Kết quả hình ảnh cho die freiheit frei zu sein


Chúng ta thường quên chú ý tới việc, tâm lý của những người làm cách mạng thuở đầu được tạo nên từ một sự căm ghét gần như bản năng trước cái mới mẻ, lạ lẫm. Nó một mặt khiến chúng ta rất dễ thích nghi với kiểu lao động hăng say của các nhà khoa học và triết gia thời hiện đại, họ tạo nên những thứ, „chưa bao giờ thấy trước đây, những tư tưởng chưa bao giờ được nhắc tới trước đó.“ Nhưng mặt khác, nhằm mục đích trong quá trình cách mạng không có thứ gì nổi bật hơn sự nhấn mạnh đầy dứt khoát cái mới mẻ - những thứ thực ra vốn được người diễn và người xem lặp đi lặp lại thường xuyên, sự tôn thờ đó phải dựa trên việc chú trọng tới các thứ dường như vừa ý nghĩa vừa long trọng mà chưa từng xảy ra trước đây. Trọng tâm chính và cũng là điểm khó của việc này là lối nói sướt mướt cảm động của thời đại mới , một trật tự thế giới mới – cụm từ vẫn còn có tác dụng tô điểm tờ đô la của chúng ta đến ngày nay, chúng chỉ được phép nổi bật, khi những người diễn trò đi ngược lại mong muốn của bản thân và đã chạm tới „điểm không thể quay đầu lại“.
Điều thực sự xảy ra vào cuối TK18 vì thế như sau: cái nỗ lực khôi phục và hồi sinh luật lệ cũng như đặc quyền cũ lại chảy theo hướng hoàn toàn trái ngược – theo hướng phát triển về phía trước và mở ra một tương lai thách thức mọi nỗ lực tiếp sau nhằm suy nghĩ hay hành động trong hệ chuyển động vòng tròn hay „quay vòng“. Và trong khi khái niệm „cách mạng“ trải qua một sự thay đổi toàn diện trong các quá trình mang tính cách mạng, thì mọi thứ diễn ra với từ „tự do“ dù cũng tương tự vậy nhưng phức tạp hơn rất nhiều. Nếu không một điều gì được cho là tự do ngoài khái niệm cho rằng, nó được hồi sinh „nhờ ân điển của Chúa“, thì những ý tưởng về quyền lợi và tự do đồng thời cũng được giữ nguyên: đó là những quyền những tự do mà chúng ta ngày nay gắn chúng với một nhà nước pháp quyền và thuận theo đó xếp chúng vào quyền công dân. Ở đó, quyền chính trị - nghĩa là quyền tham gia vào những vấn đề chung, không được bao hàm bên trong. Không hề có quyền nào như thế, cũng chưa từng có quyền cho phép người dân góp mặt, xuất hiện nhằm mục đích quản lý nhà nước được ban hành như một kết quả của một cuộc cách mạng thành công. Không hề có „cuộc sống, tự do và sở hữu cá nhân“ nào mang tính cách mạng, chỉ có những tuyên bố về những quyền bất khả xâm phạm của con người, không phân biệt họ ở đâu và họ có hình thái nhà nước nào. Và kể cả trong việc phát triển, mở rộng ra toàn thể nhân loại dựa trên tính cách mạng, thì tự do cũng không có nghĩa gì hơn sự tự do khỏi những xiềng xích bất công, nói chung về cơ bản đều gói gọn trong những thứ tiêu cực. Tự do theo nghĩa của quyền công dân là kết quả của sự giải phóng, nhưng trên thực tế chúng chẳng mang nội dung gì dính dáng tới tự do, trong đó cốt lõi của tự do là sự tiếp cận tới lĩnh vực chung của cộng đồng và tham dự vào sự hình thành nhà nước. Nếu những cuộc cách mạng chỉ đơn thuần đưa ra mục tiêu đảm bảo quyền công dân, thì một sự giải phóng khỏi chế độ là đã đủ vượt quá quyền hạn của họ và xâm phạm tới những luật đang hiện hành. Và quả thực những cuộc cách mạng của TK 18 đều bắt đầu với lời kêu gọi chính phủ tuân thủ những quyền lợi cũ, đã được thông qua, có sẵn. Điều này sẽ trở nên phức tạp hơn nếu như cuộc cách mạng đề cập đến tự do và giải phóng, và vì sự giải phóng là điều kiện tiên quyết để tự do – mặc dù tự do không thể là kết quả hiển nhiên từ giải phóng. Và sẽ rất khó khăn để ta quyết định được đâu là nơi chấm dứt cái mong muốn giải phóng, nghĩa là mong muốn thoát khỏi sự kìm kẹp cai trị, và đâu là nơi nảy mầm cái khát khao tự do, nghĩa là bắt đầu sống cuộc đời mang tính chính trị. 

Điều tối quan trọng là, một sự giải phóng khỏi gông cùm đàn áp cũng có thể đạt được trong một thể chế nhà nước quân chủ ( nhưng không phải bạo chúa), nhưng ngược lại  quyền tự do có đời sống chính trị lại yêu cầu một hình thức nhà nước mới, hoặc tốt hơn.

 Nó đòi một hiến pháp của nhà nước cộng hòa. Thực chất các sự kiện cũng chẳng khẳng định được thêm điều gì rõ ràng hơn lời phát biểu chiêm nghiệm của Jefferson, rằng „cuộc đấu tranh của thời đại đó“ chính là „những xung đột có nguyên tắc giữa phe ủng hộ nhà nước cộng hòa và phe bênh vực nhà nước quân chủ“. Sự ngang hàng của một nhà nước cộng hòa với tự do và lòng tin rằng chế độ quân chủ là một hình thức đầy tội ác, thích hợp cho những kẻ sống nô lệ (quan điểm này được lan truyền mạnh mẽ khi cuộc cách mạng bắt đầu) thật ra vốn không hề tồn tại trong suy nghĩ của những nhà làm cách mạng. Tuy nhiên, kể cả khi họ đặt mục tiêu là một nền tự do kiểu mới, thì sẽ thật khó để thú nhận rằng họ trước đó chẳng có ý niệm gì về chúng. Ngược lại, đây lại là một niềm say mê cho sự tự do chính trị mới (thứ vẫn chưa bị đồng nhất với chế độ cộng hòa). Nền tự do đó khích lệ họ và khiến họ luôn trong tư thế sẵn sàng kích động một cuộc cách mạng mà không cần biết chính xác thứ mình đang làm là gì.
Tất thảy những cuộc cách mạng có thể mở rộng cánh cửa chào đón quần chúng và dân nô lệ -  les malheureux, les misérable, les damnés de la terre ( những kẻ bất hạnh, buồn khổ, bị đày đọa trên thế giới) theo cách gọi trong bài phát biểu bay bổng của CM Pháp, không có cái nào trong số đó được khơi mào bởi lực lượng kể trên. Và cũng chẳng có cuộc cách mạng nào lại là kết quả của những âm mưu, những hội kín hay các đảng phái bộc lộ rõ tính cách mạng. Nói chung, một cuộc cách mạng sẽ trở nên bất khả thi, nếu quyền lực của chỉnh thể nhà nước vẫn còn nguyên dưới điều kiện: là khi ta vẫn có thể tin tưởng rằng lực lượng vũ trang tuân thủ thẩm quyền của nhà nước. Một cuộc cách mạng không phải là một câu trả lời bức thiết mà là một lựa chọn cho sự thất bại của một chế độ, nó không phải là nguyên nhân mà là hệ quả của sự suy yếu quyền lực chính trị. Bất cứ nơi nào mà quá trình giải quyết khủng hoảng có thể được tiến hành suôn sẻ - thông thường là trong một khoảng thời gian dài, thì ở đó sẽ có lực lượng quần chúng đông đảo sẵn sàng cùng nhau lật đổ chế độ và muốn đứng lên nắm quyền. Những cuộc cách mạng trong giai đoạn đầu nổ ngòi đều tỏ ra thành công đáng kinh ngạc, và nguyên nhân của nó là những người được cho là „làm“ cách mạng, không lên „nắm“ quyền lực, mà họ được tập hợp từ đường phố.
Nếu những người đàn ông của cách mạng Mỹ và Pháp trước những sự kiện sinh tử luôn mang trong mình niềm tin sâu sắc nhưng rốt cuộc cuối cùng lại chia rẽ nó rồi nhóm chúng lại thành một thứ khác, vậy thì thứ đó chính là một khát vọng cháy bỏng được góp mình vào trong những sự kiện tập thể, và một sự chán ghét không hề nhỏ đối với thói đạo đức giả, ngu ngốc trong một „xã hội tốt đẹp“ – thêm vào đó là một tình cảnh bất lực và một thái độ khinh miệt có phần lộ liễu tới sự tầm thường của các vấn đề thuần túy riêng tư. Những xúc cảm tư tưởng vô cùng khác biệt này được khuấy động từ đâu, câu hỏi này đã được lý giải hoàn toàn chính xác bởi John Adams, khi ông nói rằng „Cuộc cách mạng vốn đã hoàn thiện mình xong trước khi cuộc chiến tranh độc lập bắt đầu“, nhưng không phải vì tinh thần tràn trề hứng khởi làm cách mạng, sẵn sàng nổi dậy đang rạo rực trùm lên mọi thứ, mà là vì người dân của những nước thuộc địa đã được tập hợp lại thành một khối xã hội thống nhất thông qua những điều luật (cái thể thống nhất đó chính là bản chất của chính trị) tới chừng nào họ còn có quyền „tập hợp lại trong tòa thị chính“ để „bàn về những vấn đề chung“; vì chính trong những cuộc họp của các thành phố và các quận huyện, những luồng tư tưởng của dân chúng được hình thành một cách căn bản.“  
Ở Pháp, đương nhiên không có gì có thể đặt lên bàn cân so sánh với những cơ quan chính trị ở nước thuộc địa, tuy nhiên cả hai nơi đều có cùng chung thái độ; cái mà Tocqueville miêu tả là „đam mê“ và „thị hiếu“ ở Pháp thì ở Mỹ là một trải nghiệm hiển nhiên ngay từ khi bắt đầu chính sách thuộc địa hóa, về cơ bản là từ khi ký kết hợp đồng Mayflower – thứ giống như một ngôi trường thật sự của quan điểm và tự do công cộng. Trước những cuộc cách mạng người ta thường gọi những người trên hai phía của biển Atlantic là hommes de lettes và tả họ là những người giành thời gian rảnh của bản thân để duyệt qua những thông tin còn sót lại của thời cổ đại, nghĩa là đối mặt với lịch sử nhà nước La Mã, không phải vì họ bị mê hoặc bởi quá khứ đó, xem nó như thứ gì đó lãng mạn mà vì muốn khôi phục những học thuyết chính trị về cả mặt tinh thần hay thể chế - thứ đã bị che khuất mất bởi truyền thống hàng trăm năm của Thiên Chúa giáo hay phân nửa đã bị phủ bụi thời gian. „Thế giới trở nên trống rỗng từ thời Lã Mã, chỉ ký ức về chúng cho tới ngày nay vẫn là lời tiên tri của tự do“, Saint-Just thốt lên, và ngay trước ông, Thomas Paine đã dự đoán là: „Mỹ sẽ vươn lên bành trướng trên quy mô lớn nhất, trở thành một Athen thu nhỏ.“
Nếu chúng ta muốn biết liệu thời cổ đại đóng vai trò như thế nào trong lịch sử các cuộc cách mạng, ta buộc phải hồi tưởng tới lòng hứng khởi phấn khích trước „trí tuệ thế giới cổ đại“ mà Harrington và nền độc tài của Milton Cromwell hết mực hoan nghênh, đồng thời nhớ lại cách thái độ nhiệt huyết này đã được hồi sinh trong cuốn sách của Montequieu Considérations sur les causes de la grandeur des Romains et de leur décadence (những quan sát về các nguyên nhân dẫn đến sự vĩ đại của người La Mã và sự lụi tàn của dân tộc này) như thế nào. Nếu không có hình mẫu cổ điển về chính trị là gì và ý nghĩa của việc tham gia vào vấn đề của chung tới hạnh phúc nhân loại, thì sẽ không một người nào trong cách mạng có đủ dũng khí làm những điều chưa từng có trong tiền lệ. Nhìn dưới con mắt lịch sử, điều này cũng giống như việc từ lúc hồi sinh nền cổ đại trong thời đại Phục hưng, chúng ta nhận thức được một giới hạn mới cho cuộc sống, như việc cái hứng khởi trước nền cộng hòa ngắn ngủi ở Ý bị dẫm đổ bởi sự lớn mạnh của chủ nghĩa dân tộc đã đi tới chỗ chết để nhằ giúp cho những quốc gia Châu Âu có thêm thời gian trưởng thành dưới sự giám hộ tuyệt đối của các vị vua chuyên quyền và những tên bạo chúa, từ đó trở nên tự chủ.