Kết quả hình ảnh cho die freiheit frei zu sein


Tôi e là, chủ đề mà hôm nay tôi đề cập đến - xấu hổ thay - vẫn còn mang tính thời sự. Trong khi những cuộc cách mạng đã trở thành những sự kiện diễn ra hàng ngày, bởi cùng với cái chết của chủ nghĩa Đế quốc, rất nhiều dân tộc đã vươn lên để đứng vào hàng ngũ độc lập, ngang bằng với các cường quốc trên thế giới – điều mà quy luật tự nhiên và Đấng Sáng tạo cho phép. Vậy nên, giống như việc „xuất ngoại“ các ý tưởng của một quốc gia vốn vẫn nằm dưới đáy của thế giới chính là một hệ quả lâu dài của sự bành trướng chủ nghĩa Đế quốc, thì cái kết của chủ nghĩa này dưới áp lực của chủ nghĩa dân tộc dẫn đến việc ý tưởng về cách mạng lan đi khắp năm châu bốn bể.
Tất cả những cuộc cách mạng chống phương Tây, từ phi bạo lực đến bạo lực, đều có đặc trưng của một cuộc cách mạng truyền thống phương Tây. Hoàn cảnh hiện tại thúc đẩy một chuỗi những cuộc cách mạng sau Thế chiến I ở châu Âu. Kể từ đó – hay thậm chí là sau Thế chiến II – chẳng có thêm điều gì được hiểu sâu hơn ngoài lối tư duy rằng : sau thất bại trong một cuộc chiến giữa các thế lực còn trụ lại được (nghĩa là không bị kiệt quệ hoàn toàn), sẽ dẫn đến sự thay đổi cách mạng trong hình thái nhà nước (khác với lật đổ và hình thành một cơ chế chính trị mới). Tuy nhiên, điều này dựa trên một yếu tố là những cuộc chiến dưới cái nhìn chính trị trở thành câu hỏi về sống và chết, thậm chí trước cả khi công nghệ kỹ thuật phát triển thì những xung đột chảy máu giữa các cường quốc theo nghĩa đen đã tạo nên một cuộc chiến giữa sự sống và cái chết. Đây không phải là một điều hiển nhiên, nó đã được bộc lộ qua việc giới lãnh đạo trong cuộc chiến giữa các nước giờ đây lại tỏ ra rằng mình cũng đang tham gia vào các cuộc nội chiến. Và những cuộc chiến nhỏ diễn ra vào cuối TK 20 – Korea, Algeria, Vietnam – rõ ràng là những cuộc nội chiến có sự tham gia của các đế quốc, bởi một cuộc cách mạng hoặc đã đe dọa đến bộ máy kiểm soát, cai trị hoặc tạo nên một „khoảng không quyền lực“ (khi nhà cầm quyền đương thời bị lật đổ nhưng chưa tìm được thay thế) vô cùng nguy hiểm. Trong những trường hợp đó, không có cuộc chiến nào dẫn đến cách mạng cả. Trong những thời cơ được chuyển giao từ chiến tranh sang cách mạng, một vài trường hợp (chứ không phải là tất cả) sẽ nổ ra can thiệp quân sự. Giả như ta bỗng nhiên quay lại thế kỷ 18, nó giống như việc cuộc cách mạng Mỹ đã khơi mào cuộc chiến chống lại khối liên kết các nhà nước quân chủ Châu Âu.
Một lần nữa, kể cả trong những hoàn cảnh lịch sử tách biệt, những can thiệp quân sự tỏ ra vô dụng trong việc gây cản trở hiện tượng chuyển giao đó - về mặt kỹ thuật hay thậm chỉ là ở các phương diện khác. Trong những năm cuối TK 20, vô số các cuộc cách mạng phải gánh lấy kết cục tang thương, nhưng lại chỉ có rất ít bị đánh bại bởi sự chiếm quyền đến từ những công cụ bạo lực hùng mạnh. Ngược lại, các can thiệp quân sự, kể cả khi chúng thành công đi chăng nữa, thì vẫn thường bộc lộ rõ ra sự bất lực của nó trong việc tái thiết lập ổn định và lấp đầy cái „khoảng trống quyền lực“. Bản thân một cuộc chiến cũng không thể đặt niềm tin nơi chính phủ vào sự ổn định của một ví trí đầy rẫy những xáo trộn, sự liêm chính của một vị trí đầy nhũng nhiễu, độc tài cũng như vào vị trí của sự phân rã, giải thể.
