REVIEW PHIM KÝ SINH
REVIEW PHIM KÝ SINH Điều đầu tiên mình chẳng nói gì nhiều về kịch bản, hình ảnh hay giải thích bộ phim đâu, với một bộ phim được...
REVIEW PHIM KÝ SINH
Điều đầu tiên mình chẳng nói gì nhiều về kịch bản, hình ảnh hay giải thích bộ phim đâu, với một bộ phim được giải thưởng Cành Cọ Vàng (giải thưởng cao quý nhất tại liên hoan phim Cannes - vào tháng 5 năm 2019) thì nói hay hay không bằng thừa.
Mình chỉ muốn dành thời gian để nói với bạn tất cả những gì mà bộ phim đem lại. Từ cảm xúc chuyển xoành xặc từ chế độ này sang chế độ khác, đến sự “ ngấm ngầm ” từ đầu bộ phim đến lúc mình đi về nhà.
Điều thứ 2, mình không phải là người viết chuyên môn về phim, tất cả những gì mình ghi lại chỉ đơn giản là cảm xúc của mình. Góc nhìn của mình, có thể đúng, có thể sai. Nhưng sẽ tuyệt vời hơn nếu các bạn làm cho nó đúng hơn!
Điều thứ 3, mình mạn phép spoild phim, nên bạn nào chưa xem pass qua nhé
- HAI GIA ĐÌNH, HAI SỐ PHẬN
Trong poster bạn cũng có thể nhìn thấy rằng một vạch đen và một vạch trắng. Cốt truyện cũng xoay quanh giữa hai điểm đối lập của hai gia đình này. Nếu bạn muốn rõ thế nào về sự khác biệt khi một giàu một nghèo, bạn sẽ nhìn thấy toàn bộ trong từng khoảnh khắc trong phim.
Đâu là suy nghĩ của người nghèo ?
Họ tìm cách để ăn “ ké “ và có “ké ” từ người khác, đây cũng chính là lối sống của loài ký sinh. Vì người nghèo luôn nghĩ mình thiếu tất cả, vậy nên họ nghĩ lấy một chút từ người khác thì có làm sao!
Nhà nghèo, người ta nghĩ mãi vì sao người ta nghèo, người ta không tốt. Người nghèo chẳng có kế hoạch, họ thấy cơ hội là chớp lấy và tham lam để dành những điều không phải của mình.
Nhà giàu, suy tính kỹ hơn, nhưng rồi lo nhiều đến mức nghĩ người khác nghĩ về mình nhiều hơn.
Và rồi, nếu bạn tự hỏi, ngôi nhà nào hạnh phúc hơn ?
Cho dù là ở trong ngôi nhà nào, vẫn có những ngút ngàn những “ nỗi cô đơn” không tên. Ở mỗi người trong ngôi nhà, họ chẳng biết cách nào để có thể một mình hạnh phúc. Tất cả đều phải “ ký sinh ” vào 1 điều gì đó.
Chính lẽ đó, khi bi kịch nối chồng bi kịch.
2. BI KỊCH ĐẾN TỪ NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NGỜ TỚI
Nếu bạn nào đã từng xem các thể loại phim “ dark comdedy “ trước đây như:The Interview,The Nice Guys hay The Wolf of Wall Street, thì “ Parasite” cũng là một trong thể loại phim này. Đây cũng chính là điểm nhấn của bộ phim lần này, khi mà bộ phim đem lại cho bạn những màn dị đến “ kinh dị”.
Một cú plot twist trực diện, chẳng lạ lùng gì khi bạn cười ngặt nghẽo thì đâm sang há hốc mồm và khó chịu ở phút cuối cùng bộ phim. Bi kịch là khi bạn phát hiện ra có những chuyện mình không ngờ tơi lại xảy ra. Và đó cũng là lúc bộ phim dẫn bạn đến cung bậc cảm xúc oái oăn nhất khi chẳng biêt đâu là cảm xúc thật của chính mình. Hãi hùng hay bàng hoàng, xót xa hay đắng cay, tất cả như đứng chững lại trong những bi kịch nhà họ Ki
Bắt đầu kinh dị từ cách nhà KI lừa đảo cả nhà Park để kiếm tiền. Rồi đến lúc họ bị phát hiện họ bất chấp đẩy những người làm công trong nhà Park để giành vị trí tốt về phía mình, nhất quyết che giấu thân phận “ kí sinh của chính mình “
Chẳng một nút cao trào nào, mọi diễn biến đi theo sự bình thường và êm đềm nhất, khung cảnh nghèo đến ám ảnh cứ quây vờn trong tâm chí bạn ở những cảnh quay khi họ trốn chạy về nhà giữa trời mưa.
Những giây phút cuối của bộ phim, cũng như những lần chịu bình thường khác của ông Park, luôn im lặng trong sự nhục nhã, phải trốn chui trốn nhũi dưới giường để không bị phát hiện, luôn im lặng khi bị “ nhà giàu” chê mình có mùi của “ nghèo khổ “ hay chịu đựng những lần sống trong ngôi nhà ẹp ọp, tăm tối.
Nhưng rồi, khung cảnh bình thường nhất cũng phải vỡ đọng và phá toang đi lớp tảng băng trôi phía trên. Đó là lúc khi chứng kiến cảnh tượng ông quan gia đâm thẳng vào tim của cô con gái mình, cùng vào lúc cậu con trai của giám đốc ngất xỉu . Trong sự hoảng loạng của tất cả mọi người, của chính bản thân, hay sự kết thúc cho bi kịch 1 gia đình không hồi kết. Trước mắt ông Park nhìn thấy là toàn bộ viễn cảnh hoàn cảnh của gia đình mình. Trong khi ông phải ghìm lại dòng máu tuôn như suối của con gái mình, vợ của mình đang vật lộn kẻ đâm chết con gái ông, nhìn tháy đứa con trai máu chảy đầu màu Không ai quan tâm tới ông hay gia đình ông, thêm vào ông Park bịt mũi trước mùi hôi thối của gã chồng bà quản gia cũ để lấy chùm chìa khóa xe.
Ngay chính khoảnh khắc ấy, có lẽ mọi sự tức giận bỗng tăng lên đỉnh điểm. Từ một người luôn biết giữ giới hạn, vì chút tự trọng còn lại của con người, ông vô thức cầm giao đâm ông Park, như đâm chính những bất mãn của chính mình.
Sự ganh tức với 1 người có tất cả những gì mà ông Park luôn mong muốn
3. BI KỊCH SẼ DẪN LỐI ĐẾN BI KỊCH
Cảnh cuối của bộ phim là hình ảnh trong căn hầm của nơi xưa vẫn tiếp tục sinh tồn, nơi ông Ki trốn và Kí sinh. Và trong bức thư gửi con trai mình ông vẽ cho bản thân những mong tưởng không nào thực hiện được. Một giấc mơ của Ki - Won có thể học đại học, kiếm được nhiều tiền và mua lại căn biệt thự. Giấc mơ đẹp đẽ là vậy, nhưng có lẽ sẽ không tài nào thành hiện thực. Bi kịch cuối cùng hiện lên rằng, có những giấc mơ mãi mãi là giấc mơ. Hay, bi kịch sẽ mãi mãi là bi kịch
Và câu nói của ông Ki lại vang mãi lên đầu con trai mình
“Kế hoạch tốt nhất là không có kế hoạch gì cả, vì kế hoạch không bao giờ theo đúng ý ta. Chẳng thà đừng lên kế hoạch, đừng trông chờ, cứ để mọi việc xảy ra tự nhiên. Khi mọi việc nằm ngoài tầm kiểm soát, cũng chẳng có gì đáng lo ngại”
Phim
/phim
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất