Đây là quá trình từ Streamline đến TOEIC của riêng tôi, tôi nghĩ đó là một quá trình mang tính cá nhân, sau đây là các giai đoạn học tiếng Anh của tôi và những thứ tôi ngộ ra sau mỗi quá trình.

1.Học vỡ lòng:

Ảnh bởi
Fab Lentz
trên
Unsplash
Học vỡ lòng là một quá trình hình thành hệ thống ngữ pháp lẫn từ vựng. Bình thường, đây là một quá trình mang tính dàn trải trong chương trình học phổ thông ở trường, nhưng chính tính dàn trải trong thời gian quá dài lại là điểm yếu chí mạng của chương trình. Tôi nhận ra nguyên nhân của điểm yếu này ở chỗ nó dài, ngắt quãng, mang tính bắt buộc theo lộ trình nhiều hơn tự giác, xen lẫn giữa nhịp độ dày đặt của các môn học khác, hậu quả là làm giảm khả năng tập trung, giảm khả năng ghi nhớ, rất mất thời gian nhưng không hề hiệu quả. Ngoài đời thường, chúng ta không khó bắt gặp những người học hết chương trình phổ thông, thậm chí là đại học không hề có khả năng nghe, nói, cái họ nắm được chỉ là ngữ pháp theo kiểu mơ hồ, học để đi thi qua môn, lâu ngày rồi sẽ quên dần, quên sạch. Ngữ pháp là thứ đầu tiên chứ không phải thứ duy nhất phải học, người ta thường quá chú ý đến tính chính xác và bản thân cứng nhắc của công thức mà nhiều khi quên đi tên gọi của nó tiếng Anh lẫn tiếng Việt, không để ý tại sao công thức lại có dạng như vậy mà chỉ tập trung copy 1:1 theo sách giáo khoa, không quen sử dụng nó trong ngữ cảnh đời thường. Thử hỏi, có bao nhiêu người chỉ học chương trình phổ thông mà có thể sử dụng Quora bằng tiếng Anh một cách thành thạo. Tôi rút ra, quá trình học vỡ lòng rất cần tính tập trung vào hệ thống, ngữ pháp phải được gọi tên, ghi nhớ và hiểu một cách ứng dụng, ví dụ: cấu trúc supposed to, would rather, rather, prefer, as if, bên cạnh used to còn có get used to và be used to… là những cấu trúc rất thường dùng nhưng sách giáo khoa rất ít đề cập, modal verb là gì? Relative clause là gì? Từ vựng phải được mài dũa hằng ngày để tránh việc học từ này quên từ kia, nguồn để học rất đa dạng, tôi đã bắt đầu học từ vựng bằng… game, đúng vậy, chỉ học sách giáo khoa là một cách rất tệ, ở đây, nhất là với phrasal verb, muốn duy trì được thói quen cập nhật từ vựng còn phải dựa vào sở thích để hỗ trợ thêm động lực, ví dụ nghe nhạc, mạng xã hội, nghe tin tức với Vietsub để có một khởi đầu nhẹ nhàng hơn.

2. Tại sao tôi nghe mà không hiểu?

Ảnh bởi
Sharon Waldron
trên
Unsplash
Khi tiếp tục quá trình trên tới một thời gian, tôi cảm nhận sự bão hoà, dù học thêm từ vựng thì cũng không có cảm giác mình tiến bộ, thật vậy, cảm giác đó như muối bỏ bể. Tôi nhận ra chỉ xem tiếng Anh trong khuôn khổ là một môn học hay chỉ bổ trợ cho những lúc cần thì chưa đủ, đã đến lúc tôi phải sử dụng nó như ngôn ngữ thứ hai để tiến bộ hơn nữa. Nhưng thật tệ, tôi nhận ra mình phát âm rất bất ổn do lúc trước tôi chỉ chú ý script, đây là lúc tôi bình tĩnh lại để lắng nghe, tôi không muốn đổ lỗi đâu nhưng dường như tôi bị vô thức ảnh hưởng bởi cách phát âm tiếng Anh thuần Việt của những người xung quanh từ khi còn nhỏ, điều này làm hỏng hoàn toàn khả năng nghe của tôi, khi không có script thì tôi không có chỗ bám víu để nắm được nội dung toàn bộ câu chuyện đang diễn ra. Thế là tôi phải mất thời gian học lại khả năng nói rồi đến nghe, điều rút ra là bạn chỉ nghe chuẩn khi bạn đã nói chuẩn, thế nên một khi nói thì phải phát âm thật chính xác vào.
Ngoài lề một chút, mình rất không đồng ý với việc nhiều người dùng mạng xã hội, nhất là Tiktok thường sử dụng bừa những bài hát tiếng Anh mà không biết rằng ngữ nghĩa một một số bài rất dung tục, ví dụ tiêu biểu là bài Bezos I, có đoạn tiêu biểu fuc* their wives, drink their blood, come on Jeff.

3. Học sắc thái của từ:

Ảnh bởi
Glen Carrie
trên
Unsplash
Phải thừa nhận là chúng ta học tiếng Anh theo một sắc thái rất official và formal, dẫn đến việc khi dùng tiếng Anh để giao tiếp thì chúng ta sử dụng như robot vậy, trong đời thường, người ta hay dùng slang, idiom và từ vựng infomal nên đôi khi không biết thì khó nắm bắt được ngữ cảnh. Ví dụ: formal: repair và informal: fix, formal: pardon? và informal: what?... Về vấn đề này, tôi đang khắc phục bằng cách tập trung vào ngữ cảnh và giọng văn của những đoạn đối thoại qua phim, tham gia diễn đàn reddit, quora để chính bản thân tham gia đối thoại nhiều nhất có thể để học cách dùng từ đúng ngữ cảnh để biện luận và kể chuyện thật hiệu quả. Và bạn luôn có thể học thụ động qua phim và game, những game như the sims rất thích hợp để học tiếng Anh về đời sống thường ngày, nâng cao hơn nữa, muốn học tiếng Anh theo kiểu làm văn thì có elden ring, dark souls, god of war.

Có nhiều quan điểm xung quanh việc học tiếng Anh vậy tôi phải bắt đầu từ đâu?

Có nhiều quan điểm xung quanh vấn đề học tiếng Anh, họ nói phải học thế này thế kia, bạn nên chú ý, không ai có thể học hộ cho bạn nên không ai có thể dùng quan điểm cá nhân áp đặt trải nghiệm học tập của bạn, đừng quá đặt nặng vấn đề phải copy bất cứ người nào, hoạ chăng chỉ nên học hỏi kinh nghiệm và insight. Cái quan trọng nhất khi học tiếng Anh chính là chủ động, tập trung, tranh thủ.