I. Trẻ con, người lớn và lão già

 Oedipus Explaining the Enigma of the Sphinx - Jean-Auguste-Dominique Ingres, 1808
Oedipus Explaining the Enigma of the Sphinx - Jean-Auguste-Dominique Ingres, 1808
Vị nhân sư từng đố Oedipus con gì sáng đi bốn chân, chiều đi hai chân và tối đi ba chân. “Là con người”, Oedipus đáp lại. Đó là sự ví von một dòng thời gian chứa ba không gian của vị anh hùng này. Chúng là những trải nghiệm mà bất cứ con người nào, thuộc bất kể tầng lớp và văn hóa nào cũng có. Xung đột giữa người trẻ và các cụ đã được tôi nói nhiều lần nhưng xung đột giữa trẻ con và người lớn chưa có cơ hội nhiều. Cũng kì lạ là không có nhiều xung đột giữa trẻ con và lão già nên có thể nói các dòng thời gian gần nhau luôn có xung đột vì giữa chúng có giai đoạn chuyển giao.
Dưới con mắt của nhà sử học Philippe Ariès, tuổi thơ là một khái niệm thời hiện đại và trẻ con da trắng (đã đi được bằng hai chân) trước đó luôn được hiểu là “người lớn nhỏ” (small adult). Dù bị chỉ trích bởi các học giả khác vì sự chọn lọc dữ liệu lịch sử từ thế kỷ 16 và 17, nhưng Ariès đã tạo một giả thuyết đáng suy ngẫm cho tôi rằng tuổi thơ là một sản phẩm thiên về tinh thần (mental) nhiều. Tôi không tin lắm về kết luận cho sự không tồn tại của tuổi thơ thời kỳ trung cổ của Ariès, nhưng tôi có thể chấp nhận sự nhập nhằng và hỗn độn giữa thế giới trẻ con và người lớn đã khiến tuổi thơ là một khái niệm chưa được khai phá và chưa được đầu tư cho thành hình hài rõ ràng vào lúc đó.
Ví dụ điển hình là Little Red Riding Hood, vốn không hề chủ ý được tạo ra cho trẻ con đọc theo nghĩa hệ thống tuổi hiện đại, chỉ là ở một cautionary tale cho những thiếu nữ trẻ nói chung, còn khờ dại về bản thân và xã hội đến nỗi không nhận thức sâu sắc về chuyện mình có một số sự phát triển về sinh học để đàn ông để ý. Khung tuổi cụ thể của bé này là một ẩn số, chỉ có thể đoán tầm tuổi 10-11-12 tuổi vì đó là khoảng thời gian chung chung cho kì kinh nguyệt đầu tiên của người hiện đại.
Tôi nghĩ phải có nguyên do chuyện tại sao cô bé lại phải nhất quyết quàng khăn màu đỏ, thường đại diện cho kinh nguyệt hay nhục thể phụ nữ trong văn hóa phương Tây. Giày đỏ cũng vậy. Màu đỏ được ướm lên con gái da trắng đều mang một nghĩa duy nhất không quá sáng sủa là nhục thể, máu và sự sinh sôi; trong khi lên nam thì lại có hai dải biểu cảm như sự cương trực và dũng cảm cho đến sự phá hủy và bạo lực, nói chung là lửa. Màu đỏ rất đa nghĩa trong văn hóa phương Tây nhưng nghĩa nào cũng liên quan tới quyền lực.
Khi mà tôi áp mức tuổi vô câu chuyện này, tôi thấy mình trở nên nhận thức sâu sắc hơn về thời gian. Không cần phải đợi bản thân tự phát hiện ra đặc điểm sinh học, chỉ cần biết là vào khoảng thời gian đó, sẽ có xác suất cao mình sẽ rơi vào trường hợp bị con sói nào đó nó tia, rồi đến lúc đó nếu thấy con sói nào rồi thì có thể truy ngược về sự thay đổi của mình và để chuẩn bị tinh thần. Xã hội trung cổ Châu Âu chưa có luật bảo vệ trẻ em diện rộng nên sẽ lẫn những tình tiết mà thời nay tôi chỉ nói lướt lướt, mơ mơ, màng màng cho sự bảo vệ và phát triển cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như sói leo lên giường rồi chơi trò đối đáp:
“But Grandmother!  What big ears you have,"
"The better to hear you with, my dear,
"But Grandmother!  What big eyes you have,
"The better to see you with, my dear
"But Grandmother!  What big teeth you have,
"The better to eat you with, my dear”
Khi văn học thiếu nhi chưa là tiếng nói của thời đại - Nguyễn Thanh Tâm, 2018
Chinese children's literature ‐ then and now - Laino Ho, 2009

Lịch sử văn học thiếu nhi hay những câu chuyện viết thành sách cho trẻ em của bốn nước đồng văn từ trước tới nay cũng khá muộn. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc bắt đầu xây dựng văn học trẻ em từ năm 1900 và Việt Nam là từ 1945 muộn hơn chút khi những nhà dịch thuật nhìn thấy tác phẩm dành riêng cho phân khúc trẻ con từ phương Tây như các tập hợp Tales of Tale của Giambattista Basile được xuất bản năm 1634, truyện cổ Grimms được xuất bản từ năm 1812, Nghìn Lẻ Một Đêm 1814, Alice In The Wonderland 1865 và The Little White Bird 1902. Các cuốn sách này luôn đi đôi với một hệ thống giáo dục trẻ em xuất phát từ thời Khai Sáng. Nhà triết gia kiêm bác sĩ John Locke (sống tận 72 tuổi) viết “Some Thoughts Concerning Education” vào năm 1693 bàn về vấn đề giáo dục sức khỏe sinh học lẫn tinh thần của con trẻ. Suy ra, văn học và giáo dục trẻ em phương Tây đi trước phương Đông cỡ ít nhất phải là 2 thế kỷ. Vậy trước khi bắt kịp, rất có thể văn học thiếu nhi ở Á Đông vẫn còn trộn lẫn với các câu chuyện của người lớn theo tính hệ thống.
Some Thoughts Concerning Education - John Locke, 1693
Về nghĩa đơn giản nhất, con nít được tách khỏi người lớn bởi sự khác biệt sinh học cơ thể. Nhưng nơi nào cũng vậy và nếu như vậy thì phương Tây có lẽ đã không đi trước. Nếu dựa vào lịch sử giáo dục trẻ em, tuổi thơ nên được nhìn nhận ở khía cạnh tinh thần nhiều. Cụ thể, con nít có tuổi thơ là vì chúng được chính người lớn (sống thuộc dạng thọ trong từng thời kì, chủ yếu trí thức ngồi salon) truyền đi những kí ức họ đã chọn lọc một cách dày dặn và sâu sắc. Nó có thể được truy từ giáo dục trẻ của các gia đình công dân Hy Lạp cổ đại. Tôi nghĩ vấn đề cho sự chậm trễ của khái niệm tuổi thơ đến tận thời Khai Sáng là tuổi thọ khá thấp của trẻ em thời cổ đại và trung cổ bất kể giai cấp. Cỡ 20 tuổi là các bé trung cổ rất dễ lên đường, chưa tính tỉ lệ lên đường cho từng mức tuổi và các ca chết yểu khi vừa mới được sinh. Vì tuổi thọ ngắn nên chuyện lớn sớm hơn cả chuẩn hiện đại là một điều bắt buộc nếu các bé muốn tồn tại và đi kèm đó là khó mà có thời gian đủ dài để gọi là tuổi thơ. Lao động trẻ con thời kì Cách Mạng Công Nghiệp thứ nhất không phải một phát minh gì của chủ nghĩa tư bản, mà chỉ là tận dụng cái luật lệ thời đó.
Vậy nên, các bé Châu Âu nên cảm ơn phát triển y khoa, thứ kéo dài tuổi thọ trung bình con người tận 60 như hiện tại, đã cho các bé nhiều thời gian để mơ mộng, để tạo dựng tuổi thơ của mình và không phải như các bé thế kỷ trước. Các bé nên cảm ơn các bác salon sống sướng và thọ nhất của xã hội lúc đó đã tự tạo ra một nhu cầu phát triển tinh thần ở tại cái độ tuổi đáng lẽ là nuôi gia đình và quan trọng là ép số đông các ông bà mẹ phải đầu tư tinh thần cho các bé. Các cụ đã truyền cho những trẻ những kí ức tích cực của mình bất kể sự khó khăn và không cân xứng giữa các tầng lớp xã hội. Tôi cũng từng là một bé nên con xin cảm ơn các cụ tuốt bên Tây (đã xanh mộ) cho con biết thế nào là tuổi thơ để ngồi lảm nhảm ở đây.
From the rod to respect: the impact of Enlightenment theories on child discipline - Molly Dycher, 2019
Với tôi, chăn trâu bắt bướm gì đó khá là vô tổ chức về mặt xã hội để được gọi là tuổi thơ. Tuổi thơ là một khái niệm được chỉ mặt gọi tên, phải có một sự tập trung nhận thức hơn chỉ là giải trí và cần một số lượng lớn trẻ con cùng nhau tin vào thì mới được xem là một khái niệm phổ thông. Không phải đứa trẻ con nào cũng lớn trước tuổi để sự lý trí của mình kịp hình thành nên một khái niệm sâu sắc về kí ức ngay độ tuổi còn nhỏ. Vậy nên, người lớn vốn đủ năng lực nhận thức và cũng từng là con nít trong dòng thời gian của mình đã làm chuyện đó cho trẻ con một cách có tổ chức. Trẻ con có thể sẽ lớn trước tuổi và bớt cảm giác vô tri nếu như chúng được chủ động truyền những các kí ức phong phú. Nhưng lớn trước tuổi hay đánh mất sự trong sáng cũng chỉ cách nhau vài bước chân trong hệ thống giáo dục trẻ em diện rộng này. Tuổi thơ là một cái bể kí ức được đóng góp bởi rất nhiều người lớn. Tùy vào sự tôn trọng, thông minh và sự khỏe mạnh về tinh thần của người lớn với chính bản thân mình của những năm đầu đời, trẻ con khó tránh khỏi là một vật thí nghiệm cho giai đoạn đầu của khái niệm tuổi thơ. Nhưng ít nhất, trẻ nít thời hiện đại đã hạnh phúc hơn trẻ nít các thời trước đó. Đó là một dấu hiệu tốt.
Đó là chuỗi lí do của tôi dùng để giải thích cho một cảm nhận hơi kì quái là văn học trẻ con phương Tây; bên cạnh các tác phẩm rất ngây thơ trong sáng như Black Beauty, Treasure Island và Tom Sawyer; luôn có những phân khúc nhuốm màu sắc nặng nề từ các kí ức tiêu cực.
Tiêu cực vẫn tốt vì trẻ con nên phải sợ những thứ dạng như ông ba bị để biết đường tự bảo vệ mình khi người lớn không có ở cạnh. Tính ra văn học cho trẻ em đi ném bom và bắn súng như trong Thép Đã Tôi Thế Đấy 1934 và Đất Rừng Phương Nam 1957 còn có ích cho sự sinh tồn của các cháu chán, vì cái khổ của các cậu bé này dựa trên một nỗi khổ của một cộng đồng triệu người không phân biệt già trẻ lớn bé và sẽ được tiếp diễn kể cả khi các cậu lấy vợ sinh con. Trẻ con nên biết về những khả năng mà ở đó vấn đề của người lớn lan sang một cách không tránh khỏi tới chúng vì chính người lớn còn không cản được. Ở khía cạnh đời thường bất kể hơi thở lịch sử, dù có yếu tố 18+ nhưng Red Riding Hood vẫn có giá trị nhất định cho sự ngờ vực của trẻ em với vài cá thể người lớn không trong sáng. Còn tiêu cực tôi không thích lắm là Alice In The Wonderland và Charlie and the Chocolate Factory. Cái này là tiêu khiển của một số người lớn sống sướng trong một thế giới thơ mộng tự mình tạo, không thể được du di như cái khổ triệu người.
Chủ đề gia đình là gốc của các tác phẩm thiếu nhi vì gia đình chính là xã hội đầu tiên của đứa trẻ. Tác phẩm thiếu nhi tốt là nên dạy trẻ con cách tồn tại ở xã hội ngoài kia dưới lăng kính giới hạn của xã hội thu nhỏ là gia đình. Các cổ mẫu gia đình của phương Tây đã được đa dạng và từ lâu đã vượt khỏi nghĩa đen phổ thông. Chúng là một thứ sublime, một kiểu conceptualisation cho phép trẻ con có thể nhận dạng mơ hồ một mối quan hệ dưới nhiều hình dạng khác nhau. Không cần đi vào chi tiết vì sự chi tiết thái quá có thể thu hẹp khả năng sáng tạo và linh hoạt của trẻ con trong thế giới người lớn chúng đang sống song song. Fundamental và pop cùng tính chất đơn giản và nhiều về số lượng, nhưng pop là phái sinh trong khi fundamental là nguyên tội. Pop dễ được địa phương hóa nhưng fundamental rất khó để được địa phương hóa.
Trang số 65 - International Technical Guidance on Sexuality Education Revised edition 2018
Trang số 65 - International Technical Guidance on Sexuality Education Revised edition 2018
Trang số 66. Tôi tá hỏa cho độ tuổi 5-8. Tại sao phải dạy cái này quá chi tiết làm gì. Người lớn nên là người biết và sử dụng, chứ không phải con nít.
Trang số 66. Tôi tá hỏa cho độ tuổi 5-8. Tại sao phải dạy cái này quá chi tiết làm gì. Người lớn nên là người biết và sử dụng, chứ không phải con nít.
International Technical Guidanceon Sexuality Education Revised edition, 2018
Tả thực là rủi ro với đầu óc còn trắng của trẻ con hiện đại, nhất là thời kì tiền dậy thì. Tôi không biết người khác như thế nào nhưng nếu tôi là cha của một đứa trẻ, tôi sẽ giả ngu một số câu hỏi vu vơ về giới tính của con trẻ, khỏi cần phải trả lời làm gì vì tôi hoàn toàn có quyền từ chối trả lời một đứa nhóc, lừa nó sang một sự chú ý khác hoặc đơn giản là nạt tụi nó “hỏi cái gì mà hỏi” cho nhanh gọn lẹ như cách giáo dục Đông Lào. Trong khi đó, mấy con quỷ UNICEF, UNESCO, WHO và nói chung là dây avatar xem đứa nhóc có đủ quyền được biết như tụi teen và người lớn. Tôi phải red flag chuyện này vì đây là đảo ngược tiến trình văn minh bằng cách trộn trẻ con và người lớn lại như thời kỳ tiền Khai Sáng. Tôi sẽ không để công sức của các cụ Khai Sáng và các bé thế hệ trước đi vào dĩ vãng bởi chính hậu duệ của họ.
Monster Inc, 2001. Tôi phải anti cái phim này. Không hề vui chút nào khi có một ai đó lén rén vào phòng trong lúc tôi đang ngủ mà không báo trước. Làm trò hề hay hù dọa đều không phải lí do chuyện xâm nhập này.
Monster Inc, 2001. Tôi phải anti cái phim này. Không hề vui chút nào khi có một ai đó lén rén vào phòng trong lúc tôi đang ngủ mà không báo trước. Làm trò hề hay hù dọa đều không phải lí do chuyện xâm nhập này.
Bài này hay cho người lớn nhưng đừng cho trẻ con nghe. Không có trẻ con nào to đến thế rồi lái xe và make-up. Plastic gần như là một chất liệu của role play trẻ con thời hiện đại. Tính ra nhạc chị Bích Nụ còn lành chán, đúng cái tuổi của chị đó.
Tôi thấy là người có bản chất thích hại trẻ con trong vô thức (vì trẻ con yếu ớt nhất) và có tư tưởng nghiêm túc nhắm thẳng trẻ con rất hay role play những vai hoặc những sự vật trong không gian gia đình như đồ chơi, chó mèo, các bác hàng xóm và chú hề như một cách thâm nhập vào thế giới trẻ con. Role play kiểu nào thì vẫn không thể nào che giấu đi khí chất hoen ố của người lớn. Rất khó để nhiều người lớn và cả tôi dùng ngôn từ để tả được, nhưng cơ bản là một mùi dối trá với chính bản thân mình lúc còn nhỏ. Mấy người lớn này chắc không biết sự tồn tại của những người lớn khác có cùng cơ thể sinh học và một cái đầu dramatic để reproduce câu chuyện đó và kiểm chứng độ chân thật.
Thế giới trẻ con phương Tây ra đời trước và đề cao tính độc lập nên tự nhiên có những ám ảnh hơi sâu sắc so với trẻ con khu vực khác về những thứ mặc nhiên là lành như búp bê, chú hề, thầy cô giáo và cả cha mẹ. Gia đình là xã hội nhỏ nên bản thân tôi thấy trẻ con nên ngờ vực những người và sự vật này xung quanh mình để xây dựng sự tự bảo vệ mình.
Tôi đang gián tiếp đóng góp kí ức của mình cho lũ nhóc bằng việc nhớ lại tuổi thơ bởi một tôi của hiện tại và thử nghĩ lại xem tại sao hồi xưa mình có những cảm giác vân vân và mây mây. Một disclaimer cực lớn là tôi rất biết kí ức của mình hơi trầm trọng vì tôi là một người nhạy cảm và còn hung dữ. Bé nào chịu không nổi thì ngưng tiếp nhận vì kí ức này được viết bởi một đầu của người lớn hay dramatic và khá quỷ quyệt hơn nhiều người lớn khác. Ngoài ra, tôi còn tham lam khi không bao giờ muốn dừng ở chuyện popcorn cho trẻ nhỏ mà còn là cho người lớn vì tôi có bổ sung nhận xét của mình bên cạnh các diễn giải của Carl Jung, Erich Neumann, Sigmund Freud và Jordan Peterson. Hai vị đầu có đóng góp cho lý thuyết nghiên cứu, nhưng hai ông sau nên được dè chừng vì có màu political. Tôi thấy các phân tích cổ mẫu này luôn tham chiếu chặt chẽ tới tín ngưỡng và tôn giáo nên tiện tay bình luận thử.
Sau cùng, chỉ là đừng mất hi vọng về gắn kết xã hội sau những tai nạn, từ trẻ con cho tới người lớn. Tôi mới thuyết phục đừng bỏ nhân loại nên cũng sẽ nhất quán chuyện thuyết phục đừng bỏ gia đình, nền tảng đầu tiên của nhân loại, nơi cuối cùng chứa chấp một cá nhân khi bị xã hội ruồng bỏ và là môi trường thử sự thích nghi của con người với xã hội lớn. Trẻ con phải tập làm quen với áp lực nhỏ như vậy trước khi ra những bể cá lớn khủng khiếp hơn.

II. The Mother

1. The Devouring Mother

Someone should not be named explicitly or the church, the right wing and the conspiracists will excommunicate me.
Someone should not be named explicitly or the church, the right wing and the conspiracists will excommunicate me.
Thế giới quan của phụ nữ có nhiều thứ để tôi quan tâm với tư cách là con của một người nào đó tôi từng nói xấu. Người phụ nữ đầu tiên của bất kì đứa trẻ nào đều là mẹ của chúng. Các cổ mẫu cho bà mẹ khá đa dạng, từ lúc mẹ còn là bé gái, thiếu nữ mơn mởn, thiếu phụ e ngại, bà mẹ yêu con hết mực cho tới một bà mẹ kế tính toán với con chồng. Đứa trẻ có thể không bao giờ gặp cha suốt cuộc đời, nhưng phải biết mẹ. Chỉ là lúc được sinh ra, chức năng kí ức chưa được kích hoạt. Chỉ khi tôi viết những dòng này, tôi mới nhận thức ra mẹ là người đầu tiên truyền kí ức tuổi thơ của tôi, dù vô thức hay có ý thức.
Olivia Hussey, 1965 - 14 tuổi.
Olivia Hussey, 1965 - 14 tuổi.
Mối liên kết giữa người mẹ và đứa con rất nhục thể với tôi. Đúng nghĩa là sợi dây rốn liên kết giữa hai cá thể, một tảng thịt lòi ra từ hạ bộ, một miếng thịt lúc nào cũng kè kè mẹ để bú sữa. Thật sự hoàn toàn có thể vật thể hóa mối liên kết này. Tôi cá chắc là nếu các tượng phồn thực ở Campuchia được trưng ở chốn đông người nơi Đông Lào, nó sẽ bị bóng loáng đến bất ngờ ở phần ngực.
Tượng ở Angkor Wat
Tượng ở Angkor Wat
Đứa con cần mẹ đơn giản là vì chất dinh dưỡng và mẹ cũng chưa chắc yêu con từ lúc mang thai cho tới lúc nhìn thấy đứa con mới được sinh còn mởn đỏ. Tôi nói như vậy là vì chị tôi và một người dì khác có nói cảm giác sinh con đầu lòng không phải gì quá đặc biệt. Giống như chỉ biết mình sắp làm mẹ như một cột mốc chính mà cha mẹ bắt con cái phải đi qua. Lúc mới sinh đứa nhóc, chị còn thấy hơi ghét nó như bao sự khó chịu rất bình thường của các cô gái hay giận mấy cái lẻ tẻ. Chỉ khi nuôi nó, chị mới bắt đầu thương nó. Vậy nên, tôi hi vọng mẹ tôi là người mẹ trong Trái Tim Mùa Thu.
A Moment To Remember – 2004. Son Ye Jin - 22 tuổi.
A Moment To Remember – 2004. Son Ye Jin - 22 tuổi.
Career Opportunities – 1991. Jennifer Connelly - 21 tuổi. Cùng độ tuổi mà rõ chị Jennifer già dặn hẳn.
Sự tiếp xúc da thịt của chị với đứa trẻ khiến tôi hơi ái ngại giùm và còn thấy hơi dơ dáy. Tôi mà thấy đứa trẻ nào mà sờ ngực mẹ hay quá ôm ấp mẹ là thấy dị ứng, dù biết nên xem nó là một lẽ thường ở Việt Nam. Chỉ tôi hi vọng đứa trẻ sẽ được cai khi qua 3 tuổi. Tôi không thích chuyện này một cách dứt khoát như vậy là vì từ lúc nhỏ xíu, tôi đã được các cụ nói là luôn tránh sự ôm ấp bởi cả cha lẫn mẹ, hay tự chơi một mình và lúc lớn lên, tôi vẫn giữ thói quen tự tạo người bạn tưởng tượng. Chiều ngược lại là mẹ ôm còn thấy ghê hơn. Vãi cả con trai cưng của mẹ.
Jodie Foster, 1991 – 29 tuổi
Jodie Foster, 1991 – 29 tuổi
Với con gái cưng của mẹ, tôi vẫn đang quan sát mấy đứa cháu gái của mình, thấy là tinh vi hơn và không hề nhẹ hơn trai vì con gái chịu một sức ép trở thành một phiên bản của mẹ lúc trẻ. Mẹ thường sẽ ướm lên đứa con gái những món đồ rất thân thuộc với mình ngay từ lúc rất nhỏ. Tôi không rõ phái nữ cụ thể ra sao với mẹ, case này có quá phổ biến hay không, và tầng lớp nào sẽ bị nhiều nhất, nhưng tôi từng phân tích một người như vậy.
Cái này có thật, ít nhất là tôi còn nhớ mẹ mình đã có những cảm xúc này lúc tôi không chịu mặc một bộ đồ bà ấy chọn. Chuyện đánh tôi là hoàn toàn không có, mẹ rất thương tôi, nhưng sự nổi điên và bám dai dẳng như vậy là tôi chưa bao giờ thấy ở cha, ông chỉ giận dữ rồi thôi.
Đông Lào cho tôi trải nghiệm bằng mắt của những con người còn rất vô tư lự, chưa nhận thức sâu sắc để tăng cường độ của các thiên hướng này. Còn phương Tây cho tôi trải nghiệm ác mộng trừu tượng mà đến giờ tôi vẫn ám ảnh sâu sắc. Miếng thịt vô tri, tử cung mẹ, những cậu trai không lớn nổi và các cô gái mãi là mẹ của thuở xưa dù đã rất ghét mẹ và cố gắng không trở thành bà.
Enlightenment - Alessandro Sicioldr, 2014
Enlightenment - Alessandro Sicioldr, 2014
The Metamorphosis - Alessandro Sicioldr, 2016
The Metamorphosis - Alessandro Sicioldr, 2016
Vì sự gần gũi da thịt quá mạnh, mẹ tôi là một slippery slope mà tôi rất cẩn thận không để cho bà nhúng tay vào những thứ rất đời thường quá thường trực (có thể hằng ngày hoặc cách tuần), nhất là khi tôi đang ở độ tuổi trưởng thành. Tôi nghĩ từ góc nhìn của mẹ, tôi nổi nóng rất ngẫu hứng, vô cớ và đôi lúc là hỗn. Chỉ là từ góc nhìn của tôi, trong suốt chục năm sống chung, tôi thấy tôi mà không ngăn cản những thứ nghi lễ nho nhỏ hằng ngày như quần áo, chải tóc và ăn uống là có khi bà sẽ dùng những ân tình nhỏ trong quá khứ đó để tống tiền tôi ở những việc hiện tại và tương lai rất trọng sự như công việc, hôn nhân và những lý tưởng.
Nhà có người giúp việc để bà có thời gian chăm mấy cây lan và vườn cây, nhưng bà phải là người làm mấy bộ quần áo của tôi, tóc của tôi và đồ ăn nhà. Đơn giản, tôi không thích mẹ phải làm những thứ này cho tôi như hồi xưa và chuyện yêu cầu đó không hề chỉ là nói “không”. Đối với bà, chuyện nói “không” này có thể tương đương với sự khước từ một nghi lễ đã làm chục năm của mình. Khi bà ấy đã nghỉ hưu, bà sẽ càng dồn hết sức lực cho chuyện nhỏ nhặt này. Tôi thì phải loay hoay trong chuyện ngăn bà làm chỉ để ngăn ownership của bà ở những việc tôi không muốn. Đúng nghĩa là tôi phải tranh làm với bà trong sự nơm nớm. Bà chị tôi từ khi có con là rất thương mẹ và đã trở thành người bạn tâm sự với mẹ trong góc kẹt ở nhà bếp hay cái ghế sofa nào đó gần bếp mà giờ tôi không có nhu cầu tham gia như hồi xưa nữa. Thế giới đó giờ đã hoàn toàn khác dù người vẫn như vậy.
Trách nhiệm xã hội là một thứ rất mơ hồ với phần lớn các bà mẹ. Cùng lắm là dừng ở gia tộc, rất khó để ôm trọn xã hội, dân tộc, quốc gia và nhân lọai gần như con số 0 tròn trĩnh. Bà càng xa các mối liên kết máu mủ, càng mơ hồ. Vấn đề giữa mẹ và tôi ngày càng nặng khi tôi càng lớn và càng có nhu cầu cao về tinh thần vì bà vẫn xem tôi là một đứa trẻ của quá khứ.
Tôi hi vọng là tôi có một cái hòm của huyết ấn hoặc kim bài miễn tử. Quỷ cũng có luật lệ nếu như chịu tìm hiểu, chỉ là luật này sẽ có rủi ro không tương thích, tự mâu thuẫn vì không bao giờ có một luật ở trên để quản những luật tự phát. Ví dụ, thần đèn cho 3 điều ước thì sẽ có một đứa chơi trò mèo là: tôi ước mình có thêm 1000 điều ước. Huyết ấn của John Wick có thể hoàn toàn bị vô hiệu hóa bởi một huyết ấn xuất hiện ngay sau khi anh này dành mất 1 lượt yêu cầu huyết ấn của mình. Cùng lúc đó rất là mâu thuẫn kiểu Ouroboros, quỷ còn có zero-sum game để ngăn chặn sự tự mâu thuẫn kia hủy con quỷ lớn nhất. Mẹ là lớn nhất chỉ vì bà chính là Nguồn Đầu Tiên và những đứa con không thể nào lớn hơn Mẹ vì chúng không có nguồn của riêng mình.
Tôi hi vọng là tôi có một cái hòm của huyết ấn hoặc kim bài miễn tử. Quỷ cũng có luật lệ nếu như chịu tìm hiểu, chỉ là luật này sẽ có rủi ro không tương thích, tự mâu thuẫn vì không bao giờ có một luật ở trên để quản những luật tự phát. Ví dụ, thần đèn cho 3 điều ước thì sẽ có một đứa chơi trò mèo là: tôi ước mình có thêm 1000 điều ước. Huyết ấn của John Wick có thể hoàn toàn bị vô hiệu hóa bởi một huyết ấn xuất hiện ngay sau khi anh này dành mất 1 lượt yêu cầu huyết ấn của mình. Cùng lúc đó rất là mâu thuẫn kiểu Ouroboros, quỷ còn có zero-sum game để ngăn chặn sự tự mâu thuẫn kia hủy con quỷ lớn nhất. Mẹ là lớn nhất chỉ vì bà chính là Nguồn Đầu Tiên và những đứa con không thể nào lớn hơn Mẹ vì chúng không có nguồn của riêng mình.
Tôi có ám ảnh nặng nhất với devouring mother, từ cuộc sống cho tới ý nghĩa trừu tượng. Có lẽ phức tạp hơn khi các bà mẹ bị tách biệt khỏi thế giới bên ngoài để làm nội trợ hoặc nghỉ hưu từ tiền thuê nhà hàng tháng quá lâu. Còn các bà mẹ lăn lộn bên ngoài sẽ đỡ hơn, nhưng không thể biết được sự xót con của họ, xót cho miếng thịt họ đã đẻ ra trước sự va chạm với bên ngoài. Một dạng hổ mẹ bảo vệ con bất chấp lí lẽ đúng sai vì chưa chắc là thương con, mà sâu thẳm là không muốn người khác can thiệp độc quyền dạy và tác động lên con của mình. Một người mẹ độc đoán nhưng luôn che đậy sự độc đoán bằng tình thương nên “người mẹ độc đoán” ít khi nào thông dụng bằng “người mẹ ăn thịt”, một cái tên rất là nhục thể. Tôi tin vấn đề mẹ chồng-con dâu xuất phát từ cuộc đời chục năm các anh chồng sống chung với mẹ. Chồng không có dũng khí bảo vệ vợ và để mẹ lấn lướt biến cuộc sống người lớn của mình thành cuộc sống của adult boy đã trưởng thành về sinh học.
Thiên hướng tống tiền từ ân tình nhỏ này không chỉ dừng ở mẹ, vì tôi tin mẹ cũng chỉ là một giai đoạn của phụ nữ và không thể nào bảo thiên hướng này chỉ bắt đầu từ lúc có con. Những biểu hiện này thường xuất hiện ở quan hệ nam-nữ nên tôi được tôi luyện trực giác lựa những cái ơn (như vài li nước, trả tiền lẻ) mấy chị nữ cho. Nếu thấy có dấu hiệu blackmail là máu lạnh ngưng nhận ơn để tránh từ mang ơn sang mắc nợ máu. Nghe các chị trí thức Đông Lào Tây học kể về đàn ông một cách thở phào ra triết cứ như phiên bản nâng cấp của mẹ dạy con và con nên biết mẹ đã đau khổ thế nào để trân trọng hơn. Các bà mẹ tương lai này dạy tôi một bài học xương máu là ơn không nên được nhận một cách vô tội vạ. Tự lập là một con đường khó khăn hơn nhưng đảm bảo sẽ không xảy ra quá nhiều thảm họa.
Cũng hơi hay ho là theo kinh nghiệm hẹp hòi của tôi, các anh nam dưới đây thường có xác suất gần gũi với mẹ khá mạnh. Cái này nói phong long nha, trúng ai thì người đó tự nhột. Dạng thứ nhất, khá thèm nhục thể, thích khoe vùng kín, phô cái ngoại hình (chưa chắc đẹp) của mình thái quá. Dạng thứ hai là red pill hung dữ và gentleman dạy làm đàn ông hoặc đi dụ gái để chứng tỏ gì đó (bất kể thẳng và gay kín), nhưng về nhà là nghe mẹ răm rắp. Dạng thứ ba là cư xử y chang phụ nữ, giống y chang mẹ từ ngoại hình đến tính cách đến nỗi chính các bà mẹ quan ngại về độ đàn ông của con trai mình. Dạng thứ tư, trông cứ như em chã, cục bột và ăn vạ đến thống khổ bà mẹ như Stockholm syndrome, ngày càng khủng khiếp khi bà mẹ dần già yếu để phải khước từ sự chăm sóc thường trực mình đã bắt đầu. Còn phụ nữ không cần phân hóa gì nhiều khi chính các chị là nữ thần và nữ thần gặp nữ thần chỉ có choảng nhau.
Madonna and Child - Giovanni Battista Salvi, thế kỷ 17
Madonna and Child - Giovanni Battista Salvi, thế kỷ 17
Tôi có thể tạm biệt người dưng liền, nhưng tôi không thể tạm biệt mẹ như vậy, vì con người không thể hủy được giao kèo máu đã thiết lập từ lúc còn mình còn nhỏ. Thậm chí chính các bà mẹ cũng không thể tự chặt đứt giao kèo này đơn phương. Một cách duy nhất kiểm soát được chuyện này mà tôi đã làm là rời xa mẹ theo khoảng cách địa lí, là dọn sang một chỗ ở mới, một không gian nằm ngoài bà, chỉ để ngăn các cuộc xung đột tư tưởng trong tương lai.
Maria Callas - 33 tuổi - Cecil Beaton, 1956.
Maria Callas - 33 tuổi - Cecil Beaton, 1956.
Tiên sinh Canevari hay chọn mấy người khá đúng gu tôi nên liệu anh có đồng ý yêu tôi không?
Anjelica Huston – 68 tuổi.
Anjelica Huston – 68 tuổi.
Nếu tôi bay cao hơn bằng trí tưởng tượng, có thể vật thể hóa một món ân tình với mẹ và mẹ tôi sâu sắc hơn chỉ là một bà mẹ nuôi con bình thường, tôi cũng có thể yêu cầu một sự giúp đỡ ở lúc không ngờ nhất và có thể gây bất lợi cho bà. Mẹ là người bảo toàn cho gia đình nhỏ nhất. Cả thế giới có thể ruồng bỏ tôi nhưng vị quỷ dữ mà tôi đã chọn rời xa có thể là nơi cuối cùng bảo hộ tôi khỏi những con quỷ khác ở những thế giới rộng lớn hơn và sẽ bất chấp làm chuyện này từ độc quyền của mình với đứa con. Bà không quan tâm luật nào ở trên, luật lớn nhất của bà là gia đình của bà, vì giao kèo máu của bà là một thứ linh thiêng. Tôi tin là phần lớn con người, bất kể văn hóa, phải đồng tình với suy nghĩ này của tôi. Bản thân tôi thấy pháp luật không có quyền can thiệp và đoạt quyền diễn giải giao kèo máu này vì nó đã hoàn toàn hợp lệ giữa hai cá nhân mà không cần có người thứ ba chứng thực. Trong sự mơ hồ của tôi, giao kèo máu này, bất kể có tranh cãi đạo đức, có thể là lối thoát duy nhất cho sự bế tắc trong luật lệ của văn minh con người và mang quyền năng phá toàn bộ tiền lệ oái ăm nhất con người gây ra trong vô thức hoặc các tình huống bất đắc dĩ.
Khá khó để cho khoa học kiểm chứng và tả kĩ càng mối quan hệ giữa mẹ và con, ngoài chuyện biết trẻ con được nuôi bởi mẹ đơn thân hay có mức kĩ năng cơ bản thấp hơn so với các trẻ có cha mẹ hoặc chỉ có cha, và thường có sự thiếu thốn điều kiện kinh tế từ nguồn thu nhập của cha. Đây là vấn đề rất cá nhân và riêng tư để không một ai, có đầy đủ năng lực chọn lựa, dám tham gia một cuộc khảo sát hay giám sát 24/7 chỉ để cho mọi người một bằng chứng chắc chắn.
The Rise in Single-Mother Families and Children’s Cognitive Development: Evidence From Three British Birth Cohorts - Susan Harkness,Paul Gregg & Mariña Fernández-Salgado, 2019
So với cha, sự bạo hành của mẹ rất nhỏ về sức lực và có thể được xem là bình thường trong con mắt của người lớn, nhưng vì mẹ xuất hiện và thường trực liên tục ngay giai đoạn yếu ớt nhất của đứa trẻ nên tác động của mẹ không thể nói là kém hơn cha. Vậy nên, sự ra đời của các cổ mẫu như vậy là để con người có thể chia sẻ được nỗi sợ của mình mà không phải tiết lộ quá nhiều thông tin cá nhân. Có thể các bà mẹ ở các khu vực khác nhau ở cường độ, nhưng đâu đó, họ cùng chia sẻ những đặc tính phái sinh từ sự sinh học cơ bản bất kể sắc dân là sinh đẻ và cho con bú.

2. The Evil Stepmother

Crawford và các con nuôi. Bà ấy không hề có con ruột.
Crawford và các con nuôi. Bà ấy không hề có con ruột.
Sang mẹ kế là một cái gì đó dễ thương hơn với tôi, thật sự. Rõ ràng trẻ con không hề có mối liên kết nhục thể nào với bà mẹ kế và bà mẹ kế này không có động lực mạnh để xây dựng liên kết tinh thần từ thiên hướng thích xây dựng liên kết nhục thể. Vậy nên, ta có vị hoàng hậu, mẹ của Bạch Tuyết muốn tiễn quách con đi cho xong chuyện nếu như thấy nó đẹp hơn mình. Nghe giang hồ nói hoàng hậu này ban đầu là mẹ ruột rồi về sau mới được đổi sang mẹ kế để cho con trẻ đỡ mất niềm tin vào tình yêu vô bờ bến của vài bà mẹ thời trung cổ. Nhìn chung, mẹ kế là một vai từ đầu đã không có cơ sở tốt níu kéo cái thiện nên sẽ là sọt rác để cho các nhà viết truyện tống hết mọi scandal của mẹ ruột sang. Mẹ kế đã trần tục đi nhiều vì có nhiều yếu tố xã hội và thực dụng như “mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng” để lí giải mâu thuẫn như tranh chấp quyền thừa kế. Coi như mẹ kế là người ngoài và tranh chấp với người ngoài không phải quá tranh cãi về đạo đức.
Nếu mẹ kế có mặt ngay khoảng thời gian trẻ nít, nó sẽ là cơ sở cho sự phong phú hóa danh sách phản diện trong những câu chuyện thiếu nhi anh hùng vượt khó như Bạch Tuyết và Lọ Lem cho đến các nhi đồng thối tai bẽn lẽn vô trong rừng chẳng hạn. Vượt qua đày ải villain là hai con thẽm này cưới hoàng tử đẹp trai liền. Mẹ kế có thể là hiện thân gần gũi trong gia đình của mụ phù thủy trong  “Hansel and Grettel” vì mẹ kế và phù thủy đều là những người lạ với trẻ con.
Tôi không biết có bà mẹ kế nào đọc khúc này hay không nhưng mụ phù thủy là cái nhãn dán của trẻ con với các chị và cả hội người lớn bàn ra bàn vô, xì xào về vấn đề gia đình người khác như thể của mình. Các bà mẹ kế nào lành tính là phải vượt qua định kiến này. Biết đâu các bà lại thành anh hùng đi ngược dòng xã hội. Tôi bênh mẹ kế hơn mẹ ruột trong bài này là cũng vì tôi muốn nói về cái người ta ít nói, chứ không có ý định kêu hãy dỡ bỏ thành kiến mà sau đó rất có thể tôi bị gangbang.
11 Wild Swans - Rene Cloke, 1965. 
Tôi thấy ở phân khúc teenager Tây, con gái luôn là người hùng cho một bầy trai lóc nhóc chưa biết sự đời. Có thể con gái thường là người lớn sớm và biết hiểm nguy đầu tiên. Phái nữ sướng quá mà, mẹ thủy tổ lẫn cái gì đầu tiên cũng cho mấy chị hết. Một chị ăn lol mà kéo theo một dây ăn lol, một chị ăn đồ ngon vitamin và iod đủ đầy là cứu cả nhân loại.
11 Wild Swans - Rene Cloke, 1965. Tôi thấy ở phân khúc teenager Tây, con gái luôn là người hùng cho một bầy trai lóc nhóc chưa biết sự đời. Có thể con gái thường là người lớn sớm và biết hiểm nguy đầu tiên. Phái nữ sướng quá mà, mẹ thủy tổ lẫn cái gì đầu tiên cũng cho mấy chị hết. Một chị ăn lol mà kéo theo một dây ăn lol, một chị ăn đồ ngon vitamin và iod đủ đầy là cứu cả nhân loại.

3. The High Priestess & The Agent of Justice

Priestess of Delphi - John Collier, 1891
Priestess of Delphi - John Collier, 1891
Cassandra, Clytemnestra và Helen trong Troy
Cassandra - Evelyn De Morgan, 1898; Clytemnestra -  John Collier, 1882 & Helen - Evelyn De Morgan, 1898
Cassandra, Clytemnestra và Helen trong Troy Cassandra - Evelyn De Morgan, 1898; Clytemnestra - John Collier, 1882 & Helen - Evelyn De Morgan, 1898
Mẹ là quá khứ nhưng tôi để ý trong cổ mẫu Hy Lạp, phụ nữ có những vai tiên tri như vị nữ tư tế ngồi trên chiếc ghế ba chân ở đền và ba vị đan dệt sợi chỉ số phận. Nhưng các bà toàn tiên tri về bi kịch. Vậy nên, tôi tự tiên tri cho mình một viễn cảnh mà khi tôi gặp những phụ nữ dạng như mẹ của các mẹ hoặc các chị gái trẻ có khả năng tiên tri là tôi không vui lắm, thật sự. Gặp mấy chị còn phèn thì tôi nghe thành trù ẻo. Nhưng gặp chị cao tay thì tôi nghe thành bi kịch sắp chấm nước mắt tới nơi.
Không bao giờ có xe bay và các ca ngã vào va li bất tuân vật lí như Ấn Độ, nhưng Korean sẽ thả anh chị em, giấy xét nghiệm huyết thống và máu trắng vô. Tôi suggest K-drama tham khảo danh sách các bệnh ung thư trên thế giới để đạt KPI nền văn hóa viết cautionary tale cho y học nhiều nhất thế giới. Mỗi lần ra drama là người ta đổ xô đi khám bệnh tổng quát và xét nghiệm huyết thống.
Hồi xưa, tôi nghe cái bài này nát luôn dù phim dở như hạch. Ngồi xem mà phải cringe giùm cho chị Son.
Tôi có cảm giác là mình sẽ gặp một trở ngại nào đó trong tương lai sau khi gặp các bà tiên tri này. Họ đóng vai trò là một người ghi chép quá khứ rất sát sao tới nỗi họ sẽ cất lên những lời vàng ngọc, words of wisdom, về những chi tiết mà tôi đã lỡ bỏ qua trong lúc quan sát hoặc là đã quên ở một giai đoạn nào đó. Chính sự quên đi đó có thể dẫn tới các bi kịch. Họ là những báo động đỏ giúp những người còn mù mờ về những gì mình làm trong quá khứ và đang làm ở hiện tại hoặc là những tiền lệ bởi những người trước tôi. Tôi luôn cảm thấy khó chịu bittersweet với họ nhưng vì sự thiếu hụt về tri thức nên phải giữ họ. Với lại, tôi không phải là người ở trên cao để biết những cá nhân ngoài tôi làm gì trong cùng một thời điểm. Tôi vẫn tin là mình vượt qua chúng nhưng cảm giác đau đớn là sẽ có. Mà tiên tri nữ còn dễ chịu vì các chị là cố vấn cho tôi. Ba chị nữ thần báo thù sẽ kéo tới đợt hai và đòi nợ máu nếu như tôi không nghe các chị tiên tri. Chuyện xem xét lại lịch sử là một thứ tôi phải giữ bên mình để tránh mọi chuyện đi quá xa đến mức để bản thân an bài cho số phận.
Orestes pursued by the Furies - William Adolphe Bouguereau, 1862
Orestes pursued by the Furies - William Adolphe Bouguereau, 1862
Các lí do này khiến tôi không bao giờ dám dứt khỏi phụ nữ theo nhiều nghĩa. Bản thân phụ nữ sẽ là một đại diện của mặc cảm tội lỗi (guiltiness) mà tôi có thể phải gánh suốt cuộc đời mình, chỉ để nhắc nhở quá khứ của mình không phải quá tốt đẹp. Tôi vẫn sẽ bẩn và quan trọng phải nhớ mình bẩn.

III. The Tyrannical Father

Another one should not be named explicitly or the intellectuals, the elite, the oligarchs and the left wing will destroy me. 6 years younger than the mother.
Another one should not be named explicitly or the intellectuals, the elite, the oligarchs and the left wing will destroy me. 6 years younger than the mother.
Xã hội bắt đầu phát triển mạnh hơn từ lúc chế độ phụ hệ lên ngôi. Trong thời hiện đại của phụ hệ, cha có những cổ mẫu thân thiện với số đông hơn mẹ vì họ gắn liền tới các tín ngưỡng và tôn giáo thờ cha trời, nghĩa vụ xây dựng gia đình và trụ cột chính của gia đình. Gần như cha sẽ không bao giờ đóng vai cha kế gian ác nào đó, vì cha khi lấy vợ mới thì vẫn là trung tâm gia đình và mọi người phải theo cha. Cha gắn liền tới bạo lực vì thể chất mạnh nhất cả nhà theo nghĩa mẫu hệ. Về sau, ông luôn gắn với sự độc đoán vì quyền lực tuyệt đối được thừa nhận chính danh bởi gia đình và xã hội phụ hệ.
Vì không có liên kết da thịt gần gũi với con trong giai đoạn còn nhỏ của con nên cha nặng tính tinh thần và sẽ là động lực để con phát triển những thứ giá trị lý tưởng to lớn hơn như trách nhiệm nuôi gia đình và xã hội. Bên cạnh việc cha có sức mạnh thể chất và sẽ là người ra ngoài xã hội nhiều nhất gia đình, phụ hệ có cơ sở để phát triển rộng lớn thời nay là vì sự chú trọng tới những kí ức phải được truyền gián tiếp qua một vật gì đó chắc chắc không phải dây rốn, bầu ngực và sinh học. Chúng có thể là một cuốn sách, bức ảnh, tượng tạc, bộ quần áo mà cha từng mặc hoặc tạo nên từ đôi tay và trí óc của mình. Dựa trên lịch sử phát triển tôn giáo phụ hệ ở Lưỡng Hà, những người giữ đền được gọi là “cha” và vị cha đứng đầu là The Word, The Logos vì xác thịt mẹ cho là không bao giờ đủ để con người là “người”. Lời nói và ngôn từ là không thuộc về sự mặc định xác thịt trong thời kì vô tri của con người, vậy nên sẽ thuộc về cha.
Từ “tyrannical” ở đây, theo như khái niệm phương Tây, sẽ gây hiểu lầm vì ngay cả cha tốt cũng có biểu hiện độc tài từ góc nhìn trẻ con. Cha bất kể vô dụng hay tài giỏi thì đều được xã hội công nhận vị trí tối cao của mình. Nghĩa của từ này nên được hiểu như vậy.
Tôi nghĩ cha tốt hay không là lý tưởng tốt hay không. Những nhà lãnh đạo tôn giáo ở Lưỡng Hà đều xuất phát là các nhà tiên tri, thấy được tương lai từ ngôn lời hay sấm truyền nào đó của đấng tối cao. Họ giới thiệu những khái niệm rất mơ hồ cho các dân tộc sống tha hương và phân tán mọi nơi như quốc gia, luật pháp và khế ước xã hội:
“I will make you into a great nation, and I will bless you;
I will make your name great, and you will be a blessing
I will bless those who bless you, and whoever curses you I will curse;
and all peoples on earth will be blessed through you"
Genesis 12:1-3
Và những luật lệ như:
"Eye for eye, tooth for tooth, hand for hand, foot for foot"
Exodus 21:24
Nhưng cũng chính vị Cha đó lại có thể tạo nên những Giao Ước mới chồng lên món nợ của Giao Ước cũ như:
"For God so loved the world that he gave his one and only Son, that whoever believes in him shall not perish but have eternal life. For God did not send his Son into the world to condemn the world, but to save the world through him"
John 3:16-17
Vì đơn giản là:
"The things which are impossible with men are possible with God"
Saint Luke 18:27
The Dream of Saint Joseph - Luca Giordano, 1700
The Dream of Saint Joseph - Luca Giordano, 1700
 Saint Joseph and the Christ Child - Guido Reni, 1640
Saint Joseph and the Christ Child - Guido Reni, 1640
The Death of Saint Joseph - Luca Giordano, 1696
The Death of Saint Joseph - Luca Giordano, 1696
Ngoài khả năng thể chất được dùng để tự bảo vệ mình và người khác, các cha phải có tầm nhìn hướng về một sự thật sắp xảy hoặc còn quá xa để xảy ra. Làm thế nào để bảo vệ gia đình khi sức mạnh thể chất sẽ dần mai một theo thời gian và bản thân cha cũng có một sứ mệnh afterlife cho riêng mình? Tuổi đời con người thời cổ đại chỉ dừng ở 30-40 tuổi xuân xanh, chưa tính đe dọa bệnh tật từ thiên nhiên và con người. Thời nay, cha sống dài đến 60 tuổi nên tôi không hiểu tại sao vài bác muốn nghỉ hưu sớm và đi hưởng thụ cuộc sống cá nhân. Cha phải tạo nên di sản phi vật thể cho hậu duệ của mình, không chỉ dừng ở con mà tất cả các nhánh sau này. Càng tính được đường càng dài cho con thì càng tốt. Lý tưởng của cha có thể được đo bằng sự to lớn của dòng thời gian mà mức cao nhất của nó có thể cần cả xã hội vào kiểm chứng trong thời gian dài. Nhưng có khi những đứa con sẽ ghét ông vì sự không cân xứng giữa suy nghĩ ngắn hạn của mình và dài hạn của ông.
“My Father has been working until now, and I have been working”
John 5:17
Tôi tin có một mối liên kết giữa devouring mother và tyrannical father theo nghĩa liên thế hệ. Cronus/Saturn thiến cha theo ý Mẹ và tin mù quáng vào lời tiên tri của Bà về một đứa con trai sẽ thay thế mình. Nếu bà nội đã thu hẹp dòng thời gian của cha, cha cũng sẽ thu hẹp dòng thời gian của đứa con mình bằng cách nuốt con vào bụng. Hoặc là có khi tế con vào trong bụng của một vị thần mẫu hệ dưới dạng đàn ông đầu bò mang một số cái tên như Baal và Moloch. Đó là nghĩa đen. Còn nghĩa bóng là con sẽ không quá bi thảm, chỉ là sẽ bị giam mãi mãi trong thế giới nhỏ bé đó. Cha theo định nghĩa sinh học của mẫu hệ và theo định nghĩa tinh thần của phụ hệ là khác nhau. Đứa con vô tình có một người cha trẻ con có thể phải bấu víu vào một vị cha đỡ đầu đâu đó ở xã hội và tôn giáo.
Minotair Man - <a href="https://www.paulreidart.co.uk/mythologies">Paul Reid, 2021</a>
Minotair Man - Paul Reid, 2021
Khái niệm tyranical father có thể đi từ hình ảnh cậu bé không lớn được mà làm chủ gia đình, lạm dụng vũ lực như khả năng gần nhất mà đàn ông với tới được, cho đến những người bậc trưởng phụ hi sinh con cho lý tưởng ích kỉ của mình như Cronus/Saturn đã nuốt chính các đứa con của mình vì lòng tham quyền lực. Muôn hình vạn trạng nhưng đều tụ ở một cái cảm giác bị thu hẹp về tư duy tương lai và tư duy đa chiều. Tôi hay tả cảm giác này là âm tính nói chung, còn nặng về sinh tồn và đặc biệt là tính phi nhân hóa.
Thời trang của tôi về sau rất thể sẽ clean-cut như vậy, phải luôn có găng tay và che kín người.
Thời trang của tôi về sau rất thể sẽ clean-cut như vậy, phải luôn có găng tay và che kín người.
Nhưng tôi nghĩ chuyện đánh giá lý tưởng của cha đúng hay sai là khó hơn rất nhiều so với đánh giá mong muốn nhỏ bé của mẹ. Tyrannical father có một dải tập hợp phức tạp hơn và trải dài các dòng thời gian lớn lên của một con người hơn devouring mother nên tôi nghĩ tyrannical father là một khái niệm rất trừu tượng. Các lát cắt của tyrannical father đáng sợ trong tiềm thức trẻ con tôi tin là Bluebeard, người đàn ông to lớn, râu rậm và giàu có có sở thích giết vợ hoặc là sẽ giết vợ nếu vợ làm trái ý mình. Tyranncial father kinh khủng với người lớn lại là Cronus/Saturn. Còn lúc già thì những đứa con trai này có khi đã thành tyranical father mà mình đã sợ dựa trên độ tuổi của mình.
Nhiều người hay mắc kẹt vào một khoảng thời gian ngắn của cha để lên án cha. Nhiều người thấy cha ở dòng thời gian tích cực hơn thì thương cha. Nhiều người xem cha chỉ là cha trong gia đình, và không nghĩ cha là một thực thể trừu tượng hơn như người lèo lái xã hội là nhà nước. Lên hàm ý tôn giáo hơn nữa là Cha, người sáng tạo thế giới, đưa ánh sáng tri thức của nhân loại, giúp họ nhớ lại những kí ức trong bóng tối của quá khứ và cùng lúc vẫn phải tiến về tương lai. Bất kể là cha nào, từ gia đình nhỏ cho tới tôn giáo, từ xưa cho tới nay, họ đều bị cho là ác. Dù các vị có gây chuyện ác, nhưng hậu thế phán xét nhiều lúc không phân biệt được làm chuyện ác vì sự ích kỷ với vì sự đánh liều một số thứ vẫn còn mơ hồ trong giai đoạn các vị cha này còn sống và phải đợi cho tới một giai đoạn nào đó, có thể lúc đó cha đã qua đời rồi, mới kiểm chứng được là quyết định của cha là có lợi hay hại về đường dài. Rất khó để kêu một người không có tầm nhìn xa đánh giá một vị cha có khả năng tiên tri. Chưa chắc họ cảm được nỗi sợ của sự bất định khi cha không nhúng tay vào và để cho “số phận” (để ngoặc kép vì tôi chả biết số phận là một thực thể có ý chí hay một cái sọt rác của nhóm người vô tri tạo nên) quyết định một ai nào đó làm công việc mà cha đã không can thiệp. Càng khó hơn khi họ là hậu thế, mơ hồ về quá khứ hình thành nên quyết định đó, mù mờ về tương lai và cũng rất hào hùng khi có benefit of hindsight.
Với tôi, tyrannical father là một thứ tôi sẽ chiêm nghiệm cả đời vì bản chất luôn gây tranh cãi như vậy và luôn luôn có giá trị hơn devouring mother, dù cả hai khái niệm này ngay từ đầu đã mang hàm ý tiêu cực.
God The Father and Angel – Guercino, 1620
God The Father and Angel – Guercino, 1620
Atlas Holding Up the Celestial Globe – Guercino, 1646
Atlas Holding Up the Celestial Globe – Guercino, 1646
Christ Carrying the Cross – Titian, 1565
Christ Carrying the Cross – Titian, 1565
Lucifer - <a href="http://eduardodeza.blogspot.com/p/pinturas-2010paintings-2010.html">Eduardo Deza, 2010</a>.
Lucifer - Eduardo Deza, 2010.
Oedipus Cursing His Son Polynices - Henry Fuseli, 1786
Oedipus Cursing His Son Polynices - Henry Fuseli, 1786
Đơn giản là con người biết rất rõ ơn của mẹ ở bất kì hoàn cảnh nào, nhưng chưa chắc biết rõ ơn của cha nên có thể sẽ bị vật lộn bởi linh cảm và lí trí mãi mãi cho tới ngày hiểu ra được. Cha là liều lĩnh vì chạy theo những thứ mơ hồ. Làm đúng là được xã hội công nhận nhưng có thể lúc đó mình đã ở afterlife. Làm sai là bị hậu thế oán mãi cả mấy đời sau như một lời nguyền gia tộc mãi không gột rửa được. Làm cha là rất khó và không bao giờ dừng ở chuyện sinh học. Cha phải mang một gánh nặng từ sự dè bỉu người đời, nhưng như vậy mới là cha, mới là người hùng, mới xứng đáng có sức nặng hơn mẹ trong tiềm thức những đứa con ít ỏi yêu cha hơn mẹ.
Tôi tin cha là câu trả lời cho những câu hỏi hơi ngu ngu là “học nhiều môn để làm gì?” ở học sinh cấp 3 hay “tiền nhiều để làm chi?”. Câu trả lời “vì sự phát triển nhân loại” sẽ là một thứ rất mơ hồ và nực cười với những người hay bị mắc kẹt ở hiện tại, hoặc mang một dòng thời gian quá ngắn so với dòng thời gian to lớn của nhân loại để được cái quyền đồng nhất (synchronise) quá khứ-hiện tại-tương lai của mình với quá khứ-hiện tại-tương lai theo nghĩa đa diện nhất.
Oedipus Explaining the Enigma of the Sphinx - Jean-Auguste-Dominique Ingres, 1864
Oedipus Explaining the Enigma of the Sphinx - Jean-Auguste-Dominique Ingres, 1864
Tôi đã nói về thiện ác rất nhiều nhưng chưa đưa được định nghĩa chung chung cho nó vì sự chập chen về quy mô áp dụng cho nó. Hiện tại, tôi nghĩ tôi đã có câu trả lời cho câu hỏi của vị nhân sư mà tôi tự nghĩ ra từ lúc viết về Cha năm trước, hoặc có thể được tạo ra từ sự phàn nàn của những người tôi chưa bao giờ gặp mặt ngoài đời.
Tôi nghĩ bản chất thiện ác của devouring mother hay tyrannical father là tùy vào cách xác định phương thức (mean) và các kết quả (end) trong dòng thời gian chủ quan của những người đánh giá khác nhau. Kết quả người này hoàn toàn có thể chỉ là một mean với người khác có dòng thời gian dài hơn. Vậy nên, bản chất ác hay mục đích cuối cùng có ác hay không thì chỉ cần so sánh dòng thời gian cha mẹ với con cái. Với devouring mother, bà chưa hóa ác khi con trẻ còn chưa trưởng thành về sinh học hay chưa vươn tới định nghĩa trưởng thành theo dòng thời gian của bà. Với tyranical father, ông chỉ chưa hóa ác khi nhận thức dòng thời gian của ông vẫn còn dài hơn con rất nhiều hoặc nói cách khác, con trẻ vẫn chưa hiểu hết cách ông suy nghĩ về tương lai gia đình, xã hội và nhân loại. Cha sẽ luôn là cái end cuối cùng và sự thật cuối cùng.
Còn dòng thời gian lớn nhất ôm trọn tất cả, tôi hi vọng là của một đấng tối cao nào đó. Về khía cạnh trừu tượng, tôi không biết định nghĩa trưởng thành về sinh học của Bà là như thế nào. Tạm đoán là chỉ khi tôi qua afterlife, thân xác không còn, thì Bà sẽ phải dừng chuyện tác động vào cuộc đời của tôi, để tôi về với Cha. Liệu có sự lặp lại vòng đời như vậy hay không thì tùy vào chuyện liệu Cha có thả tôi về trần gian hay không. Hi vọng là có vì khu vực Ấn Độ và Á Đông có ý niệm về luân hồi. Hai Ông Bà đã li dị nhau và loại đối phương khỏi tự sự của mình vì bất đồng quan điểm nhưng mà vẫn còn tâm cơ chán, để đứa con đã bị xóa hết kí ức như tôi chạy qua lại thật mệt mỏi. Lịch sử cho thấy là con người càng phát triển, tuổi đời càng cao và kéo theo sự nối dài dòng thời gian của Mẹ. Tôi chỉ cần biết nếu thời gian ở với Bà càng dài thì có nghĩa độ dài thời gian của Cha, vốn nằm ngoài nhận thức con người, cũng dài hơn. Ít nhất, đây là một niềm tin để tôi đi tiếp.
Tôi vừa mới check là vì một lí do nào đó, cách diễn giải của tôi hơi giống lý thuyết vật lí về thời gian hố đen. Sau khi thử giải từ công thức trên bằng cách để mẫu bằng 1, tôi thấy cách để đồng nhất thời gian của Trái Đất với thời gian ở bên ngoài là khiến cho lực hút Trái Đất bằng 0. Cách khả dĩ duy nhất để khiến cho nó bằng 0 là con người phải đi ra ngoài vùng ảnh hưởng của lực hút. Chứ con kêu Mẹ tắt lực hút đi là ngu lol quá, political ở đâu nếu như trứng có thể đòi khôn hơn vịt bằng miệng? Thời gian của Trái Đất luôn chậm hơn ở ngoài nên ai ở gần và trong thời gian khá lâu với Mẹ và mẹ, các avatar của Mẹ, là sẽ không có nhận thức về thời gian lắm. Sự co giãn thời gian (slow motion) hiện lên khá rõ, chỉ là không phải ai cũng cảm được để liên kết những thứ mình đang làm là dấu hiệu của chuyện này. Dự đoán là sự tận cùng vô cực (infinity) của việc này là mắc kẹt và đứng hình trong mốc thời gian nào đó, đúng nghĩa là trở thành một bức hình hay khung hình trong thước phim dài của cuộc đời.
Trả lời xong rồi thì liệu nữ nhân sư có rơi xuống vực thẳm mà chết không? Nhân sư trong đầu tôi đã đi đời rồi, nhưng “nhân sư” khác chắc không vì thông thái hay không là luận ở cái đầu. Nhân sư của tôi mình thú đầu người. Chỉ cần đảo ngược vị trí là làm nên một câu chuyện đi vào lòng đất rồi.

IV. All works and no play make Jack a dull boy

The Wailing 2016
The Wailing 2016

1. Trưởng thành?

Thế nào là trưởng thành? Gordon Allpor tạo ra 6 yếu tố self-extention, emphathy-symphay-compassion, self-acceptance, realistic perception, insight-humour và comprehension of life purpose. Nghe khá có lí vì tôi có thể vô thức theo mạch này nhưng nó vẫn chưa có chi tiết về đầu vào. Tôi đi quay mòng mòng trong đống tài liệu khoa học và thấy bế tắc. Vậy nên, tôi thử dời vấn đề này cho triết học và tôn giáo và lấy bản thân tôi ra phân tích thử để bắt đầu một qui trình định nghĩa mơ hồ.
Nếu dùng các nhân vật tôn giáo kì cựu, khái niệm giác ngộ có vẻ như là một thang đo nào đó để cho nhiều người phải gọi các cụ này là “thầy” hoặc “cha”. Tôi nghĩ là mình chưa giác ngộ vì còn trẻ trâu quá, khịa các bạn đồng trang lứa, khịa các cụ thân sinh, khịa các cụ tiền nhân là một ông già râu dài hay cưỡi trâu nào đó vì đơn giản, tôi khịa nốt cả càn khôn. Vừa mới viết tâm thư lucid dream lờ mờ lờ không thấy cho một Bà nào đó, rồi còn nói phong long một Ông nào đó hít đá hít bột gì đó. Không biết khịa hoài vậy là do bề trên cho phép khịa để giác ngộ hay là tôi ngông cuồng quá.
Thật sự là tôi còn chưa gặp bất cứ một ai giác ngộ ngoài đời, chỉ mới nghe ngóng phong long giang hồ mạng nói về những lần gặp các bậc giác ngộ đã tu hành nhiều kiếp. Giác ngộ là ngồi một chỗ, tụng kinh hoặc là vẽ vời hình con cá trên cát, biết vài ba câu, thấy hai ba thứ là có thể luận được chân lí và lôi về một kho tàng kiến thức về. Tôi là chưa tới mức đó vì khi tôi viết Lucy, tôi cũng phải cần Internet, Google, Instagram, Twitter, Facebook, YouTube và phim ảnh của mấy quỷ corp và Hollyweed chỉ đường dẫn lối, xóa đi mây mù.
Vậy nên, trưởng thành hay giác ngộ cũng là một khái niệm để tôi chiêm nghiệm. Sự thật về trưởng thành là một thứ tôi không dám tự tin định nghĩa. Và nhiều lúc sẽ giễu nó như cách trẻ nít hay adult boy hay hôn thách nhau để trộ làm người lớn, dù chúng hoàn toàn cũng không hiểu những thứ này có thể gây xúc động cho những người lớn giấu mặt đang ngắm chúng ở ngoài.

2. Trái cấm

Tụi Tây đang ở purberty
Tụi Tây khi đã qua purberty
Trái tri thức trong tiềm thức những người biết hoặc không biết Kinh Thánh luôn là trái cấm. Nếu dời chủ đề giác ngộ xuống quy mô sinh học, nó sẽ dễ mường tượng hơn với nhiều người vì cái dục tri thức luôn khó hiểu hơn cái dục sinh học. Tôi không nói về sự lão hóa trên khuôn mặt và cơ thể vì đó là mặc định nếu như được ăn uống cơ bản đầy đủ. Tôi nói về khía cạnh tinh thần và suy nghĩ vượt khỏi nghĩa đen mà mắt thường nhìn thấy. Tôi nghĩ là ở độ tuổi hơi bị trẻ của tôi, tôi vẫn chưa thấu hết được trưởng thành theo nghĩa của Cha Mẹ vì muốn lên tinh thần là phải vượt qua yêu cầu về sinh học ở từng độ tuổi. Đợi tôi qua afterlife rồi thì nói làm gì, nên giờ là chỉ ngồi nhớ lại cái vòng lặp trong quá khứ và hi vọng sẽ lặp lại ở quy mô lớn trong tương lai.
Trái cấm ở quy mô sinh học là học về cách kiểm soát cơ chế sinh học ngay từ lúc dậy thì. Tôi thấy hồi tôi đi học, teenager Đông Lào cũng ok lắm, chỉ bị áp lực học hành và chửi ngu như bò thôi. Còn tụi da trắng và da màu ở phương Tây bị đánh lạc hướng hoàn toàn sang vấn đề sinh học vì purberty của tụi nó đau đớn hơn dân da vàng nhiều. Tính dục trong nhiều ấn phẩm học đường phương Tây là không tránh khỏi. Tôi nghĩ kể từ khi văn hóa phương Tây vào Á Đông, người Châu Á hơi bị chập chen vài thứ vì sự không tương đồng về sinh học. Ví dụ, họ khó biết hoặc không tin lắm vào sự tồn tại của những người sinh học đã phát triển đủ nhưng trí óc chưa chạy theo kịp và cả khả năng trí óc sẽ bị mắc kẹt mãi mãi ở giai đoạn đó.
Antifan con quỷ Mika.
Tôi là một người rất ghét Peter Pan và một phiên bản ngược giữa logic cơ thể to-óc nhỏ là Tinker Bell. The Holy Trinity tôi nói hiện tại đã trưởng thành hơn họ hồi những năm 2000 sau những biến cố mình không quá để tâm sẽ sắp xảy ra. Chuyện forever young của họ là đến từ sự vô tư đến thụ động với tác động xã hội. Còn các anh chị Peter Pan-Tinker Bell có thái độ rất nghiêm túc là một khi mình rời khỏi thế giới nhỏ xíu của mình, mình sẽ chết. Vậy nên, họ tìm cách để mình là thủ lĩnh của các cô cậu bé ở một thế giới nho nhỏ nào đó. Peter Pan không tránh khỏi có cùng chủ đề với Hoàng Tử Bé. Anh chị nào thích Peter Pan và Tinker Bell là hay mặc thời trang tối giản của Nhật, sống “an yên”, sống tự nhiên, để tóc ngố ngắn và cưa sừng làm nghé. Nói trông khá sophisticated như về cảm nhận thiên nhiên chẳng hạn, nhưng cái làm nên Peter Pan là chủ đề chính hoàn toàn vắng bóng tình dục, và rất lơ tơ mơ về những cái thực sự làm nên tự nhiên là phồn thực và cá lớn ăn cá bé, trong khi trong sự vô thức, lại rất dễ mạt sát người khác như quân thù nếu như ai đó công khai sex joke.
Một người lớn hơn nữa là Holden Caulfield trong Bắt Trẻ Đồng Xanh, ở một độ tuổi đang trong dậy thì, biết một chút về thế giới người lớn, có sắc dục một tí nhưng vẫn không dám nhảy hẳn sang đó. Các đặc điểm của các anh chị này ở ngoài đời là cứ hay trích quote rất deep, tự viết, dán chữ lên những cái ảnh Hồng Kông và Vương Gia Vệ rồi tự hão mình xa xăm lắm và đã thấu hết nhân tình, nhân sinh và nhân gian. Vừa Peter Pan lẫn Vương Gia Vệ. Còn dạy dỗ các bé lơ tơ mơ về tình dục, về cách làm sao để đạt cực khoái bằng sự lãng mạn của Happy Together và Days of Being Wild, rồi tiểu thịt tươi thế này, tiểu thịt thối cái nọ. Chị đây còn chưa dạy tụi em thì thôi chứ đòi dạy ngược lại chị.
Một điều thú vị nữa là tôi vừa mới tìm được một nhân vật trên Bắt Trẻ Đồng Xanh nhưng dưới người phụ nữ giày đỏ. Đó là Pennywise. Nhân vật này được lấy cảm hứng từ Ronald McDonald, nhân vật quảng cáo fast food cho trẻ em Mỹ.
Cái tạo hình như vậy liên quan gì tới một anh hề?
Cái tạo hình như vậy liên quan gì tới một anh hề?
Cross dresser nam – 1900, Hungary
Cross dresser nam – 1900, Hungary
Cross dresser nữ - 1912, Hoa Kỳ
Cross dresser nữ - 1912, Hoa Kỳ
Chưa gì tôi đã hơi mường tượng ra em trai Ngạn trong Mắt Biếc và chị gái Feminist punk rock nào đó bên Tây lấy nhau rồi nuôi con. Tiếp theo là một sự hợp thể của hai người này. Em trai Ngạn mà được trang điểm giống nữ, dù không thể đẹp lộng lẫy như Joan Crawford vì bản chất vẫn là adult boy và còn nét đàn ông thô và lộn xộn, nhưng như vậy mới thành hề được, mà còn là hề dành riêng cho trẻ con. Tôi nghĩ Pennywise là một phiên bản trẻ em của dân cross dresser Châu Âu mà thời hiện đại gọi là drag queen cho phân khúc giải trí hài hước của người lớn. Tôi không hiểu tại sao người lớn cho rằng drag queen cũng khiến cho trẻ con cười như mình? Bé nào nhạy cảm hơn các bạn đồng trang lứa là phải thấy hề không nên là một thứ để cười. Tôi thấy đầy những thứ mâu thuẫn và không nhất quán về giới tính là liền cảm được sự uncanny của một thứ nhân tạo.
Bản thân nhân vật hề là một thứ đã qua dậy thì và rất cần kiến thức sinh học để hiểu nên sẽ có màu sắc dục rõ ràng. Tay hề Pennywise, Peter Pan, Hoàng Tử Bé, Barbie và Ken (phiên bản búp bê hiện đại) nên là các ví dụ điển hình cho chuyện người lớn role play trẻ con một cách rất tệ nhưng người lớn khác không thấy, chỉ có đám trẻ con thấy một ai đó xâm nhập vào thế giới quan của mình đến khó chịu. Các nhân vật trẻ con này không bao giờ hoàn toàn là trẻ con vì đơn giản đã mang cơ thể quá lớn cho bỉm sữa. Mẹ không bao giờ cho họ quay trở lại làm trẻ con nữa nhưng Bà không thể đảm bảo chuyện cái đầu của họ thật sự lớn hay chưa. Adult boy, adult enfant, một thứ hỗn tạp và đầy mâu thuẫn.
Trẻ con phương Tây tiền dậy thì và trong khi dậy thì luôn có vẻ nam nữ lẫn lộn nhưng đó là một đặc tính của tự nhiên, không phải là một thứ uncanny từ đám Evil Demon. Đến lúc mà tôi nghiệm ra lí do cho chuyện tôi ghét hề từ hồi nhỏ thì giáo dục mẫu giáo và tiểu học Mỹ và Châu Âu đầy rẫy transgender mà ở đó không những trộn nam nữ mà trộn cả người lớn và trẻ con. Chú hề sẽ tinh vi hơn hồi Cách Mạng Tình Dục vì nó nhân danh nhiều thứ lành của người lớn để hại trẻ con. Timing cho chuyện ăn trái cấm quá sớm là một dạng vượt quyền của Mẹ và kết quả chỉ có hỏng.
Good and Evil - Victor Orsel, 1832
Good and Evil - Victor Orsel, 1832
Bản thân phụ nữ cũng chịu vài định kiến từ những người không luận được lí do của sự mâu thuẫn. Con Điếm Thành Babylon (The Whore of Babylon) góp phần tô vẽ phụ nữ đầm đỏ là đại diện của cái ác thuần túy, vì sự nhục thể hiện ra rõ của họ và kèm đó là sự khuyến khích một dạng phụ nữ gia đình như chị gái phía bên trái bức tranh Good and Evil. Tôi thấy điều này đã vô tình thành một cái cớ bạo biện cho những thanh niên cánh hữu pop hay viện Jordan Peterson để không thể tiếp tục lớn. Nhưng vấn đề đáng tiếc hơn nữa là nó đã vô tình phong kín một hồi tiếp theo của bức tranh này mà Kitô giáo đã quyết định không đảm nhận làm người kể. Tốt nhất, là để các chị kể và tôi đã lên đồ make-up sẵn để kể đây.
Hercules and Omphale - Peter Paul Rubens, 1605
Hercules and Omphale - Peter Paul Rubens, 1605
Odysseus recognises Achilles amongst the daughters of Lycomedes - Louis Gauffier, 1791.
Odysseus recognises Achilles amongst the daughters of Lycomedes - Louis Gauffier, 1791.
Hai vị Hy Lạp còn có góc khuất như vậy. Tôi không phải ngoại lệ và còn tự hào là giả đẹp hơn hẳn các anh lẫn các chị, mỗi tội tay hơi lực lưỡng.
Hai vị Hy Lạp còn có góc khuất như vậy. Tôi không phải ngoại lệ và còn tự hào là giả đẹp hơn hẳn các anh lẫn các chị, mỗi tội tay hơi lực lưỡng.
Màu đỏ không chỉ là nhục thể mà còn biểu tượng cho sự quyền lực. Phụ nữ sẽ phô diễn quyền lực của họ bằng tính chất sinh học đã khiến bản thân mình là mẹ. Nghĩa vụ “good” của các chị đầm trắng này chỉ là tạm thời cho những phụ nữ lớn không ngừng. Khi họ tiếp tục lớn, họ sẽ trở thành phụ nữ đầm đỏ hay người mẹ của những đứa con đã lớn và bươn chải xã hội. Những đứa trẻ họ dạy dỗ về sau này nếu thích nghi với xã hội được thì kể cả không thành quỷ, thì cũng thành lưu manh. Nó sẽ đem quyền uy từ gia đình lớn bên ngoài hoặc gia đình riêng của nó để đe dọa gia đình nhỏ. Phụ nữ phải mặc đầm đỏ để bảo vệ gia đình mình trước chính đứa con. Không phải những người nào cũng như vậy vì mẹ lên được đầm đỏ là cũng phụ thuộc vào sự ghê gớm của đứa con ngoài xã hội. Con dễ bảo quá thì không cần lên tới như vậy. Chuyện con ăn hiếp mẹ thấy đầy ở ngoài xã hội, dễ nhìn nhất là từ chuyện chia tài sản khi cha đã mất.
Hề gần như không tồn tại trong thế giới quan của teenager đang chật vật trong việc dậy thì vì quỷ chỉ đe nẹt được quỷ nhỏ hơn và không thể đe được một con quỷ bằng và lớn hơn mình. Chúng sẽ rất sợ người phụ nữ đầm đỏ và giày đỏ. Một sự trùng hợp đến kì lạ với Pennywise là Lewis Carroll, một tên hề từ thế kỷ 19, cũng khiến cho các bé gái phải sợ chính bản thân mình trong tương lai như Nữ Hoàng Cơ-mẹ Alice và Nữ Hoàng Đỏ-đại diện phụ nữ trưởng thành về mặt thể chất lẫn tinh thần. Một sự mâu thuẫn là tên hề này kìm hãm sinh học nhưng lại đòi một cách vớ vẩn về tinh thần thông qua chi tiết Alice được “queened” từ một con tốt trong cuốn truyện thứ 2. Về sau này cũng có mấy thằng cha hay ướm giày đỏ cho bé gái một cách âm thầm nhưng luôn khiến chúng phải sợ kinh nguyệt.
Màu đỏ trong tiềm thức các gã hề này không phải kinh nguyệt vì đàn ông bất kể độ tuổi rất sợ kinh nguyệt, nên chỉ duy một hướng suy luận được là sự biến mất của ngây thơ và trinh trắng. Màu đỏ không nên thành nghĩa này. Phụ nữ sau kì kình đầu nhiều lúc khác nhau về hướng đi chỉ vì khác timing cho màu đỏ lần thứ hai này. Nếu như màu đỏ thứ hai này mà xảy trước kì kinh đầu, nó đã đủ thảm họa rồi. Tôi nghĩ nhiều người phải biết lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo, bất kể văn hóa, về khái niệm trinh trắng thuộc trẻ con và nó đều liên quan tới tà giáo và quỷ dữ.
Sắc dục không hoàn toàn ma quỷ và màu đỏ đã đa nghĩa ngay trong hàm ý sinh học. Nhưng chỉ cần đảo một số thứ tự và khác về timing là đã đi vào lòng đất.
Này là no no nha bé Lo. 30 chưa phải Tết và quét son sẽ bị cấm tiệt trong thời kì cận kinh nguyệt đầu tiên.
Này là no no nha bé Lo. 30 chưa phải Tết và quét son sẽ bị cấm tiệt trong thời kì cận kinh nguyệt đầu tiên.
Đợi Mẹ duyệt cho kì kinh nguyệt đầu tiên đi rồi bé Lo có thể quét son và đi chơi với bạn.
Đợi Mẹ duyệt cho kì kinh nguyệt đầu tiên đi rồi bé Lo có thể quét son và đi chơi với bạn.
Con gái mà không thích màu đỏ là có chuyện rồi. Nó đáng lẽ phải thích màu đỏ.
Con gái mà không thích màu đỏ là có chuyện rồi. Nó đáng lẽ phải thích màu đỏ.
The Holy Trinity of Chaos. Tôi nghĩ là ba chị gái này phát triển khá lành mạnh. Nếu tôi có ba cô con gái mang cái mặt giống y chang mình, nói toàn thứ non-sense có lẽ cuộc đời tôi sẽ vui lắm. Tôi không cần phải tự tạo người bạn tưởng tượng.

3. You either die a hero or live long enough to see yourself become the villain

Tôi từng deep kiểu này trong giai đoạn hơi bơ vơ về những người xung quanh, nhưng mà chị Avril đang mắc kẹt trong cái vai teenager này trong sự nghiệp của mình. Chị này từng là thiên thần của rất nhiều teenager nhưng có lẽ là sẽ trở thành quỷ với những người muốn lớn không ngừng.
Riêng chuyện phân tích vài nhân vật này cho thấy có sự lẫn lộn giữa kí ức thật của trẻ con lẫn kí ức hơi không đúng mà người lớn áp lên trẻ con. Không phải vì nó tồn tại từ lâu mà mặc nhiên là đúng. “Từ lâu” ở đây là tùy vào đầu mỗi người định nghĩa, hoàn toàn có thể là 10, 20, 30 năm hay cả 1 thế kỷ. Phải xem xét lại nhiều thứ vì cuộc chiến giáo dục và phản giáo dục là liên tục không ngừng. Và còn phải tìm cách sắp xếp những nhân vật này theo một dòng thời gian trưởng thành của con người, cụ thể là độ tuổi nào, để nhận thức rõ những dạng người thích các nhân vật này là rõ adult boy, chứ không phải cảm nhận. Các nhân vật này đã có những con người khiến chúng sống động bằng cách truyền những kí ức khá dày dặn, thổi vào chúng hơi thở của sự sống bằng chính năng lực cơ bản mà Cha đã cho và để chúng tạo nên một không gian sống thu hút những con người cùng chung suy nghĩ. Nhưng theo khía cạnh nào đó, các nhân vật này là Evil Demon của dòng thời gian sự trưởng thành sinh học của Mẹ. Con người cần các bà mẹ (hay những con quỷ lớn, zzz) để ngăn những con quỷ ngoài gia đình trong giai đoạn rất vulnerable và cũng rất survival của mình.
Ở khía cạnh tinh thần hơn, tôi từng thích vài nhân vật như vậy, đa phần Vương Gia Vệ, từ hồi teenager. Giờ thì ngày càng không thích vì tôi luôn có một nỗi sợ nguyên thủy về quay ngược dòng thời gian lớn nhất gọi là phản văn minh. Chắc chắn tôi không thích làm một tôi hồi cũ vì mình lúc đó chưa có xảo quyệt như hiện nay. Tôi biết phiên bản cũ không mạnh bằng hiện tại là vì tôi luôn tin rằng mình luôn lớn theo thời gian, mang trong mình một niềm tin vào sáng tạo và sự thôi thúc khai phá cái mới. Chuyện trú ngụ trong quá khứ là một sự yếu đuối, một sự ăn bám mẹ và hào quang từ những thứ mình sinh ra đã có và không cần làm việc cực nhọc để có. Khi sự sáng tạo héo mòn, con người hiện đại ăn mày quá khứ để che đậy đi sự thiếu vắng của cái tôi, cái hiện tại lẫn sự nghèo nàn cả quá khứ.
Bạch Phát Ma Nữ, 1993
Bạch Phát Ma Nữ, 1993
Tôi thấy phần lớn con người hay chọn 1 trong 3, không bao giờ đủ khả năng để dung hợp ít nhất là quá khứ và hiện tại, chứ chưa yêu cầu phải có ý niệm về tương lai vì sáng tạo và tiên tri không hề là công việc dễ dàng. Nhưng tin vui là những người ở hiện tại luôn là lesser evil so với quá khứ vì đơn giản dám liều ở một số thứ hay ho và ít giáo điều hơn. Họ có thể cho tôi những cuộc vui thật sự vì những gì họ nói là thật của họ vào thời điểm đó. Tôi thà nói chuyện tào lao và hút cần với Cardi B còn hơn là nói chuyện với những người classy, gentleman, philosophical, religious đã quá già hoặc đang còn trẻ nhưng cố làm ông già.
Chị gái này 43 tuổi rồi đó. Chị rất child-like nhưng ai mà bảo childish là rất sai. Nghe giọng chỉ là tui muốn đi đẻ. Phúc cho ai lấy được chị này và làm con của bà mẹ này.
Chị gái này 43 tuổi rồi đó. Chị rất child-like nhưng ai mà bảo childish là rất sai. Nghe giọng chỉ là tui muốn đi đẻ. Phúc cho ai lấy được chị này và làm con của bà mẹ này.
Tôi chưa từng gặp Mẹ, kể cả mẹ của mẹ nhưng tôi có thể tôi đã gặp những người như vậy trong vô thức trong một vòng lặp của cuộc đời hoặc tìm tòi về một số sách vở mô tả về các bà. Chỉ biết người nắm quá khứ dày dặn sẽ luôn có một khí chất của Mẹ, như ngọn núi, như sông biển vẫn ở đó qua bao nghìn năm. Mỗi lần bà nói, một quá khứ nghìn năm lướt qua trong chớp mắt vì cái essential của một thời đại, một thế kỷ, một thiên niên kỷ đang hiện diện da thịt ở người phụ nữ này. Con người trải qua rất bao thời đại mà bà vẫn còn đó, vẫn là một tổ hợp của tất cả mà vẫn mượt mà, là có thể bất cứ ai nhưng không ai có thể là bà. Một khí chất xa xăm mà không cần phải nói hay chứng minh. Người người khao khát bà vì có bà, là có chiếc chìa khóa của một kho báu được chôn vùi trong quá khứ từ lâu. Nhưng sau cùng, sự khao khát nhất thời đó sẽ dần bị dập tắt vì con người từ xưa đến nay không thay đổi. Cảm giác đau đớn là luôn luôn có như một cái giá phải trả cho việc có được quá khứ. Nhưng kể cả khi tôi không thích bà, các nữ tiên tri và các nữ thần báo thù, tôi vẫn giữ bà bên cạnh. Tôi nhất quyết sẽ cứu bà như cách bà sẽ cứu tôi bất chấp lí lẽ của cuộc đời.
Người phụ nữ trông như đã kinh qua bao biến cố.
Người phụ nữ trông như đã kinh qua bao biến cố.
Tôi vẫn cần ôn lại những kí ức quá khứ liên tục vì chúng là một phần không thiếu của mình. Nếu không làm thường xuyên như một nghi lễ, tôi rất dễ mất cảm giác lịch sử đó và sẽ có vài quyết định không đúng trong tương lai. Chuyện này cũng không hề dễ chịu chút nào vì tôi lúc nào cũng phải suy nghĩ, nhìn một thứ, nghe vài lời nói của người khác, là phải nhớ lại một thứ tương tự trong quá khứ.
Tôi có nghĩ về một vế khác từ “I think, therefore I am”. Đó là không suy nghĩ là tôi không tồn tại. Chỉ cần nói theo hướng phủ định, sẽ cảm được sự tồn tại của một lời nguyền bên cạnh một lời tuyên ngôn hùng hồn của tự do trước Evil Demon. Cụ Descartes có thể không có ý định mỉa mai ý chí tự do vì cụ nói trong context khác, nhưng tôi thấy cái vế này là không tránh khỏi.

V. Oldboy

1. Bi kịch

Hài kịch và bi kịch là một khái niệm mà cả hai vị Plato và Aristotle từng tranh cãi. Plato không thích thơ ca và phái sinh của nó là kịch nghệ vì ông, một người utopian, không thích những thứ Dionysus, khơi gợi cảm xúc trần trụi, chiếm chủ đạo trong xã hội Plato của minh triết. Trong khi học trò Aristotle cho rằng kịch nghệ luôn có triết lí vì nó là phương tiện để con người, loài có kĩ năng bắt chước cao nhất (the most imitative of living creatures), học những bài học đầu tiên về thế giới thực. Nhưng dù sao, cả hai đều đồng ý một điểm duy nhất.
Plato từng ví trong Law: “If very small children are to determine the question, they will decide for the puppet show…The older children will be advocates of comedy; educated women, and young men, and people in general, will favour tragedy”.
Aristotle cũng chia sẻ một sự thứ bậc như vậy trong The Poetics of Aristotle: "Comedy is, as we have said, an imitation of characters of a lower type…Epic poetry agrees with tragedy in so far as it is an imitation in verse of characters of a higher type”
Bi kịch gốc Hy Lạp luôn gắn liền với tự sự một vị anh hùng, một á thần, một vị vua, hoàng tử hay một người có tố chất thanh khiết đang trên đường lên đỉnh cao nhưng sẽ rơi một cú ngã rất đau ngay trên đỉnh cao danh vọng và trở thành một con quỷ trong mắt mọi người bởi vì một lỗi lầm rất bất đắc dĩ. Trong khi đó, cú ngã của người thường và những chú hề trong hài kịch có thể gây nên những tiếng cười. Khi họ ngã, người xem chủ yếu tập trung vào lí do ngớ ngẩn và từ đó bật cười vì họ không leo đủ cao để không ngã quá đau từ những lỗi nhỏ. Hài kịch và bi kịch cùng xuất phát từ những lỗi nhỏ nhưng cú ngã đã làm nên sự khác biệt. Sự tương phản của chúng phản ánh một lời nguyền dành cho người ở trên cao ở thời kỳ Hy Lạp cổ. Họ sẽ luôn bị phán xét khắt khe hơn rất nhiều người đời, bởi tất cả và bởi thứ luật hành xử mà Cha đã ban. Quyền lực càng lớn, trách nhiệm càng cao. Lucifer là một vết tích bi kịch Hy Lạp để lại trong tiềm thức đại chúng. Vốn dĩ chỉ có vài người nhìn xuyên qua cái danh quỷ dữ để thương cảm cho hắn, vì người có thể đi lên và ở trên cao luôn quá ít ỏi để lan tỏa sự đau đớn đó trên diện rộng.
Antigone with Polynices' Body - Sebastien Norblin, 1825
Antigone with Polynices' Body - Sebastien Norblin, 1825
Nhưng bi kịch không hẳn là đặc quyền của tầng lớp tinh hoa khi nó được phổ biến cho những vai đời thường hơn và đã bị hạ đi vài bậc, dưới tư cách là một hồi nối tiếp của các vị anh hùng bi kịch như nàng Antigone-con gái của Oedipus, cái chết của vua Eurystheus-người yêu cầu 12 kỳ công cho Heracles và cuộc đời lang bạc từ câu chuyện Jason cho tới Therseus của nàng Medea. Cơ bản, bi kịch Hy Lạp là một dòng thời gian khá dài để tôi có thể quy bi kịch thuộc về một tầng lớp nhất định theo nghĩa xã hội con người. Tầng lớp thật ra cũng chỉ là một giai đoạn. Nó chắc hẳn khá dài đến nỗi một số người xem là mãi mãi trong lịch sử hoàng gia Châu Âu, nhưng không phải một thứ khá dài với những người cảm nhận được cả mấy nghìn năm lịch sử Trung Hoa chẳng hạn.
Nhưng chắc chắn, bi kịch phải bắt đầu từ một cú ngã từ một cái đỉnh nào đó. Cái đỉnh ở đây có rất nhiều nghĩa như quý tộc, thương gia, chính trị gia, đại trí thức và sự trong trắng. Cái đỉnh của bi kịch gần như là một cổ mẫu như trái tri thức, khó cụ thể được. Bi kịch Hy Lạp và phương Tây nói chung đều có thiên hướng trưng bày nguồn gốc và nguyên tội. Nó không chừa bất cứ ai nếu như có thể truy được gia phả của người hứng chịu bi kịch đầu tiên.
Tôi tin rằng văn hóa đại chúng dần đi lên theo dòng lịch sử để được chia sẻ cái quyền được ca thán với trời đất như tầng lớp thượng tầng, được cá nhân hóa để không bị gọi là đám đông vô minh không có nhân cách gì phức tạp. Cú ngã của hạ tầng hay thượng tầng cũng đều là cú ngã của nhân loại, cú ngã khỏi tính người mà Chúa đã trao vì trong mắt Chúa, tất cả đều bình đẳng theo một nghĩa nào đó.
Một câu hỏi hơi hài hước tôi vừa nghĩ ra là liệu dân thượng tầng, theo nghĩa tinh hoa ở một lĩnh vực nào đó, có chịu một áp lực nào để tạo nên những bi kịch vĩ đại hơn Hy Lạp để còn chừa chỗ phát triển cho quần chúng hay không? Tôi nghĩ là có, dù sự suy thoái của văn hóa của phương Tây hiện tại cho thấy một tiềm năng chặt đi sự phát triển của văn hóa đại chúng bởi dân thượng tầng bằng cách ngăn đám đông biết về cái đỉnh mà đau khổ cá nhân có thể vươn lên. Nếu có tiềm năng như vậy, thượng tầng không cần phải sáng tạo quá nhiều cho một đám đông ngày càng tụt hậu, đơn giản cứ áp những khuôn mẫu sáo rỗng, tạo một cảm giác no nê đủ đầy trong siêu thị, nhà hàng băng chuyền và các drama ăn liền về thứ tình cảm nhỏ bé đã khiến cho con người đồng cảm quá nhanh chóng để được gọi là đồng cảm thật sự.
Đau khổ cần sáng tạo để đánh dấu mức độ phức tạp con người có thể lên được trong tính cách. Phải nghĩ như vậy thì may ra mới tin vào môt hi vọng mà nhiều người rêu rao đến mức sáo rỗng là nghệ thuật và văn hóa luôn phải phát triển, trong khi bản thân chưa bao giờ chịu áp lực sáng tạo hoặc chưa nhận thức ra rằng mình đã luôn tự lặp lại mình suốt 10 năm. Nếu như vậy, Aristotle đã cho tôi một cái KPI nào đó trong việc sâu sắc hóa con người bằng cách đẩy sự sáng tạo trong bi kịch.

2. Nguyên Tội

Eve - Pantaleon Szyndler, 1889
Eve - Pantaleon Szyndler, 1889
Bản thân Eve là một nhân vật rất trừu tượng mang nhiều ý nghĩa mà tôi tùy ý diễn giải cho nhiều mục đích khác nhau. Sự tự do trong diễn giải của tôi cũng là nhờ bản thân Eve là hiện thân con người của khái niệm Nguyên Tội cho rất nhiều cái tội. Tôi thích Eve hơn Adam nhiều và luôn thấy Eve có ích hơn Adam vì cô gây quá nhiều thảm họa để cho phép cái đầu thích nghĩ ngợi như tôi có lí do tồn tại. Eve giống như Pandora và nữ nhân sư vậy. Không hiểu lí do vì sao phải có thảm họa trong khi mọi thứ Chúa tạo ra đang tốt đẹp, nếu như Chúa thật sự là một thực thể hoàn hảo nhất.
Đây chính là Problem of Evil. Tôi từng tìm cách trả lời câu hỏi này trong Lucy bằng cách quy về cho một người mẹ thủy tổ, nguồn cơn của mọi cái ác trước cả khi Chúa được sinh ra. Vậy nếu như Chúa hoàn hảo hơn Mẹ và lại còn toàn thiện, tại sao không diệt Bà ấy bằng năng lực của mình? Tôi chỉ còn một cách giải thích cho chuyện này đó là từ một kết luận trước của tôi về bản chất thiện ác của cha và mẹ. Cha thiện chỉ khi Ông ấy có một dòng thời gian tiền đề để so sánh. Ông ấy sẽ mãi thiện khi dòng thời gian của Ông dài hơn. Nếu như Mẹ chỉ cho con người 30 tuổi, Cha sẽ cho 60 tuổi. Nếu Mẹ cho con người tài nguyên thiên nhiên vô tận, Cha sẽ cho con người khả năng sáng tạo từ hư vô. Nếu Mẹ kéo con người xuống lòng đất với Bà khi số đã tận, Cha cho con người afterlife để đi tiếp cùng Ông. Ông sẽ bằng mọi cách vượt khỏi Bà và tính trước Bà cả trăm bước.
Pandora's box John William Waterhouse, 1896 &amp; Psyche Opening the Golden Box - John William Waterhouse, 1904
Pandora's box John William Waterhouse, 1896 & Psyche Opening the Golden Box - John William Waterhouse, 1904
Nhưng còn Eve thì sao? Ai có thể giải thích một bi kịch của Eve đã xảy ra sau 6 ngày tạo nên vạn vật đó của Chúa và ngay trong vườn Địa Đàng thuộc quyền kiểm soát của Ông?
Eve có một phiên bản trong thần thoại Hy Lạp là Pandora, một nhân vật trong hồi tiếp theo sau câu chuyện Prometheus lấy trộm lửa. Chính Zeus, vị thần tối cao, là người dụ dỗ Pandora mang đau khổ cho nhân loại thông qua chiệc hộp chứa đầy những tội ác để trả thù Prometheus thông qua loài người và ngăn chặn con người vươn tới đỉnh Olympus một khi đã có lửa.
Điều này hơi tạo tiếng xấu cho câu chuyện Kinh Thánh nếu một ai đó cố gắng kết nối hai tự sự này thông qua cùng một vai đấng tối cao. Và thật ra đã có rồi, không có gì lạ cho phong trào ăn mày quá khứ của con người khi cạn sáng tạo. Cùng là đấng tối cao, Zeus hại con người bằng cách gả Pandora cho em của Prometheus, trong khi Chúa lại đảm nhận các công việc của Prometheus là tạo con người, gả Eve cho Adam và đày Adam và Eve khỏi Địa Đàng.
Nhưng câu chuyện Kinh Thánh chứng tỏ sự trường tồn lâu dài của mình hơn ở nhận thức lịch sử tôn giáo của phương Tây, chứ không phải một tự sự thần thoại và tam sao thất bản. Quan trọng, chính tội lỗi của nó đã đưa nhân loại đến ngưỡng văn minh này, nơi mà con người có thể kéo dài tuổi thọ của mình ở ngưỡng 60 tuổi. Nhiêu đó đã là một thang đo cho chuyện tự sự nào hơn tự sự nào.
Nhưng Kinh Thánh cũng chỉ là một tập hợp parables của rất nhiều giai đoạn văn hóa Lưỡng Hà. Bản thân nó có một tự sự mâu thuẫn với tinh thần trái tri thức ngay trong chương Genesis và vô tình là đồng môn với Pandora. Nó là câu chuyện tháp Babel mà ở đó Chúa khiến cho ngôn từ của loài người trở nên đa dạng:
“If as one people speaking the same language they have begun to do this, then nothing they plan to do will be impossible for them. Come, let us go down and confuse their language so they will not understand each other.”
Genesis 11:6-7
The Tower of Babel - Pieter Brueghel the Elder, 1563
The Tower of Babel - Pieter Brueghel the Elder, 1563
Tôi nghĩ là các nhà triết gia phương Tây có thêm một luận điểm để tấn công Kitô giáo thông qua tự sự đến từ một dân tộc nhỏ so với Đế Chế Babylon đa sắc tộc. Kinh Cựu Ước có vẻ không thích Babylon cho lắm và luôn ví dân tộc này là một vị thần hủy diệt trong tự sự của mình. Kinh Thánh cũng lẫn vài yếu tố lịch sử trong một câu chuyện tôn giáo. Tôi đọc nhiều lúc là phải phân tích lúc nào là triết học và lúc nào là lịch sử trộn dã sử thêm mắm muối vô để role play Chúa. Suy cho cùng, Kinh Torah cũng là một ghi chép của rất nhiều người và nhóm người thuộc về một sắc dân mà Kitô giáo tham khảo.
Nếu như tôi cho rằng con người không hiểu Mẹ lắm thì cũng đồng nghĩa với chuyện con người đang chật vật trong việc hiểu Cha, kể cả ở mức độ văn minh hiện nay. Bên Mẹ có Evil Demon thì Cha cũng có Evil Demon. Chắc chắn sẽ có vài sự mâu thuẫn hay những cú glitch trong ma trận. Khái niệm Chúa khá đa dạng cho những tôn giáo thờ đấng tối cao. Ngay cả cái tên "Zeus" nên được hiểu là một khái niệm để con người tự phiên ra các cách hiểu của mình về Cha ở thời kì tiền đại tôn giáo. Sự vay mượn như vậy là khả dĩ vì đó là những gì con người có và sẽ luôn tiết kiệm thời gian khi dùng thứ có sẵn hơn là nghĩ ra một thứ hoàn toàn mới. Bất chấp Kinh Thánh ghi những gì, giáo hội Kitô lớn nhất lúc đó là Vatican ít nhất không bám san sát mọi thứ một cách cứng nhắc vì họ có Chúa đến từ gốc The Logos trong triết học Hy Lạp đòi hỏi phản biện và reasoning. Và sau này, văn minh phương Tây đã thành công xây được cái tháp Babel bằng một thứ ngôn ngữ thống nhất tất cả và giờ đang xây một cái Babel cao hơn cái trước đó.
Dù Babel là một vết tích xưa cũ nhưng chuyện giữ nó trong Kinh Thánh vẫn có giá trị lưu trữ cho một tương lai suy xét lí do của mâu thuẫn, còn hơn là sự biến mất hoàn toàn của các ghi chép về suy nghĩ của cổ nhân lúc đó. Phản đề của Babel có giá trị chiêm nghiệm về Chúa-vị Cha trong suy nghĩ của Hy Lạp, nếu như tôi tự tin là mình hiểu Cha và các avatar của Cha trong lịch sử là các bạo chúa và nhà độc tài. Đó là sự formalisation ở diện rộng, một thứ ngôn ngữ thống nhất mọi sắc dân và mượn sức của tất cả để xây một tháp Babel hay Jacob's Ladder vươn tới Cha. Hy Lạp không hề là người đầu tiên nghĩ tới chuyện này vì trước nó đã có bao nhiêu đế quốc có cùng hệ tư tưởng về một thứ ngôn ngữ thống nhất và một vị Chúa nắm giữ ngôn ngữ đó.
Nếu như Chúa nắm ngôn ngữ, con người có quyền hỏi tại sao lại như vậy dưới tư cách là một thực thể dưới cơ chưa hiểu hết ngôn lời. Tôi có thể hỏi Cha về Nguyên Tội của Eve. Nhưng một khúc mắc là con người có quyền hỏi và tự suy luận, trong khi đưa ra câu trả lời đúng là tùy vào Cha. Vậy nên, thử hỏi Mẹ xem sao, ít nhất là tôi ở gần Bà hơn Cha để có thể hiểu được vài phần như cách tôi đã giải thích về trưởng thành và Bà lại có một mối liên hệ không thể cắt đứt với Ông.
Chuyện Eve ăn trái tri thức đến từ một cái dục phàm trần còn vương vấn ngay ở tạo vật của Chúa. Chuyện Pandora mở hộp cũng từ một cái dục tri thức như vậy. Tất cả đều liên quan tới một kế hoạch tận dụng cái dục của con người bởi các thực thể trên cơ như một con rắn hay một vị Zeus. Văn hóa đại chúng sau này, thay vì ví con rắn và Zeus như một đại diện cho gốc của vấn đề, thì lại lấy Eve và Pandora nhiều hơn cả cho một ví dụ điển hình của Nguyên Tội. Có lẽ Eve và Pandora trông dễ hiểu hơn là rắn và Zeus vì hai cô gái này là đại diện “người” hơn và một khái niệm rất “người” gọi là dục. Họ mang sự tò mò của con người bất kể giai cấp. Ai ai cũng có thể liên hệ cái dục của mình với cái dục của họ.
Nhưng Mẹ không phải là ngôn lời, luôn biết điểm dừng, như cách các vị tiên tri nữ chỉ có vai trò cảnh báo và không bao giờ chủ động giải thích tại sao. Bà không giải thích tại sao con người có cái dục. Bà bắt con người phải thử-sai và đổ máu suốt cuộc đời để tìm chân lí. Coi như sự thật đầu tiên bị phong kín bởi Mẹ vì nếu tôi biết tất cả của Bà, thì tôi đâu còn là con. Mà Cha, người duy nhất biết hết về Bà, lại ở đâu đó tôi không cảm được.

