Trong một vở hài kịch, Chí Tài đố bạn diễn của mình: "Tôi đố anh vừa hát vừa uống nước!".
Trong chương trình ký ức vui vẻ, ca sĩ Đàn Trường đã tâm sự anh đã không có một tuổi trẻ bình thường vì sự nổi tiếng. Anh không thể đi chơi, đi ăn, đi du lịch, yêu đương thoải mái như bao bạn trẻ khác.
Năm 1963, hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu để phản đối sự đàn áp Phật Giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Chính hành động này đã thúc đẩy sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm. Mở ra con đường tồn tại và phát triển cho Phật Giáo.
Đôi khi không phải sự quyết tâm sẽ giúp bạn được làm mọi việc. Bạn đâu thể dùng sự quyết tâm để vừa hát vừa uống nước. Bạn đâu thể có một tuổi trẻ bình thường khi bạn nổi tiếng.
Bạn phải từ bỏ một việc và quyết tâm làm cho được việc còn lại. Đàn Trường sau 20 năm quyết tâm, nỗ lực đã có hơn 1000 tác phẩm ca nhạc.
Quyết tâm và từ bỏ trong nhiều trường hợp không phải là sự đối nghịch lẫn nhau. Có những thứ chúng ta phải từ bỏ vì nó không mang lại kết quả mà ta hướng tới. Trong cuốn sách "Chó sủa nhầm cây" gọi đó là sự từ bỏ chiến lược.
Nếu bạn chọn từ bỏ một thứ, thì thứ đó và hệ quả của nó chính là chi phí cơ hội. Nếu lợi ích của việc từ bỏ lớn hơn chi phí cơ hội thì việc từ bỏ là đúng đắn. Hòa thượng Thích Quảng Đức đã nhận ra mạng sống của ông có thể mang lại lợi ích lớn lao cho Phật Giáo, nên ông đã hi sinh chính thời gian sống của mình.
Nếu chúng ta làm những việc thiếu hiệu quả, không có ích cho mục tiêu của chúng ta thì chi phí cơ hội chúng ta bỏ ra chính là thời gian sống của chính chúng ta. Vậy chi phí cơ hội này có đáng từ bỏ không?