RẮN LỤC ĐUÔI ĐỎ (Trimeresurus albolabris), mọi chuyện có như lời đồn thổi của giang cư mận? 🐍🐍🐍
Hôm nay mình xin được nói về một vấn đề rất hot hòn họt mấy năm gần đây, đấy là về rắn lục đuôi đỏ và sự thật qua những lời đồn......
Hôm nay mình xin được nói về một vấn đề rất hot hòn họt mấy năm gần đây, đấy là về rắn lục đuôi đỏ và sự thật qua những lời đồn... "Thánh Bắt Chuột Trong Vườn Cafe"
***Nói sơ về loài này:
Giới: Động vật - Animalia
Ngành: Động vật có dây sống - Chordata
Lớp: Bò sát - Reptilia
Bộ: Có vảy - Squamata
Họ: Rắn lục - Viperidae
Chi: Trimeresurus
Loài: T.albolabris
Giới: Động vật - Animalia
Ngành: Động vật có dây sống - Chordata
Lớp: Bò sát - Reptilia
Bộ: Có vảy - Squamata
Họ: Rắn lục - Viperidae
Chi: Trimeresurus
Loài: T.albolabris
Bài này mình sẽ không đề cập về đặc điểm, tập tính,... vì cái đấy là để nói trong 1 bài khác, còn bây giờ, mình sẽ chỉ nói về một vấn đề dù nhỏ nhưng không hề nhỏ, những dạo gần đây, cứ vào mùa nóng thì các trường hợp người đụng độ rắn lại nhiều hơn, nhất là lục đuôi đỏ, dẫn tới một cái suy nghĩ là "rắn lục đuôi đỏ là loài xâm hại và đáng bị giết", liệu suy nghĩ đấy có thực sự đúng, và có nên giết rắn bò vào nhà? Bài viết này sẽ bàn luận về vấn đề đó kèm theo cách phòng chống rắn cắn hay bò vào nhà một cách hiệu quả và an toàn nhất.
1️⃣ VÌ SAO LỤC ĐUÔI ĐỎ LẠI XUẤT HIỆN NHIỀU DẠO GẦN ĐÂY?
Theo mình tìm hiểu được và theo ý kiến của mình, có 3 lý do chính:
- Biến đổi khí hậu, tạo điều kiện cho rắn và các loài động vật làm mồi cho rắn gia tăng số lượng.
- Tình trạng khai thác rừng càng ngày càng diễn ra nhiều, mạnh hơn, khiến rắn bị mất đi sinh cảnh, phải bò đi chỗ khác, gia tăng số trường hợp đụng độ với người.
- Lý do thứ 3 không hẳn trả lời câu hỏi "vì sao rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều hơn dạo gần đây" mà là "vì sao con người đụng độ rắn lục ngày càng nhiều". Với quá trình mở rộng đất bằng cách khai hoang, con người dần tiến sâu vào lãnh địa của chúng, thế nên rắn đụng độ với người ngày càng nhiều.
Theo mình tìm hiểu được và theo ý kiến của mình, có 3 lý do chính:
- Biến đổi khí hậu, tạo điều kiện cho rắn và các loài động vật làm mồi cho rắn gia tăng số lượng.
- Tình trạng khai thác rừng càng ngày càng diễn ra nhiều, mạnh hơn, khiến rắn bị mất đi sinh cảnh, phải bò đi chỗ khác, gia tăng số trường hợp đụng độ với người.
- Lý do thứ 3 không hẳn trả lời câu hỏi "vì sao rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều hơn dạo gần đây" mà là "vì sao con người đụng độ rắn lục ngày càng nhiều". Với quá trình mở rộng đất bằng cách khai hoang, con người dần tiến sâu vào lãnh địa của chúng, thế nên rắn đụng độ với người ngày càng nhiều.
2️⃣ LỤC ĐUÔI ĐỎ CÓ PHẢI LÀ MỘT LOÀI XÂM LẤN?
Các bạn phải hiểu cho một điều là không có ông to bà lớn nào rảnh để đi gom rắn lục với số lượng lớn mà thả vào VN cả, bên cạnh đó, rắn lục đuôi đỏ là loài bản địa của VN nên không thể gọi tụi nó là loài xâm lấn, chỉ vì nó xâm lấn vào nhà của bạn được (thật ra thì có nhiều trường hợp con người xâm lấn nhà nó hơn).
