task" như vậy ảnh hưởng đến ruột ra sao, chúng ta hãy dành những thời gian thật thoải mái để thưởng thức bữa ăn, để cho ruột tập trung toàn bộ năng lượng ở chính "ngôi nhà" của chúng.
Love your selft
Love your selft
Và phần cuối cùng, cũng là phần chi tiết về thế giới vi sinh của ruột, chắc đây là phần có nhiều kiến thức chuyên ngành nhất nên việc đọc cũng hơi nặng, nhưng chính những kiến thức này cho mình biết rằng vi khuẩn trong ruột có quyền năng vô cùng to lớn, nó tác động đến những vấn đề tâm lý của chúng ta như chứng trầm cảm, lo âu, và có thể dẫn đến hành động làm hại bản thân. Cuốn sách cũng cung cấp nhiều thông tin thú vị về vi khuẩn H. pylori (Helicobacter pylori) - con vi khuẩn được xem là thú nuôi trong ruột của chúng ta. Và rằng có H. pylori trong bao tử hoàn toàn không phải là chuyện xấu, nếu số lượng vi khuẩn không nhiều và không gây ra những tình trạng nghiêm trọng.
Kết luận: Thông qua cuốn sách này, tác giả cũng muốn gửi gắm thông điệp tới người đọc đó là hãy quan tâm và thay đổi những thói quen ăn uống của chúng ta, để chúng ta có một đường ruột thật khỏe mạnh.
Điều cuối cùng, một lần nữa tôi muốn cảm ơn đến Giulia Enders-tác giả của cuốn sách. Cảm ơn tác giả đã giúp cho một đứa đang hoang mang vì những cơn lo lắng bất an chẳng hiểu từ đâu đến, một đứa đang loay hoay giữa dòng đời học cách yêu thương bản thân, sau nhiều lần kiệt quệ trong vô vọng... nhưng cũng chính đứa đấy khi đọc xong cuốn sách đã có thể tự mình hiểu bản thân hơn, yêu bản thân đúng cách hơn, và đang lọ mọ gõ những điều tích cực này để lan tỏa những điều ấy đến cho người khác nữa,...Chúc các bạn sẽ học được nhiều thứ từ cuốn sách này, chúc cho mọi điều tốt đẹp sẽ đến với các bạn!
Love all,