Một sự khôi phục – kết quả của một cuộc cách mạng không bị „đứt gánh giữa đường“ theo thông lệ sẽ ít nhiều giống như một màn khói mỏng manh và rõ ràng không bền vững, ở đó quá trình sụp đổ vẫn tiếp tục diễn ra trong im lặng. Mặt khác, những bộ máy chính trị mới lập, giàu hiểu biết và tỉnh táo lại có được một tiềm năng vô cùng lớn để tái lập sự ổn định lâu dài trong tương lai, giống như nền cộng hòa của Mỹ đã thể hiện; vấn đề cốt lõi đương nhiên nằm ở chỗ rằng một cuộc cách mạng được gọi là thành công vô cùng hiếm hoi. Thậm chí trong thế giới này nay, ở đó, ở cả hai mặt sáng tối, cách mạng trở thành một sự kiện ý nghĩa nhất và phổ biến nhất – và điều này sẽ tiếp tục phát triển trong vài thập kỷ tiếp theo nữa, và nó sẽ trở nên thông minh hơn và cả hợp lý hơn rất nhiều, nếu như chúng ta bớt khoe khoang hoài, rằng là ta là một trong những đất nước hùng mạnh bậc nhất thế giới, thay vào đó chúng ta nói rằng kể từ khi thành lập nên nền cộng hòa này, chúng ta đã được sống trong một mức ổn định đặc biệt và sự ổn định này chính là kết quả trực tiếp của cuộc cách mạng năm xưa. Bởi sự cạnh tranh hơn thua giữa các cường quốc chẳng hề được quyết định qua một cuộc chiến mà nó được định đoạt một cách dài hạn hơn qua việc xem xét xem bên nào hiểu tốt hơn cách mạng là gì và cái gì đang bị đe dọa trong cuộc chơi này.
Tôi cho là, muộn nhất là từ thất bại trong sự kiện vịnh Con lợn (một vịnh thuộc Cuba, nơi diễn ra cuộc chiến nhằm lật đổ chính quyền cộng sản do Fidel Castro đứng đầu của những người lưu vong) sẽ không ai có thể tiếp tục che giấu sự thực rằng, chính sách đối ngoại của đất nước này từ đầu không hề biết cách đánh giá hoàn cảnh cách mạng hay cách lý giải động lực của phong trào cách mạng. Mặc dù sự thất bại của cuộc xâm lăng trên vịnh Con lợn thường bị gắn cho những thông tin sai lệch hoặc được coi là sự thất bại của một nhiệm vụ bí mật, nhưng thực chất nguyên nhân của nó sâu xa hơn nhiều. Sai lầm nằm ở chỗ, người ta đã không hiểu được, nếu người dân nghèo trong một nước kém phát triển với chỉ số tham nhũng chạm đến mức băng hoại, bỗng nhiên „bị“ giải phóng, không phải khỏi đói nghèo mà khỏi sự mông lung và từ đó thoát khỏi sự khó hiểu của tình trạng sống khổ sở - chúng có ý nghĩa gì; nếu người dân nhận ra rằng đây là lần đầu tiên cuộc đời họ được đưa ra tranh cãi và nếu như họ được mời đến dự buổi thảo luận đó, thì chúng có ý nghĩa gì; và nếu như họ mang những thứ hoàn toàn xa lạ trở về quê hương mình và nói với người dân rằng: con đường này, tòa nhà này, nơi này, tất cả đều thuộc về các bạn, đó là sở hữu của các bạn vì vậy nên cũng là niềm tự hào của của bạn, thì được gọi là gì. Điều đó, hay ít nhất là tương tự như thế, đã xảy ra lần đầu tiên trong cuộc CM tư sản Pháp.
Kỳ lạ thay, có một người đàn ông luống tuổi đến từ Đông Phổ - một nhà triết học, một người yêu tự do, người không bao giờ rời khỏi vùng quê Königsberg của mình. Ông không được biết đến bởi những tư tưởng nổi loạn dễ hiểu. Immanuel Kant đã từng nói: „bởi một hiện tượng tương tự thế nếu lặp lại sẽ không bao giờ bị lãng quên trong lịch sử nhân loại.“ Và thật sự nó không hề trôi vào quên lãng, mà ngược lại còn đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử thế giới. Tương tự, nếu như rất nhiều cuộc cách mạng kết thúc trong nền chuyên chế, thì nó sẽ làm người ta luôn liên tưởng tới câu nói của Condorcet „Cái từ mang tính cách mạng (…) do đó chỉ nên dùng trong những cuộc cách mạng mà mục đích của chúng là tự do“.
Như những khái niệm khác trong các từ vựng mang tính chính trị của chúng ta, từ Cách mạng được sử dụng theo nghĩa phổ quát mà ít khi để ý tới nguồn gốc của từ hay thời điểm lịch sử mà lần đầu tiên nó được sử dụng trong một hiện tượng chính trị nhất định. Ẩn sau cách sử dụng đó thường có những giả thiết rằng những sự kiện liên quan đến khái niệm đó cũng lâu đời như bộ nhớ của nhân loại, không quan trọng khi nào và tại sao khái niệm đó xuất hiện lần đầu tiên. Việc nỗ lực sử dụng từ sao cho đúng cách thức rất quan trọng, đặc biệt là khi chúng ta nói về „chiến tranh và cách mạng“, bởi từ chiến tranh thực chất cũng lâu đời như lịch sử loại người được ghi chép lại. Nó sẽ hơi khó khăn để dùng từ „chiến tranh“ theo nghĩa khác ngoài nét nghĩa phổ quát, bởi vì màn ra mắt của nó không gắn với thời gian hay không gian cụ thể nào, nhưng thứ tạo nên cách sử dụng bừa bãi của từ „cách mạng“ lại không hề gắn với lý do kiểu đó.
Trước hai cuộc cách mạng lớn cuối TK 18 và trước cả khi xuất hiện lớp nghĩa đặc biệt mà từ „cách mạng“ có được, khái niệm này trong kho từ vựng các tư tưởng cũng như thực tiễn chính trị đều không có vai trò gì thực sự đáng kể. Nếu khái niệm này được sử dụng, ví dụ như vào TK 17 thì ắt hẳn nó sẽ liên quan chặt chẽ với lớp nghĩa gốc thuộc thiên văn học, miêu tả sự vận động vĩnh cửu, khép kín và tuần hoàn của bầu trời; Cách dùng trong lĩnh vực chính trị là một lối ẩn dụ khắc họa một vận động giảm dần đến một điểm được giả định trước, một sự xoay chiều trong một trật tự vốn có, được thiết lập sẵn. Cụm từ này được sử dụng lần đầu không phải để chỉ một cuộc cách mạng nổ ra ở Anh ( và từ đó Cromwell trở thành một kiểu độc tài) mà ngược lại, nó được nhắc đến lần đầu vào năm 1660 nhân dịp tái thiết lập nền quân chủ sau khi nghị viện Rump tan rã. „Cuộc cách mạng vinh quang“ chính là sự kiện góp phần tạo nên một chỗ đứng cho khái niệm „cách mạng“ trong hệ từ vựng chính trị lịch sử, nhưng mặt khác lại không hề mang nghĩa cách mạng như hiện nay mà được xem như một sự khôi phục quyền lực của nhà vua. Ý nghĩa thật sự của từ cách mạng trước những sự kiện cuối TK 18 có lẽ được bộc lộ rõ ràng nhất trong dòng chữ được khắc trên con dấu lớn của Anh vào năm 1651, theo đó sự chuyển đổi đầu tiên từ nền quân chủ sang nhà nước cộng hòa trên hết đã „phục hồi lại nền tự do dưới ân sủng của Chúa“
Cái thực tế rằng từ „cách mạng“ có nghĩa gốc là khôi phục còn chứa đựng nhiều hơn cả một sự kỳ lạ về ngữ nghĩa. Bản thân những cuộc cách mạng của TK 18 đều sẽ không thể lý giải nếu người ta không biết được rằng, cách mạng đầu tiên được nổ ra với mục tiêu là hồi phục và nội hàm bên trong nó là tự do. Ở Mỹ, những người đàn ông của cách mạng, theo lời của John Adam „ được chỉ thị chống lại kỳ vọng của chính họ và chống lại thiên hướng của họ“; điều này cũng xảy ra tương tư ở Pháp, nơi mà giá như ngay từ đầu người ta tin vào Tocqueville, rằng „mục đích của cuộc cách mạng sắp tới đây không phải là nhằm đảo chính chế độ cũ, mà là tái thiết lập nó“. Và khi những thành phần tham gia trong quá trình cả hai cuộc cách mạng nhận ra rằng họ đã tin tưởng vào một cam kết hoàn toàn mới và không dễ mà quay trở lại thuở trước nữa, là khi từ „cách mạng“ theo đó khoác lên mình lớp nghĩa mới, thì theo Thomas Paine – người tiếp tục giam giữ linh hồn của một thời đại cũ, ông đã gọi cuộc CM Mỹ và Pháp là „phản cách mạng“. Ông muốn bảo vệ những sự kiện đặc biệt khỏi sự nghi ngờ rằng chúng đã tạo nên một khởi đầu hoàn toàn khác, và chúng đã giải phóng quyền lực khỏi sự méo mó, sứt mẻ mà những sự kiện này không tránh khỏi bị „tổn thương“ từ nó...