Có rất nhiều người mình đã gặp xem vấn đề một cách phiến diện như "con này có hại", "con này xâm lấn", "con này nên giết quách đi",... thế thì bạn có tự hỏi nó có hại như thế nào chưa? Hay nó xâm lấn ra sao??? Chỉ vì nó cắn người (và độc con này khó chết lắm nhé, chỉ bị hoại tử thôi) mà bạn quy chụp là nó có hại, thế con người giết đi bao nhiêu con rắn lục rồi? Chỉ vì nó vào nhà bạn mà bạn quy chụp nó là loài xâm lấn, thế sao bạn không tự hỏi có bao nhiêu con người vào sinh cảnh và phá tan hoang nhà của chúng rồi?
Các bạn phải hiểu cho một điều là không có ông to bà lớn nào rảnh để đi gom rắn lục với số lượng lớn mà thả vào VN cả, bên cạnh đó, rắn lục đuôi đỏ là loài bản địa của VN nên không thể gọi tụi nó là loài xâm lấn, chỉ vì nó xâm lấn vào nhà của bạn được (thật ra thì có nhiều trường hợp con người xâm lấn nhà nó hơn).
Có rất nhiều người mình đã gặp xem vấn đề một cách phiến diện như "con này có hại", "con này xâm lấn", "con này nên giết quách đi",... thế thì bạn có tự hỏi nó có hại như thế nào chưa? Hay nó xâm lấn ra sao??? Chỉ vì nó cắn người (và độc con này khó chết lắm nhé, chỉ bị hoại tử thôi) mà bạn quy chụp là nó có hại, thế con người giết đi bao nhiêu con rắn lục rồi? Chỉ vì nó vào nhà bạn mà bạn quy chụp nó là loài xâm lấn, thế sao bạn không tự hỏi có bao nhiêu con người vào sinh cảnh và phá tan hoang nhà của chúng rồi?
3️⃣ RẮN VÀO NHÀ CÓ NÊN ĐẬP KHÔNG?
Mình hoàn toàn không ủng hộ việc đó, nhưng nếu trong tình thế bắt buộc như để cứu người thân, bạn bè,... thì hãy làm những gì bạn cho là đúng.
Vì sao mình không ủng hộ việc giết rắn? Đơn giản là vì...
- Thứ nhất, chúng có lợi cho con người! Chúng ăn các loài gặm nhấm, cái thứ mà nhà nông ghét nhất, vừa ăn hại nông sản, vừa thích truyền bệnh.
- Thứ hai là vì, dù bạn có đập nó thì nó vẫn sinh sôi và vẫn vào nhà bạn như thường, vì thế nên việc đập rắn vừa là một việc làm vô ích, lại tạo nghiệp đều đều, bạn càng tấn công, nó càng hung hăng hơn thôi. Nhưng mà nó cắn người mà??? Rắn không bao giờ chủ động tấn công người mà không có lý do, có thể bạn vô tình dẫm vào đuôi nó, hoặc bạn đụng trúng nó khi đi đâu đó ra vườn giải quyết nỗi buồn,... đừng trách nó vì nó chả biết gì đâu, đang nằm im có người đạp cho một phát thì đến con người cũng ngồi dậy táng nó vài phát chứ nói gì rắn, thế nên các bạn nên cẩn thận khi đi ra vườn, vào bụi rậm hoặc chỗ um tùm cây cỏ vào ban đêm, nọc loài này khó gây chết người nhưng mà cắn đâu chặt đó đấy
Mình hoàn toàn không ủng hộ việc đó, nhưng nếu trong tình thế bắt buộc như để cứu người thân, bạn bè,... thì hãy làm những gì bạn cho là đúng.
Vì sao mình không ủng hộ việc giết rắn? Đơn giản là vì...
- Thứ nhất, chúng có lợi cho con người! Chúng ăn các loài gặm nhấm, cái thứ mà nhà nông ghét nhất, vừa ăn hại nông sản, vừa thích truyền bệnh.
- Thứ hai là vì, dù bạn có đập nó thì nó vẫn sinh sôi và vẫn vào nhà bạn như thường, vì thế nên việc đập rắn vừa là một việc làm vô ích, lại tạo nghiệp đều đều, bạn càng tấn công, nó càng hung hăng hơn thôi. Nhưng mà nó cắn người mà??? Rắn không bao giờ chủ động tấn công người mà không có lý do, có thể bạn vô tình dẫm vào đuôi nó, hoặc bạn đụng trúng nó khi đi đâu đó ra vườn giải quyết nỗi buồn,... đừng trách nó vì nó chả biết gì đâu, đang nằm im có người đạp cho một phát thì đến con người cũng ngồi dậy táng nó vài phát chứ nói gì rắn, thế nên các bạn nên cẩn thận khi đi ra vườn, vào bụi rậm hoặc chỗ um tùm cây cỏ vào ban đêm, nọc loài này khó gây chết người nhưng mà cắn đâu chặt đó đấy
4️⃣ CÁCH PHÒNG TRÁNH RẮN LỤC ĐUÔI ĐỎ:
Nếu nhà bạn có vườn:
- Luôn dọn dẹp, không cho chuột và các loài bò sát đến trú ngụ.
- Phát quang vườn.
- Khi đi ra vườn có việc vào ban đêm thì nên đem theo đèn pin, ủng cao su (mặc dù cái này hầu như ko ăn thua), nhớ đội nón hoặc mũ rộng vành (tụi này ở độ cao từ sát mặt đất đến >2m), đem theo cái gậy, lỡ thấy rắn còn xua nó đi (làm ơn đừng đập).
- Không giải quyết vào những bụi cây rậm rạp vì tụi rắn (không kể riêng lục đuôi đỏ đâu nhá!) thích trốn lùm trốn bụi.
- Không nuôi nhốt gà con trong nhà ở, tụi rắn lục đuôi đỏ nó ít ăn gà con nhưng những loài rắn khác thì có
Nếu nhà bạn có vườn:
- Luôn dọn dẹp, không cho chuột và các loài bò sát đến trú ngụ.
- Phát quang vườn.
- Khi đi ra vườn có việc vào ban đêm thì nên đem theo đèn pin, ủng cao su (mặc dù cái này hầu như ko ăn thua), nhớ đội nón hoặc mũ rộng vành (tụi này ở độ cao từ sát mặt đất đến >2m), đem theo cái gậy, lỡ thấy rắn còn xua nó đi (làm ơn đừng đập).
- Không giải quyết vào những bụi cây rậm rạp vì tụi rắn (không kể riêng lục đuôi đỏ đâu nhá!) thích trốn lùm trốn bụi.
- Không nuôi nhốt gà con trong nhà ở, tụi rắn lục đuôi đỏ nó ít ăn gà con nhưng những loài rắn khác thì có
5️⃣ CÁCH XỬ LÝ KHI RẮN VÀO NHÀ:
Như đã nói ở trên, tụi nó có lợi, và rắn cũng giống như chúng ta, chúng chỉ tự vệ khi bị đe dọa, nên đừng đe dọa nó, kích cỡ tụi này khá bé nên có thể dùng chổi với cây hốt rác xúc nó vào và đem ra xa, tuyệt đối KHÔNG BẮT BẰNG TAY KHÔNG!!! Nanh của rắn lục cực kỳ linh hoạt, và kể cả khi bạn túm cổ tụi nó, hàm và răng của tụi nó vẫn quặp ra sau để cắn bạn được.
Hãy làm như thế này:
- Nếu bạn là đàn ông và bạn có đủ gan và biết sơ kỹ thuật , hãy lấy một cây chổi cùng với cây xúc rác để xúc nó đi chỗ khác.
- Nếu nhà bạn có rắn vào thường xuyên, hãy lấy một đoạn thép chắc chắn và uốn cho mình một cây móc rắn, để chỗ nào dễ thấy để lỡ rắn bò vào còn lấy để di chuyển nó đi chỗ khác.
- Nếu như rắn bò vào sân và nhà bạn có vòi xịt nước, hãy xịt và đuổi nó đi (cách an toàn nhất).
- Nếu như bạn là phụ nữ hoặc trẻ em, hãy lấy một tấm vải hay áo quần, đứng từ xa quăng lên đầu con rắn, tụi rắn sẽ cảm thấy an toàn và cuộn lại 1 cục trong miếng vải (có thể thay bằng cái nón lá hoặc mũ cũng được), sau đó, nhờ một người có đủ gan và có đủ hiểu biết cơ bản để mang nó ra khỏi nhà.
Như đã nói ở trên, tụi nó có lợi, và rắn cũng giống như chúng ta, chúng chỉ tự vệ khi bị đe dọa, nên đừng đe dọa nó, kích cỡ tụi này khá bé nên có thể dùng chổi với cây hốt rác xúc nó vào và đem ra xa, tuyệt đối KHÔNG BẮT BẰNG TAY KHÔNG!!! Nanh của rắn lục cực kỳ linh hoạt, và kể cả khi bạn túm cổ tụi nó, hàm và răng của tụi nó vẫn quặp ra sau để cắn bạn được.
