Sao chép từ một người là ăn cắp chất xám; sao chép từ nhiều người là nghiên cứu - John Milton
13 Cách Sửa Lỗi Không Thể Copy/ Paste trong Windows 10, 8.1, 7

Sự sao chép từ lâu được xem như là một trong những điều kiêng kị; kể cả trong giới học thuật lẫn sáng tạo. Quan điểm này trở nên cực đoan đến mức ngày càng nhiều người xem nó là 1 sự thất bại dành cho những kẻ đầy say mê đang chập chững bước vào con đường sáng tạo. Những người lành nghề đầy tính đóng góp nhưng cũng không kém phần khắt khe dường như quên mất con đường mình đã đi qua. Vậy nên hôm nay mình muốn trao đổi quan điểm với nhau về việc sao chép trong quá trình phát triển bản thân, và thái độ nên có đối với nó là như thế nào.
1. Mở đầu
  1. Năm 1466, một thiếu niên 14 tuổi được cha mình gửi đến nhà điêu khắc, họa sĩ  Andrea del Verrocchio của thành Florence. Tại đây, chàng trai trải qua 6 năm sao chép cũng như gia công các tác phẩm của những người có thâm niên hơn để mài giũa các kỹ năng của mình như chế tác kim loại, xử lý đồ da, làm mộc, vẽ tranh và cả điêu khắc. Ở tuổi 20, người thanh niên Leonardo da Vinci trở thành thành viên của Hội đoàn Thánh Luke.
  2.  Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni, hay ngắn gọn là Michelangelo, sinh năm 1475 ở Tuscany. Ông được gia đình gửi đến Florence để học hành từ rất sớm. Nhưng cậu bé Michelangelo không tìm thấy hứng thú ở việc học trong trường lớp. Thứ làm cậu mê mẩn hàng giờ đồng hồ là việc sao chép lại các bức tranh ở các nhà thờ, cũng như đục đẽo mô hình nhỏ của các bức tượng lớn bằng đục và búa. Mười ba tuổi cậu được  Domenico Ghirlandaio, danh họa bậc thầy sở hữu xưởng nghệ thuật lớn nhất Florence thời bấy giờ nhận làm học việc. Sau đó, ông trở thành 1 trong những danh họa nổi bật nhất trong lịch sử nhân loại.
  3. Những ngày thơ ấu ở Italy, cậu bé Kobe Bryant dành phần lớn thời gian của mình say mê xem đi xem lại những băng ghi hình các trận bóng rổ của giải nhà nghề NBA do ông của mình quay lại. Sau đó cậu ra vườn và tập đi tập lại từng động tác cho giống với các thần tượng của mình cho đến lúc không sai từng điệu bộ một. Sau này khi đã trở thành 1 trong 5 huyền thoại bóng rổ xuất sắc nhất mọi thời đại, Kobe thừa nhận rằng chính quá trình bắt chước khi còn nhỏ đã thiết lập cho ông 1 nền tảng kỹ thuật vững chắc để đạt được những kết quả như chúng ta đã biết.
2. Có phải vậy không?
Tạm thời gác qua một bên những yếu tố can thiệp vào sự thành công khác như thời điểm sinh sống, những người thầy giỏi hay sự chuyên tâm bền bỉ. Thứ mà hôm nay chúng ta tập trung vào chính là một điểm mà nếu tìm hiểu kỹ chúng ta sẽ bắt gặp ở mọi bậc thầy, đó là sự sao chép. Tôi sẽ tạm chia sự sao chép này ra thành 3 quá trình:
  • Sao chép từ rất nhiều nguồn
Họ không chỉ sao chép lại từ chỉ một người thầy. Những họa sĩ Phục Hưng thường đi học nghề ở các xưởng thủ công, họ tụ tập giao lưu ở Hội đoàn Thánh Luke, họ tập trung hết cả về Florence hay 1 số thành bang khác của nước Ý để học hỏi lẫn nhau. Hay các cậu bé chơi bóng hăng say trên các con phố sặc mùi tội phạm và đói nghèo ở Brazil luôn cố gắng bắt chước lại những cú pedaladas, elastico, trivela... từ những huyền thoại Garrincha, Pele, Ronaldinho... Ưu điểm của việc này là gì? Họ có thể quan sát, làm lại và hiểu ra được các kỹ pháp của những người giỏi hơn. Điều này ít nhất một lúc nào đó sẽ kéo họ lên ngang hoặc tiệm cận những bậc thầy đã ảnh hưởng đến mình.
Nhiều người gặp vấn đề ở khâu này, họ quá thần tượng hoặc bị ảnh hưởng quá sâu sắc bởi 1 người hay 1 trường phái. Thay vì bỏ thời gian sao chép từ nhiều người để đi tìm ngọn nguồn cái đẹp, họ lại tự giới hạn mình trong 1 lựa chọn. Điển hình nhất là việc những người trót theo đuổi hàn lâm thường kỳ thị những thứ thị trường, nhốt mình trong tháp ngà nhìn cuộc đời đổi thay. Hay là nhiều người 1 lúc nào đó trở thành 1 copycat, chết cứng ở con đường mình theo đuổi và không thể thoát ra được nữa. Phần lớn họ sẽ vào những nơi chuyên gia công sản phẩm của người khác, bởi vì họ có thể giải quyết phần việc đó rất nhanh ngoài ra thì sức sáng tạo rất kém để đi xa hơn.
Ngoài ra tự nhiên cũng là một bậc thầy sáng tạo, hãy say mê quan sát như những đứa trẻ và những ý tưởng tuyệt vời sẽ tìm đến.
  • Che giấu sự sao chép
Đến 1 lúc nào đó, khi đã hiểu rõ các kỹ pháp, việc tiếp theo là chế biến để nó thành của riêng mình. Chúng ta có công thức chung để nấu món Ratatouille, nhưng mỗi người lại nêm nếm nó theo 1 cách khác nhau. Ở bước này, chúng ta đã đứng vững trên vai những người đi trước để sẵn sàng đưa bờ vai của riêng mình cho những người đi sau kế thừa tiếp, giống như những nghệ sĩ xiếc biểu diễn xếp tháp người.
  • Vượt qua những người đã tạo cảm hứng và ảnh hưởng lên mình
Đến đây rồi thì bạn phải đi 1 mình để  đưa ranh giới của sự sáng tạo mở rộng ra xa hơn nữa, tìm kiếm những điều mới mẻ cho thế giới này. Giống như cách Monet phá bỏ khuôn phép mở ra Impressionism hay Picasso với Cubism. Tôi tin là sự chuyển tiếp từ bước 2 sang bước 3 sẽ hoàn toàn tự nhiên nếu bạn đã làm tốt bước 1, và thế giới xứng đáng nhận được những nỗ lực của bạn và sẽ có người mượn bờ vai bạn để đưa giới hạn của sự sáng tạo lên cao hơn nữa.
3. Vĩ thanh
Sự sao chép trong học thuật nếu được nhìn nhận và thực hiện đúng với tinh thần của nó thì sẽ là học hỏi, còn không thì chỉ là ăn cắp chất xám và nó không dẫn người học đến đâu cả. Có nhiều người học sáng tạo mà tôi đã gặp và biết kỳ thị việc sao chép 1 cách cực đoan, họ cứ theo đuổi cái gọi là bản ngã trong khi họ không sao chép đủ nhiều để thấu hiểu cái hay, cái đẹp là gì.
Hãy bắt đầu sao chép những gì bạn yêu thích. Sao chép, sao chép, sao chép. Bạn sẽ tìm thấy bản ngã của mình ở tận cùng của sự sao chép -  Yohji Yamamoto
Copy Paste Services by CapStone BPO, INDIA