P/s: Cũng như bài viết trước thì trong bài viết này mình cũng hy vọng mọi người để lại cho mình những cái feedback ở phần bình luận nhé. Bài viết này mang tính hàn lâm nên mình sẽ viết nó với thật nhiều cảm xúc của bản thân để tránh các bạn buồn ngủ khi đọc nó.

A. Lý thuyết

Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao đôi khi chúng ta thường để dành miếng ngon đến cuối buổi ăn không? Hay các buổi biểu diễn âm nhạc thì thường các đơn vị tổ chức sắp xếp các nhóm nhạc không quá nổi bật biểu diễn trước các nhóm nhạc nổi tiếng như Blackpink không? Đó chính là do hiệu ứng tâm lý của quy tắc đỉnh - kết này mang lại đấy.
Quy tắc đỉnh - kết này do nhà tâm lí học Daniel Kahneman đúc rút khi nghiên cứu về trí nhớ của con người. Quy tắc này cho rằng bộ não của chúng ta luôn ưu tiên ghi nhớ điểm đỉnh và điểm cuối của 1 sự kiện. Nó giống như... các cuộc thi hoa hậu vậy. Mặc dù cuộc thi mang tính chất tìm kiếm một người phụ nữ vừa đủ nhan sắc cũng như trí tuệ và phẩm chất tốt đẹp để đăng quang vương miện nhưng trước khi đến phần kiểm tra khả năng năng lực ứng xử thì họ bị soi rất nặng nề về ngoại hình, đặc biệt là số vòng 1 và vòng 3 cứ hiện trên truyền hình trực tiếp toàn quốc vậy...
Lí giải tại sao bộ não lại có cách hoạt động như vậy là bởi vì bộ não không muốn phải tốn nhiều năng lượng để ghi nhớ toàn bộ sự kiện. Nó cũng giống như mấy cháu hay chơi trò học tủ văn ấy, mấy cháu nhác học nên đã "thử thách khả năng tiên tri" của bản thân đoán văn bản sẽ ra trong đề văn để đỡ phải học nhiều. Kết quả là...
Thôi, ta tiếp tục nào. Bộ não coi đó cách nhanh nhất để nhớ một sự kiện nào đó. Bởi vì khi đến thời điểm cao trào hoặc đoạn kết của một sự kiện thì lúc đó cảm xúc sẽ dâng cao nhất. Nhớ keyword: "Cảm xúc". Khi cảm xúc dâng cao thì nó sẽ kích hoạt 2 bộ phận của não bộ: hồi hải mã và vỏ não trước trán. Mà 2 bộ phận này có nhiệm vụ ghi nhớ thông tin của con người. Nên các bài viết về cách ghi nhớ kiến thức trên Google đều nói về 2 bộ phận này rất nhiều.
Nói xong sơ qua về lí thuyết rồi đấy, bây giờ chúng ta đi qua phần ứng dụng nào.

B. Ứng dụng

P/s: Mình hiện tại cũng không biết nên viết theo kiểu bố cục gì nữa vì phải hoàn thành trước deadline của bản thân nên sẽ viết theo dạng đặt câu hỏi và trả lời theo bản chất lý thuyết phần trên. Giống như các bài tập trong sách giáo khoa vậy. Nếu các bạn có cách viết khác thì hướng dẫn mình với, pờ lít...
1. Tại sao chúng ta thường để dành miếng ngon vào cuối buổi ăn?
Chính vì cách bộ não ghi nhớ theo kiểu đỉnh - kết như vậy thì nó sẽ luôn ưu tiên cái kết thật viễn mãn nhất có thể. Nên nó sẽ muốn chúng ta để dành miếng ngon ở phần cuối để ghi nhớ thông tin cho dễ và có ký ức đẹp đẽ về buổi ăn đó.
2. Tại sao các nhóm nhạc nổi tiếng như Blackpink lại được các đơn vị tổ chức show diễn sắp xếp vào cuối buổi diễn để trình diễn?
Đó là vì nếu sắp xếp mấy nhóm nhạc đó vào cuối buổi diễn thì cảm xúc của khán giả sẽ dâng cao và có cảm nhận tốt về màn trình diễn đó. Theo quy tắc đỉnh - kết thì bộ não sẽ nhớ phần cuối sự kiện đó và từ đó bộ não đánh đồng 1 cái kết tốt = 1 buổi diễn tốt.
Từ đó khán giả sẽ bỏ qua những lỗi của ban tổ chức như chậm trễ, đông đúc hay bất kì lỗi nào mà đánh giá tích cực về buổi biểu diễn đó. Nghe hợp lí đấy chứ!
3. Tại sao chúng ta khi học bất kỳ thứ gì thì chỉ nhớ một số mốc quan trọng?
Bởi vì chúng ta chỉ nhớ những gì mà chúng ta có cảm xúc mãnh liệt về nó( đỉnh) và phần kết của bài học đó. Vì vậy cách học hiệu quả nhất là học trước phần mà chúng ta cảm thấy hứng thú rồi dần dần học những phần mà chúng ta cảm thấy nhàm chán để lấy đà học. Lưu ý: không phải là học môn mà mình thích rồi học học môn mà mình ghét, điều này chỉ làm phản tác dụng. Mà là chọn phần hoặc chương mà mình cảm thấy thích học trong môn học (cho dù kể cả môn mình ghét thì vẫn sẽ có phần mà mình thích thôi) đó để làm bàn đạp hứng thú học các phần tiếp theo.
P/S: Mình cũng muốn viết thêm nhiều ví dụ mà mình cảm thấy có thể liên hệ được nhưng mình cảm thấy viết ra sẽ không ổn về mặt logic của bài viết nên mình sẽ không viết nữa. Khi mình viết ví dụ thứ 3 về học tập thì mình cảm thấy cũng không ổn lắm rồi nên càng viết dài thì bài viết sẽ như kiểu bãi rác ấy. "Thơm" lắm phải không!!!
Thôi thì mong các bạn sẽ phản biện lại với mình trong bài viết này và đặc biệt chú trọng phản biện về mặt logic của ví dụ 3. Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết này nhé!
SEE YOU AGAIN!!!