Hãy làm như thế này:
- Nếu bạn là đàn ông và bạn có đủ gan và biết sơ kỹ thuật , hãy lấy một cây chổi cùng với cây xúc rác để xúc nó đi chỗ khác.
- Nếu nhà bạn có rắn vào thường xuyên, hãy lấy một đoạn thép chắc chắn và uốn cho mình một cây móc rắn, để chỗ nào dễ thấy để lỡ rắn bò vào còn lấy để di chuyển nó đi chỗ khác.
- Nếu như rắn bò vào sân và nhà bạn có vòi xịt nước, hãy xịt và đuổi nó đi (cách an toàn nhất).
- Nếu như bạn là phụ nữ hoặc trẻ em, hãy lấy một tấm vải hay áo quần, đứng từ xa quăng lên đầu con rắn, tụi rắn sẽ cảm thấy an toàn và cuộn lại 1 cục trong miếng vải (có thể thay bằng cái nón lá hoặc mũ cũng được), sau đó, nhờ một người có đủ gan và có đủ hiểu biết cơ bản để mang nó ra khỏi nhà.
6️⃣ KHI BỊ RẮN LỤC CẮN CẦN LÀM GÌ?
Chuyện quan trọng nhất, đưa nạn nhân ra xa con rắn, đồng thời chụp hình con rắn lại bằng mọi cách có thể, không khuyến khích đập chết và mang theo vì đầu rắn vẫn có thể cắn kể cả khi bị đập chết, còn nếu đập chết, vứt ra vườn mà lúc đó quên xử lý thì sẽ có nạn nhân thứ 2 dẫm trúng.
Đây là các bước cơ bản và cần thiết để xử lý vết cắn của rắn lục đuôi đỏ nói riêng và rắn lục (nhưng không phải con nào cũng màu lục) nói chung:
- Rửa vết thương bằng nước sạch, hạn chế động vào, chỉ đổ nước lên thôi.
- Tuyệt đối KHÔNG GARO, KHÔNG BĂNG BÓ! Nó sẽ làm vết thương tệ hại hơn, các loài rắn lục VN cắn rất ít gây tử vong, nhưng toàn gây hoại tử, thế nên việc băng bó sẽ làm vế thương bị hoại tử nhanh và lan rộng hơn, rất nguy hiểm (thay vì mất một ngón tay mà băng xong mất cả bàn tay chẳng hạn).
- Xé tất cả những ống áo, ống quần gần đó nếu nó quá chật, quá bó, cởi bỏ hết nữ trang, trang sức, đồng hồ,... trên cơ thể nạn nhân.
- Cho nạn nhân nằm cố định một chỗ.
- Trấn tĩnh nạn nhân (nhưng đừng kể chuyện cười, máu sẽ đưa nọc đi nhanh hơn đấy).
- Gọi cấp cứu, đưa nạn nhân vào viện.
Chuyện quan trọng nhất, đưa nạn nhân ra xa con rắn, đồng thời chụp hình con rắn lại bằng mọi cách có thể, không khuyến khích đập chết và mang theo vì đầu rắn vẫn có thể cắn kể cả khi bị đập chết, còn nếu đập chết, vứt ra vườn mà lúc đó quên xử lý thì sẽ có nạn nhân thứ 2 dẫm trúng.
Đây là các bước cơ bản và cần thiết để xử lý vết cắn của rắn lục đuôi đỏ nói riêng và rắn lục (nhưng không phải con nào cũng màu lục) nói chung:
- Rửa vết thương bằng nước sạch, hạn chế động vào, chỉ đổ nước lên thôi.
- Tuyệt đối KHÔNG GARO, KHÔNG BĂNG BÓ! Nó sẽ làm vết thương tệ hại hơn, các loài rắn lục VN cắn rất ít gây tử vong, nhưng toàn gây hoại tử, thế nên việc băng bó sẽ làm vế thương bị hoại tử nhanh và lan rộng hơn, rất nguy hiểm (thay vì mất một ngón tay mà băng xong mất cả bàn tay chẳng hạn).
- Xé tất cả những ống áo, ống quần gần đó nếu nó quá chật, quá bó, cởi bỏ hết nữ trang, trang sức, đồng hồ,... trên cơ thể nạn nhân.
- Cho nạn nhân nằm cố định một chỗ.
- Trấn tĩnh nạn nhân (nhưng đừng kể chuyện cười, máu sẽ đưa nọc đi nhanh hơn đấy).
- Gọi cấp cứu, đưa nạn nhân vào viện.
7️⃣ TUYỆT ĐỐI:
- Không băng bó, garo; garo không bao giờ nên dùng vì có thể tạo ra áp lực đấy nọc độc đến tim và các bộ phận khác nhanh hơn, còn băng thì xài cho rắn hổ và rắn nước.
- Không xài hạt đậu Lào.
- Không thuốc Bắc thuốc Nam, vào thẳng viện!
- Không rạch vết thương vì càng dễ nhiễm trùng hơn, không hút nọc vì khá mất vệ sinh, và nếu người hút có vết thương ở niêm mạc miệng, họng,...v.v thì cũng dính chưởng theo.
- Không chủ quan.
Đã từng có vụ một em nhỏ bị rắn cắn mà xài đậu Lào với trúng cả lang băm, bị hoại tử chân nặng, cho nên bị rắn cắn làm ơn vào bệnh viện giùm.
- Không băng bó, garo; garo không bao giờ nên dùng vì có thể tạo ra áp lực đấy nọc độc đến tim và các bộ phận khác nhanh hơn, còn băng thì xài cho rắn hổ và rắn nước.
- Không xài hạt đậu Lào.
- Không thuốc Bắc thuốc Nam, vào thẳng viện!
- Không rạch vết thương vì càng dễ nhiễm trùng hơn, không hút nọc vì khá mất vệ sinh, và nếu người hút có vết thương ở niêm mạc miệng, họng,...v.v thì cũng dính chưởng theo.
- Không chủ quan.
Đã từng có vụ một em nhỏ bị rắn cắn mà xài đậu Lào với trúng cả lang băm, bị hoại tử chân nặng, cho nên bị rắn cắn làm ơn vào bệnh viện giùm.
8️⃣ VÌ SAO CÓ CÁC THẦY THUỐC NAM, THUỐC BẮC CÓ THỂ CHỮA RẮN CẮN???
Mình phân ra 2 trường hợp: 1 là thầy lang ấy giỏi, nhưng mà phải cực kỳ giỏi, 2 là lang băm gặp may.
- Có những thầy lang cực giỏi với kinh nghiệm và y thuật cực dày dặn có thể chữa được rắn cắn, và mình rất nể phục những thầy như vậy, nhưng với các bài thuốc cổ truyền rất khó để học, cộng với việc những nơi đào tạo thuốc Đông Y không còn phổ biến, càng ngày, nhưng bài thuốc ấy càng bị biến hóa bởi những ông thầy dỏm. Lúc đó mà chữa đc thì chỉ có:
+ 1 là gặp trúng con rắn không độc, nhưng dân gian cứ bảo nó độc, ông thầy chỉ làm đại bài thuốc nào đó gì đó cho có thôi chứ thực ra ổng chả biết đó là gì (trường hợp thường gặp hiện nay, trên báo đã đăng nhiều nên mình sẽ ko nói nữa).
+ 2 là người đó chỉ bị "cắn khô" (dry bite), nghĩa là cắn nhưng không tiêm nọc, và ông thầy vẫn chỉ múa may cho có thôi.
Thôi, mình xin kết thúc bài viết tại đây, vui lòng comment lịch sự.
Ảnh: thainationalparks.com
Mình phân ra 2 trường hợp: 1 là thầy lang ấy giỏi, nhưng mà phải cực kỳ giỏi, 2 là lang băm gặp may.
- Có những thầy lang cực giỏi với kinh nghiệm và y thuật cực dày dặn có thể chữa được rắn cắn, và mình rất nể phục những thầy như vậy, nhưng với các bài thuốc cổ truyền rất khó để học, cộng với việc những nơi đào tạo thuốc Đông Y không còn phổ biến, càng ngày, nhưng bài thuốc ấy càng bị biến hóa bởi những ông thầy dỏm. Lúc đó mà chữa đc thì chỉ có:
+ 1 là gặp trúng con rắn không độc, nhưng dân gian cứ bảo nó độc, ông thầy chỉ làm đại bài thuốc nào đó gì đó cho có thôi chứ thực ra ổng chả biết đó là gì (trường hợp thường gặp hiện nay, trên báo đã đăng nhiều nên mình sẽ ko nói nữa).
+ 2 là người đó chỉ bị "cắn khô" (dry bite), nghĩa là cắn nhưng không tiêm nọc, và ông thầy vẫn chỉ múa may cho có thôi.
Thôi, mình xin kết thúc bài viết tại đây, vui lòng comment lịch sự.
Ảnh: thainationalparks.com
Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất