Quang Hải trở về Công an Hà Nội: Liệu bóng đá Việt Nam có cơ hội phát triển?
đây là bài viết ngẫu hứng chia sẻ quan điểm các nhân về thương vụ Quang Hải liên hệ với tình trạng bóng đá Việt Nam hiện nay.
Trong tập 16 của Blue Lock, khi Jinpaichi Ego họp với Liên đoàn bóng đá Nhật Bản về dự án Blue Lock gây ra tranh cãi ở khắp Nhật Bản có nói rằng những người lãnh đạo của Liên đoàn chỉ tìm cách khai quật những viên ngọc thô rồi thổi phồng họ lên thành thiên tài, từ đó kiếm lời từ việc bán áo đấu và làm thương mại. Rồi khi những "thiên tài" này bước ra nước ngoài và không gặt hái được thành công thì họ lại đổ lỗi cho bất đồng ngôn ngữ và khó hòa nhập với cuộc sống mới tại nền văn hóa mới. Chính vì lẽ đó mà Jinpaichi Ego tin rằng dự án Blue Lock của mình chính là giải pháp tối ưu nhất để có thể đào tạo ra Tiền đạo số 1 Thế giới.
Chắc hẳn rất nhiều người hâm mộ anime đều đã không còn xa lạ gì với Blue Lock, được phát hành dưới dạng truyện tranh và series đang nổi đình nổi đám về mảng anime bóng đá. Đặc biệt là sau chiến dịch World Cup 2022 có thể nói là cực kì phi thường của đội tuyển Nhật Bản, người ta bắt đầu tìm hiểu kĩ hơn về bộ truyện tranh này bởi những nét tương đồng đến khó tin của bộ truyện tranh với hành trình của đội tuyển xứ mắt trời mọc ngoài thực tế. Và quả thực là đã có một dự án như vậy ở Nhật Bản, tuy không phải là Blue Lock nhưng rõ ràng là khi nhìn vào bảng kế hoạch của họ chúng ta sẽ cảm thấy rất bất ngờ khi họ đã đề ra cả chiến lược cho việc đăng cai World Cup vào năm 2050 rồi lên ngôi vô địch. Đúng là chỉ có Nhật Bản mới có thể nghĩ ra những điều phi thường như vậy.
Quay trở lại với câu chuyện của bóng đá Việt Nam, sự trở lại của Quang Hải với V-League đã khiến cho mình bị giật mình với nhưng nét tương đồng đến đáng sợ. Câu chuyện các cầu thủ Việt Nam ra nước ngoài thi đấu hoàn toàn trùng khớp với những gì mà Jinpaichi Ego đã nói với các lãnh đạo Liên đoàn bóng đá Nhật Bản trong tập 16 của Blue Lock. Rất nhiều luận điểm mà Jinpaichi Ego đề cập về cách Liên đoàn đào tạo ra các "thiên tài" hoàn toàn giống với những gì đang xảy ra ở bóng đá Việt Nam. Mình không dám bàn luận về cách các lãnh đạo Liên đoàn làm bóng đá, nhưng xét theo diễn biến mà chúng ta biết qua truyền thông thì sự thành danh của các cầu thủ Việt Nam vốn dĩ là chỉ để lợi dụng sự thành công của các cầu thủ để làm thương mại, chứ thành tích thì cũng không thực sự đáng kể ngoài những thành công ở trong khu vực Đông Nam Á, thậm chí là có phần nào đó thua thiệt khi chúng ta đã đánh mất cơ hội bảo vệ huy chương vàng SEA Games 32 trước Indonesia. Sự quay trở lại của Quang Hải với Công an Hà Nội chính là một ví dụ điển hình cho thực trạng hiện nay của bóng đá Việt Nam. Theo quan điểm cá nhân của mình thì thương vụ này mang tính chất thương mại nhiều hơn là chuyên môn. Và quả đúng như vậy khi trận đấu ra mắt anh đã không để lại dấu ấn nào đậm nét trong trận thua với đội cuối bảng là SHB Đà Nẵng.
Trên đây là một vài quan điểm cá nhân về sự trở lại của Quang Hải với V-League. Tất nhiên là khó có thể khẳng định gì về trình độ phát triển của bóng đá Việt Nam chỉ với một thương vụ. Hơn nữa kinh tế Nhật Bản cũng khác so với kinh tế Việt Nam, họ đã đi trước chúng ta rất nhiều. Trong khi chúng ta vẫn đang loay hoay tìm ra lối chơi phù hợp cho đội dưới trướng HLV ngoại mới thì họ đã xây dựng được một đội hình có lối chơi rất khoa học và kỉ luật với HLV nội và dàn cầu thủ cực kì chất lượng về mặt chuyên môn và đã tạo ra rất nhiều khoảnh khắc tại đấu trường World Cup. Chúng ta không nhất thiết phải học theo Nhật Bản bởi nếu xét về chuyên môn thì Việt Nam cũng có thành công trong bóng đá, nhưng mà là bóng đá nữ và Futsal. Nếu có thể xây dựng được một chiến lược mà có thể khiến cho bóng đá nam thành công như Futsal và bóng đá nữ thì mình tin rằng bóng đá Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất