Quá trình vẽ lên bản đồ Trung Quốc
Các vùng lãnh thổ của Trung Quốc được hình thành thế nào ?
Trung Quốc không chỉ là một quốc gia, nó còn là một nền văn hóa. Khái niệm về Trung Quốc được xét như một thực thể dân cư bắt nguồn từ 4000 năm trước đây, đây là một trong 4 nên văn minh cổ nhất thể giới bao gồm: Lưỡng Hà (năm 4000-3500 TCN), Ai Cập cổ đại (năm 3100 TCN), Ấn Độ cổ đại (3300 TCN), và Trung Quốc cổ đại (năm 2000 TCN). Trung Quốc được hình thành từ lưu vực phì nhiêu của 2 con sông Hoàng Hà và Trường Giang (Dương Tử).
Lưu vực sông Hoàng Hà (vùng bình nguyên Hoa Bắc) là dải đất thấp, rộng lớn, có diện tích 409,500 kilomet vuông (gần 160.000 dặm Anh), nằm phía dưới vùng Nội Mông và phía Nam vùng Mãn Châu. Khu vực này kéo dài xuống phía Nam, hợp với lưu vực sông Dương Tử và trở thành một trong những nơi có mật độ dân cư đông nhất thế giới. Ở phía bắc vùng đất phì nhiêu này là dải đất khắc nghiệt của sa mạc Gobi, thuộc Mông Cổ ngày nay, nơi có lượng mưa dao động từ 50-200 mm/năm, với mùa đông có nhiệt độ giảm đến -40 độ C. Đi về phía Tây, địa hình cao dần lên cho đến khi hình thành cao nguyên Tây Tạng, vùng đất rộng lớn và cao nhất thế giới, với độ cao trung bình trên 4.5000 mét so với mực nước biển, và cũng là nơi chứa những rặng núi cao nhất thế giới như dãy Himalaya với đỉnh Everest. Còn về phía nam và đông nam giáp biển.
Được bồi đắp bởi 2 con sông Hoàng Hà và Dương Tử, vùng bình nguyên Hoa Bắc rộng lớn, màu mỡ và khí hậu thuận lợi để để trồng các cây nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển dân số. Đến thế kỉ 15 TCN, sự bùng nổ dân số đã tạo thành hằng trăm thành bang nhỏ, tranh đoạt và thôn tính lấn nhau, đến cuối cùng tạo thành phiên bản sớm nhất của một nhà nước Trung Hoa, nhà Thương. Và từ vùng đất trung tâm này, khái niệm dân tộc Hán dần dần hình thành, họ sinh sống, phát triển, mở rộng lành thổ, kiến tạo một vùng đệm xung quanh họ.
Đến thời Xuân Thu, sự xuất hiện của Khổng Tử (551-479 TCN) và hệ thống triết học của ông, Nho giáo, đã hình thành một ý thức hệ mạnh mẽ về bản sắc Trung Hoa, phân chia giữa vùng văn minh Trung Hoa và những vùng còn lại.
Đến khoản năm 200 TCN, sự hình thành nhà Tần (221-206 TCN) đã đánh dấu gia đoạn đế quốc của Trung Quốc, Vạn Lý Trường Thành, một trong các kỳ quan của thế giới, cũng được khởi công vào thời kỳ này. Đến thời nhà Hán (206-220 TCN), Trung Quốc đã bành trướng về phía tây nam, nhưng chưa đến cao nguyên Tây Tạng, về phía bắc tới vùng thảo nguyên Trung Á, và về phía nam, đến biển đông, lãnh thổ của quốc gia này dần dần được định hình cho đến ngày nay.
Người Hán vẫn thôn tính lẫn nhau cho đến thế kỉ 11, mọi chuyện thay đổi trước sự trỗi dậy và xâm lăng của Mông Cổ đến từ phương Bắc. Năm 1279, thủ lĩnh của họ là Hốt Tất Liệt, đã là người ngoại tộc đầu tiên cai trị vùng đất này trên ngôi vị hoàng đế của triều đại nhà Nguyên. Gần 90 năm sau, 1387, Chu Nguyên Chương đã thay thế nhà Nguyên bằng triều đại của mình, nhà Minh (1368-1644).
Đến thế kỷ 18, Trung Quốc đã sáp nhập vùng Tân Cương với diện tích lên đến 1,6 triệu km². Thế kỷ 19 và thế kỷ 20, sự suy yếu của nhà Thanh và sự xuất hiện của người châu Âu đã khiến Trung Quốc suy yếu chưa từng thấy kể từ sau sự xâm lược của Mông Cổ. Sau đó là người Nhật đã đến và xâm chiếm hầu hết các vùng đất trung tâm cũng như Mãn Châu và Nội Mông. 1/10/1949, chiến thắng trước Quốc Dân Đảng dưới quyền của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông và đảng Cộng sạn dưới quyền ông đã thành lập nhà nước Cộng Hào Nhân dân Trung Hoa. Và đến năm 1951 thông qua chiến dịch quân sự Qamdo, Trung Quốc bắt buộc Tây Tạng ngồi vào bàn đàm phán và đưa Tây Tạng vào phạm vi thống trị của mình. Đến đây, phần lãnh thổ trên lục địa của Trung Quốc được hình thành, và giữ đến ngày nay.
Cảm ơn mọi người đã đọc. Đây là bài viết đầu tiên của tác giả, nếu có sai sót gì, hãy để lại dưới phần bình luận. Năm mới an lành
[1]: China Physical Map (freeworldmaps.net)
[2] Lịch sử Trung Quốc – Wikipedia tiếng Việt
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất