Câu hỏi gốc: Bạn muốn chia sẻ thứ gì mà bạn mới học gần đây?
Trả lời bởi Julia Kvach, Một người Nga chơi Instagram ở Trung Quốc

Đó là quy luật 80/20. Nó rất, rất rắc rối, rắc rối hơn tôi từng nghĩ rất nhiều.
Trước khi tôi mổ xẻ vấn đề, hãy chắc là chúng ta đều hiểu về thứ này. Đầu tiên, quy luật 80/20 là gì (còn được biết đến với tên nguyên lý Pareto)
Gotta love that beard - it reminds me of that metallic sponge used only for really tough dishes.
Vilfredo Pareto là một thiên tài người Ý - ông từng sở hữu những chức danh mà nghe qua giống những công việc trong mơ mà một người mẹ Ấn Độ thường kì vọng với những đứa con của họ: ông là một kỹ sư, một nhà xã hội học, một nhà kinh tế học, một nhà chính trị học VÀ là một nhà triết học.
Mặc dù phải bận rộn làm tất tần tật các công việc trên, ông vẫn thành công trong việc tìm ra vài thứ thú vị: thu nhập không được phân bố đều nhau. Thay vì đi theo quy luật phân bố bình thường, với một lượng lớn người có mức thu nhập trung bình, nó nghiêng về phía người giàu một cách nặng nề.
Trong thực tế, 20% người giàu nắm giữ gần như 80% tổng tài sản.
20% of people, 80% of the wealth - 80% of people, 20% of the wealth.
Điều đáng nói ở nguyên lý Pareto là cách nó được áp dụng rộng rãi cho hầu hết mọi trường hợp. Nghĩ về nó mà xem - 20% thời gian của bạn ở chỗ làm là để thanh toán 80% chi tiêu của bạn ( ví dụ như 20% thời gian làm việc với 80% thời gian lẩn thẩn trên Quora). 20% bộ phim cho 80% số vé bán ra. 20% của cái áo được mặc 80% thời gian.
Chỉ để cho vui thôi, tôi gõ nguyên lý Pareto trên google hình ảnh và đây là kết quả" 
The last one is my favorite.
Quy luật 80/20 ở khắp mọi nơi. Bạn càng tìm sẽ càng thấy nó hiện hữu nhiều hơn.
Thấy chứ, ngầu ra phết phải không?
KHÔNG.
Hóa ra, đây là nơi tôi chỉ loanh quanh ở bề mặt. Đây là nơi tôi thường dừng lại. Rất nhiều năm, tôi không đi đào sâu vào nó mà chỉ đơn giản chấp nhận nó như đã từng.
Nhưng gần đây, tôi nhận ra quy luật 80/20 nó sâu hơn nhiều.
Quay lại ví dụ thứ nhất, về sự phân bố tài sản ở Mỹ, và chỉ nhìn vào 20% người giàu. Thấy gì hay không?
IT’S A HIDDEN 80/20 LAW!
20% của 20% của người giữ 80% tài sản giữ 80% tổng tài sản.
Nghĩa là 4% của tất cả các cá nhân giữ 64% tổng tài sản.
Nhưng đợi đã, nhìn vào phần 4% nào. Có lẽ nào…? 
IT’S ANOTHER FREAKIN’ 80/20 LAW!!!!
20% của 20% của 20% của tất cả giữ 80% của 80% của 80% tổng tài sản, nghĩa là 0.8% tổng số ngưỡi nắm giữ hơn một nửa số tài sản.

Đây là lí do tôi nói nguyên lý 20/80 thật tuyệt vời – cung cấp cho bạn một nhóm đủ lớn, bạn có thể áp dụng nó liên tục.
Áp dụng nó 10 lần với dân số thế giới, bạn sẽ nhận ra rằng 768 người nắm giữ 10% tổng tài sản. Đáng nói đấy, bởi vì, bạn biết đấy,  mấy ông này:
Soon to feature Julia Kvach!

Định luật 80/20 không hề ngớ ngẩn – nó hoạt động như một định lý đầy quyền lực.
Thử nghĩ về tất cả những ví dụ tôi đã nhắc đến mà xem, nhưng giờ áp dụng nó thật nhiều lần:
- Có một trăm cái giày? Một trong số chúng được đi nhiều hơn 50% tổng thời gian.
- Muốn làm việc hiệu quả hơn? 4% thời gian làm việc tạo ra 64% tổng hiệu suất.
- Muốn có nhiều upvote? Gia nhập vào 0.2% người dùng Quora, số người mà thu hút 41% lượng upvote.
Tâm trí tôi kiểu BOOMMMMMM!
Giờ tôi đang nghiên cứu để 4% của lượng thời gian siêu hiệu quả của tôi hiệu quả hơn nữa.
Thay vì cố cải thiện mọi thứ (urgh, quá tốn sức), giờ tôi đang cố để cải thiện những thứ nhỏ bé nhưng lại mang những ảnh hưởng trái ngược.
Giờ tôi đã có lời bào chữa tuyệt nhứt để kéo dài giờ ăn trưa.
Poka Poka,

Bài dịch của Lê Hải Kha được đăng tại group Quora Việt Nam.