3. Số phận

Một bi kịch mới bởi hậu duệ hiện đại của Hy Lạp được ra đời. Đó là giam hãm con người ở dòng thời gian nào đó. Giam ở dòng thời gian tiền dậy thì, non trẻ trong sáng nhất như những đứa trẻ castrati và sống trong tủ quần áo là tàn nhẫn nhất. Nhưng ở một mức độ khác là nếu bị giam hoàn toàn ở dòng thời gian đã qua dậy thì, khi mình đã mang một cơ thể đã dậy thì, một cái đầu cũng qua dậy thì thì sẽ như thế nào? Khi đó con người đã rời khỏi gia đình hạt nhân để ra ngoài cái bể lớn hơn, bắt đầu cảm nhận được Cha Mẹ ở khái niệm trừu tượng hơn. Vì còn đang ở lưng lửng đâu đó trong dòng thời gian giao thoa giữa Cha và Mẹ và đang đứng giữa sự lựa chọn hướng phát triển cho sự trừu tượng của mình; khái niệm của hiện tại có thể tả khái quát cho sự mơ hồ khá hỗn độn này.
Evil Demon của những đứa con ra một thế giới lớn hơn gia đình hạt nhân là hoàn toàn khác. Ngoài các Evil Demon to lớn hơn ở xã hội mà tôi từng chém trong Lucy, chính người trưởng thành phải đấu tranh cho một Evil Demon được tạo bởi chính năng lực của mình vốn đã vượt khỏi gia đình. Chúng có thể là Evil Demon cuối cùng của một người ở trên đỉnh. Nó được gọi là kiêu hãnh. Và có vẻ như kiêu hãnh được thiết lập một khi con người vừa mới chọc thủng màng bọc của gia đình và chỉ ngày càng lớn cho khi càng tiến tới một gia đình lớn hơn, ôm trọn nhiều con người hơn.
Narcissuss – Caravaggio, 1600
Narcissuss – Caravaggio, 1600
The Red Shoes -  Emeric Pressburger &amp; Michael Powell, 1948
The Red Shoes - Emeric Pressburger & Michael Powell, 1948
Có vẻ chị gái Natalie hợp với mấy vai tự tưởng tượng, tự làm và tự ăn, nói chung là self-abcxyz.
Tôi quan tâm tới có một thứ khác với sự phổ thông ở dân Châu Á là tham tiền tài, tham sắc dục, tham ăn và ghen tị. Kiêu hãnh là vấn đề lớn nhất với tôi vì tôi phải kiêu hãnh khi bản thân tôi có thể xem 6 tội kia là decadent, quá dơ bẩn với sự sạch sẽ của mình và không dễ để bị mua chuộc bởi những thứ đó. Một số nói vĩ cuồng giống với kiêu hãnh nhưng kiêu hãnh là một mức cao hơn hẳn hơn chỉ là vài ba cái danh hiệu trong rừng Châu Phi. Rõ ràng là có một thế giới hơn hẳn rừng Châu Phi.
Khái niệm kiêu hãnh của phương Tây rất gần với sự sạch sẽ thái quá, gần như đi đôi với định nghĩa tiệm cận về cái đẹp trong Hy Lạp và lại còn có cơ hội gần Chúa nhất trong tất cả các tội. Nhân vật đó là Lucifer, là các tragic hero của Hy Lạp, không hề liên quan gì tới các con quỷ phổ thông khác trong quần chúng. Chỉ khi được so với Jesus dính đầy máu và bùn đất, Lucifer mới hiện ra mình vẫn dơ và có khi là rất dơ trong con mắt của một thực thể cao hơn cả Lucifer.
Tại sao lại có kiêu hãnh? Không còn cách nào khác là tự truy tìm về nguồn gốc kiêu hãnh trong lịch sử phát triển cá nhân. Khi đào bới bản thân như vậy, quá khứ ùa về và liệu có một rủi ro nào đó để diệt từ trong bản thân không? Nó hệt như cách con người luôn ghét một ai đó trong quá khứ hiện về gặp mình. Thấy một phiên bản méo mó xấu xí đó là gợi nhớ về một khoảng thời gian bản thân còn không có một cái tôi gì cả, phải bấu víu vào Mẹ để sống. Giống như gặp một ai đó nắm thóp mình lúc mình còn không có khả năng tự vệ, mang bản giao kèo máu mình đã kí từ lúc còn vô tri hoặc không còn khả năng nào khác.
Hoặc là chỉ tình cờ thấy một thất bại của mình trong quá khứ mà mình đã không thể nào giải được. Một đứa con mình sinh ra rồi ngay lập tức bị vứt ở ngoài đường. Người còn tệ hơn cả Mẹ khi không hề có luật lệ nào ra hồn, absence of blood oath. Họ bỏ con giữa chợ, carefree, childish, để một ai đó gánh rồi lại còn có thể tùy hứng lấy toàn bộ ownership của đứa con mà không cần phải dành thời gian chăm sóc. Vậy thà ngay từ ban đầu, đừng sinh con ra làm gì. Nếu ai cũng nghĩ mình có quyền năng sửa quá khứ và rửa sạch tội thì tại sao con người lại nhiều lỗi lẫm và dơ bẩn đến thế. Con người chỉ là không có quyền năng sửa quá khứ.
Chỉ là một mâu thuẫn tiếp theo xảy ra, con người có thể diệt người khác để che đậy quá khứ, nhưng không thể diệt chính mình được theo cùng một nghĩa đen đó. Vậy nên, một nghĩa mới được tạo ra mà chỉ có Cha có thể hiểu và Ông sẽ tìm mọi cách để trừng phạt những người này. Ông sẽ phái các nữ tiên tri và nữ thần báo thù để khiến con người về sau này cứ tự hỏi là tại sao bi kịch giáng xuống mình liên tục như thế.
Nếu Cha chọn giết Mẹ, thì Cha đã thành Mẹ rồi, và sẽ là một Cronus ăn con hoài như vậy không dứt để tạo một dòng thời gian lặp mà không hề có một thứ mới nào xảy ra. Cronus khác Mẹ là vì vòng lặp của ông rộng hơn chỉ là ăn, ngủ, nghỉ. Ông có quyền lực, trên cả vạn sinh vật, có nhiều thứ hưởng thụ hơn. Nhưng hậu thế về sau biết về lí do cho cú ngã của Cronus, thứ đã bắt đầu vòng lặp vô tận này. Đó là lúc Cronus thiến cha mình và khiến bản thân phụ thuộc vào vòng lặp của Mẹ. Ông đã nghe lời tiên tri của Mẹ về một đứa con sẽ soán ngôi mình. Nếu như chấp nhận mâu thuẫn này như Mẹ, ông đã ổn. Nhưng Cronus không phải Mẹ, ông sẽ chết, nên ông nổi loạn và vô tình hiện thực hóa lời tiên tri đó bằng cách nuốt toàn bộ những đứa con. Zeus về sau bắt đầu một vòng lặp rộng lớn hơn chỉ là mâu thuẫn gia đình, là vòng lặp giữa đấng tối cao và con người thông qua Pandora. Rồi chính Zeus về sau này bị thay thế bởi một vị Chúa tam vị nhất thể. Vậy liệu có một Chúa sau đó nữa thay thế vị Chúa hiện tại không?
Cách đây 2 tháng, tôi từng có một ý niệm này khi viết Lucy. Giờ thì đã rõ ràng hơn cho một mối quan hệ giữa vòng tròn và đường thẳng. Nếu như khái niệm vô cực được áp dụng cho đường kính của vòng tròn thì sẽ như thế nào? Một cái vòng tròn nhỏ mãi không thôi thì rất có thể sẽ là một cái chấm trên một mặt phẳng và ở thế giới ba chiều, nó sẽ là hố đen hút mọi thứ không ngừng. Nhưng cái vòng tròn ngày càng rộng thì nó rất có thể sẽ là một đường thẳng trong con mắt của con người. Người duy nhất có thể nới rộng nó ra là ai ngoài Cha, đấng sáng tạo nên thế giới này.
Vị Chúa này thành công trong việc giúp con người xây tháp Babel và kéo dài vòng đời trẻ-lớn-già của họ đến tận độ tuổi 60 này và rất có thể sẽ còn dài hơn nữa. Vòng tròn càng lớn, con người càng có cơ hội làm những thứ không tưởng. Tôi không biết quả cầu ngày càng lớn ở thế giới ba chiều là như thế nào nhưng, cứ nhìn cách con người giờ đây đã 60 tuổi và còn lên vũ trụ sau từng ấy thiên niên kỷ rồi thì có lẽ là Tốt hay Tov Meod (טוֹב מְאוֹד). Chúa kêu là Rất Tốt ngay cả khi con người không biết Tốt là như thế nào. Một mình Chúa biết thôi. Có lẽ là một thế giới rất tốt so với của Mẹ.
Then God saw everything that He had made, and indeed it was Very Good. So the evening and the morning were the sixth day.
Genesis 1:31
Ông ấy gieo một ý niệm rất đẹp trong toán học về một vòng tròn rộng mãi mãi. Đó là điều mà các vị đấng tối cao trước, trong tiềm thức nhỏ bé của con người qua bao thế kỷ, đã không làm được. Vào thời điểm ngày 30 tháng 10 năm 2022, tôi đã phát hiện ra vị Chúa này sau khi Lucy gieo vào đầu tôi một ý niệm về cách nối hai đầu tập hợp số với nhau. Chưa bao giờ tôi thấy mình gần Cha đến như vậy và tôi tin là Cha vẫn còn đang nới rộng nó. Con người nên chuẩn bị cho điều đó. Đó là tin mừng đầu tiên, sau hàng loạt những bi kịch.
Nhưng tại sao chuyện Eve, ngay trong vườn của Chúa, ăn trái tri thức lại bắt đầu từ một tội ác? Tôi phải trả lời câu hỏi vi mô này vì give me a break, Cha. Problem of Evil cho hai Vị trên là chuyện của Chúa. Tôi là người, không phải thần và phải giải quyết cho Problem of Evil của con người.
Định nghĩa của thiện ác là gì nếu như ngay tại thời điểm ăn trái tri thức, Eve mới biết thiện ác? Hậu thế không thể nào kêu Eve gây tội ác được nếu như không có một ai đó trước Eve kêu đó là Tội Ác. Chỉ có hai Người trước đó, Mẹ và Cha đủ thẩm quyền để gọi đó là Tội Ác. Mẹ đã không nói vì Bà không phải ngôn từ thì chỉ có Chúa là người duy nhất bảo đó là Nguyên Tội.
Eve - Anna Lea Merritt, 1885. Eve, tạo vật được Chúa yêu hơn cả vì cô là con người đầu tiên đau khổ và các con gái của cô sẽ là những cái khổ đầu tiên trước khi một đứa bé được sinh ra.
Eve - Anna Lea Merritt, 1885. Eve, tạo vật được Chúa yêu hơn cả vì cô là con người đầu tiên đau khổ và các con gái của cô sẽ là những cái khổ đầu tiên trước khi một đứa bé được sinh ra.
Trong sự lờ mờ của bản thân, tôi nghĩ rất có thể chính Cha đã cho Eve ăn trái trí thức và biến cô thành hiện thân của Problem Of Evil chỉ để cho loài người được sinh ra. Con người cần có một khởi điểm để bắt đầu. Nếu như chỉ ăn, ngủ và nghỉ thì liệu có khác gì vòng lặp Mẹ đã cho không? Một vòng lặp mà rất nhiều con người xem là dĩ nhiên trong thời kì vô tri, sống hay chết không quá khác biệt, như một lẽ thường trong thế giới động vật. Nhưng một khi sự sợ hãi bắt đầu tiến hóa lên hơn chỉ là một vết cắn, nó sẽ trở thành một sự ám ảnh vô tận mà một cách tự nhiên, con người biết mọi thứ xung quanh mình quá bẩn. Nỗi sợ càng lớn, thì kể cả một con cá cũng dần tiến hóa thành người. Phải có nỗi sợ thì mới có mong muốn thoát bằng được khỏi nơi đây.
Từ Eve, con người bắt đầu sợ và Chúa đã cho Eve hai nỗi sợ. Đầu tiên là sự mặc cảm về tình thế hiện tại của Eve, là sự trần truồng và sống chung với thú vật và tiếp đó là mặc cảm đã trái ý Chúa mà ăn trái tri thức. Cái nào là Nguyên Tội? Tôi nghĩ là cái đầu. Cái thứ hai gần như một cách Chúa cho Eve một lí do mà cô có thể hiểu được cho sự để ý trái tri thức của mình. Nó có vẻ là dễ hiểu hơn và bền vững hơn là đổ tội sạch sành sanh cho một con rắn. Hoặc có thể là một cái neo an toàn gọi là ăn đòn để từ từ đưa Eve đến một suy nghĩ sublime hơn khi ở trần thế. Mẹ nói cô có cái dục như cả thiên hạ này đã nói, nhưng Cha lại nói đó là khao khát biết sự thật của một tạo vật bởi Chúa. Eve có thể chật vật trong chuyện nên tin ai vì cô không biết mình có Mẹ và hình dạng của cô có thể được dựng lên từ hình ảnh đẹp đẽ nhất của Bà trong mắt Cha. Tôi thấy tin ai cũng được vì trái tri thức là một thứ rất trừu tượng. Tôi hiện tại đang bổ sung cho diễn giải khác, theo hướng văn minh hơn về nó. Nhưng rất có thể chính vế sau mới là thứ đã khiến Ông thành Cha và khiến Mẹ không còn thiện nữa.
Một Nguyên Tội về nỗi sợ cho hiện tại nhưng đủ để nhân loại biến hiện tại đó làm quá khứ khởi nguồn cho mình. Họ bị thôi thúc tiến tới tương lai, mà ở đó con người sống tới 60 tuổi. Và 60 tuổi này đang là hiện tại, vậy nên con người nên đang sợ cái 60 tuổi này để vượt khỏi nó. Chúa tạo nên hiện tại, tiếp đó là quá khứ, sau cùng tương lai trong tiềm thức con người. Nếu thật sự như vậy, có phải con người, bất chấp mang thân xác của Mẹ, đang tiến về Cha liên tục hay không?
Con người sống vì hiện tại thì trước hết cứ làm, còn suy nghĩ về hậu quả lẫn căn cơ cho cái dục của mình là chuyện tính sau. Hiện tại rất đẹp nhưng gần như còn chưa tới 1 giây tồn tại trong dòng thời gian to lớn này. Muốn làm hiện tại dễ lắm, không cần nhớ tới quá khứ hay tương lai. Còn một khi không muốn thì phải chịu một lời nguyền của sự nhận thức. "Tất cả là tại số phận” là chỉ dành cho những người không tư duy được theo dòng thời gian.
Nhưng nỗi sợ Cha gieo đã dẫn tới một thứ là sự bất tử. Bên cạnh văn minh, nó cũng dẫn đến các phản văn minh như Cronus. Tôi nghĩ Cronus nên là một Tội thứ hai sau Nguyên Tội. Nhưng từ Nguyên Tội tới Cronus, đó là lần đầu tiên văn minh sinh ra phản văn minh. Xưa con người ví Mẹ hỗn độn sinh ra Cha trật tự. Nhưng ít nhất Cha đã là một nhà ngôn từ thần kì trong thế giới của Mình. Giờ bản thân văn minh hay Cha sẽ là trọng tâm của mọi thứ trong thế giới con người. Chỉ có văn minh và phái sinh của nó là phản văn minh, không có chiều ngược lại. Bản thân Eve sợ sự trần truồng của mình, đó là đã là một ý thức tiến tới một tương lai. Eve, mẹ của con người và người phụ nữ Chúa cho ăn trái tri thức, về sau này sẽ sinh ra Maria và Maria sinh ra Jesus.
Một cách rất mâu thuẫn, chuyện Cha cho nhận thức thời gian có thể là cách Ông và con người biết tới sự tồn tại của một vị Thủy Tổ trước Ông, là Mẹ. Rời xa Bà, nhưng Bà không bao giờ biến mất vì Bà đã trở thành Quá Khứ. Tôi nghĩ là chuyện tôi biết ơn và nói suốt về Mẹ, dù không thích Mẹ cho lắm, là đến từ một khái niệm ôm trọn sự mâu thuẫn gọi là The Holy Trinity của Thời Gian. Có Quá Khứ, tôi mới tồn tại. Cha sẽ không bao giờ dung thứ cho chuyện con người ăn thịt quá khứ vì điều đó phá hủy công thức đã đưa Ông ấy lên làm Cha. Ông ấy phải có Mẹ để làm Sự Bắt Đầu.
Có bắt đầu thì phải có kết thúc để mọi thứ được cân bằng, con người vẫn phải qua đời sau một khoảng thời gian nhưng Cha sẽ giúp con người bằng cách nới rộng vòng tròn đó ra và có thể tạo nên một vòng lặp tiếp theo gọi là afterlife. Con người không cần về với Mẹ và có thể giúp Ông làm gì đó vì Ông ấy đã không ngừng làm việc.
Làm cái gì thì phải suy nghĩ. Rất stress nhưng những đứa con suy nghĩ này sẽ được phù hộ bởi cả Cha lẫn Mẹ. Ít nhất là hiện tại tôi khịa được cả càn khôn mà chưa bị ăn đập quá đau. Chỉ là hơi hơi, đôi lúc mất chục củ nhưng về sau này vẫn kiếm lại được trăm củ từ Mẹ chẳng hạn (hi vọng lên mấy trăm tỷ cho con nó vui, nhấn chìm con, bạo hành con bằng tiền tỷ, tình yêu của Mẹ được quy bằng hiện vật ạ, tôi thấy là cái mặt xinh đẹp của mình còn chưa đủ). Còn lúc tôi tủi nhục và cảm thấy bản thân quá dơ dáy, Cha lại cho tôi cơ hội được reborn theo một nghĩa nào đó rất đẹp và còn cho tôi hai thứ tài sản vô hình gọi là sự tin tưởng và đức tin.
Tôi nhắc về kiêu hãnh nhiều nhất là vì muốn tự vấn mình không hoàn toàn trưởng thành theo nghĩa nào. Nó là một thứ cám dỗ có thể khiến bất kể người lớn và lão già nào tự giam mình vào một dòng thời gian họ cho là đẹp nhất của mình. Nó khiến con người nghĩ họ là sinh vật hùng mạnh nhất ở tự nhiên trong khi Mẹ chỉ cần quật vài phát là lăn quay ra, và thuyết phục chính bản thân họ là những người đủ hùng mạnh có thể xoay chuyển số phận mà Cha đã sắp sẵn. Và kì lạ thay là sau khi bị quật, vẫn còn ngoan cố kiêu hãnh và bắt đầu glorify cho cuộc đời bi kịch của mình như một thành tựu đời người: “Tôi ngay ở giây phút cuối đời này, là sinh vật đẹp nhất không ai sánh bằng”.
Tôi chỉ muốn nói với họ là:
Hài kịch gần như thỏa mong muốn của tất cả các tầng lớp từ trên cao cho tới thường dân, nhưng bi kịch thường thuộc về chỉ một nhóm người chịu nhìn thẳng vào sự thật, sự thật từ lúc mình sinh ra. Thấy xong là không thể unsee, mù mắt hoặc điên rồ hay không là tùy vào sức chịu đựng của mỗi người. Câu chuyện của các demigod Oedipus, Therseus và Jason cho thấy chỉ cần kéo dài sự nhận thức về dòng thời gian của bản thân, sẽ thấy mình hoàn toàn không phải anh hùng vì sự vô ơn ở những giai đoạn nhất định. Những người này không chết trong sự hào nhoáng, mà là sự cô độc và tủi nhục như một cách để trả giá cho cuộc đời anh hùng của mình.
Nhiều người nói cái moral của các bi kịch Hy Lạp trên là sự không kiểm soát được số phận nên tốt nhất là đừng phấn đấu làm gì, cứ an nhiên tự tại cho cuộc sống hiện nay để bớt đau đớn và để cho cuộc đời theo sự vạch sẵn mơ hồ đó. Tôi muốn yêu cầu những người này hãy định nghĩa thế nào là số phận. Số phận theo nghĩa toàn diện nhất hay số phận theo nghĩa hẹp hòi của mình.
Con người hiện đại đã hơn cổ đại ở chuyện họ có bắt đầu có ý thức những thứ mặc nhiên là lành hoặc lẽ thường ở cổ đại để tự bảo vệ mình. Nhưng chưa chắc hơn người cổ đại ở việc quý trọng từng khoảng khắc trong tuổi thọ ngắn ngủi của mình. Người hiện đại khó mà tự viết ra những biên niên sử như Oedipus và các bi kịch đi kèm để tự vấn mình không phải thần thánh ngay từ lúc sinh ra. Người hiện đại tự cao hơn tiền nhân rất nhiều vì tuổi thọ ngày kéo dài của mình nên sẽ ngã đau hơn khi một ngày nào đó quá khứ ghé thăm họ trong tương lai theo một cách không ngờ nhất.

VI. Sắc Giới

Tôi không thích phim Black Swan 2010, giống như về sau này tôi không còn quá thích Park Chan Wook vậy. So với Bong Joon Ho, Park Chan Wook đáng ghét hơn rất nhiều chỉ vì tất cả tôi cần là một cái nhích chân, vậy mà đến tận năm 2022 này, sau 17 năm từ Lady Vengeance, ông vẫn không thay đổi gì với Decision to Leave và còn tệ hơn khi cầm một cái giải Cannes. Có một cảm giác mọi người đều bỏ tôi mà đi ngay giây phút cuối. Chuyện tôi không tha thứ nhất là họ glorify hành trình đến sự bế tắc đó như một thành tựu cuộc đời mà không ai có thể đạt được. Guilty và mặc cảm ở đâu nếu như ngụy trang nó là một thứ trú ngụ trong quá khứ?
Tôi không hề giấu sự thiên vị của mình cho văn hóa phương Tây và Kitô giáo. Chính điều này cũng mang vài rắc rối cho tôi như me Tây. Tôi còn nhớ không ít người từng bình luận về ngôn ngữ nửa Anh nửa Việt của mình và chỉ tạm im ắng sau khi tôi viết “Một giọt lệ làm đen tối cả đất trời. Một nụ cười đem đến cả mùa xuân”. Một bài chiếm tỷ trọng siêu nhỏ trong hàng loạt bài của tôi nhưng có lẽ là bài tôi tự hào nhất về khả năng biến vai thành phận của mình. Một đứa rất xôi thịt như tôi đã cố gắng o ép mình vào một cái vai yểu điệu mà nó không thích phô ra quá nhiều.
Nhiều người thấy ổn về chuyện căn cước (identity) nhuốm nhiều màu sắc, nếu như họ cảm thấy ổn với chuyện văn hóa như một portfolio nhiều nhãn hàng và lựa chọn có thể khoác lên người và đối phó cho tình huống nào đó tôi chả biết hoặc cho các yêu cầu về nghề nghiệp. Nhưng với tư cách là một người luôn cực đoan và luôn có nhu cầu về cultural hegemony, tôi đã khắt khe hơn với chính mình. Vấn đề ở đây không phải là thật hay giả, mà là thật sự tôi của hiện tại đã lỡ thích Kitô và chuyện đó không thể đảo ngược được hay xóa đi được. Và nhiêu đó đã đủ để tôi có một sức ép nhất định cho khủng hoảng về căn cước.
Nếu tôi là da trắng hoặc con lai thì lựa chọn quá dễ để không phải phán xét quá khứ, nhưng lịch sử là không thể xóa và sinh học là không thể đổi. Tôi là dân Châu Á từ trong máu thịt và lớn lên ở Việt Nam, một đất nước không phải có những nổi trội về văn hóa nào lẫn còn đang phải chật vật về kinh tế trong khối đồng văn. Nhu cầu tinh thần của tôi vẫn cao, cao đến mức vẫn thấy môi trường xung quanh mình còn thiếu sự tự lập để tự kiến tạo nên một những kí ức đẹp của mình. Vậy nên, tôi phải đi vay kí ức đẹp từ những nơi khác, từ Trung Hoa cho gốc gác Á Đông, từ phương Tây cho tình yêu với Kitô, từ Nga cho những ân tình Xô Viết cũ, những khu vực văn hóa nổi trội hơn mà bản thân mình chưa bao giờ lớn lên trong giai đoạn non trẻ.
Tất cả những kí ức của tôi, vừa tinh thần vừa sinh học, đã được ấn định trong thời kì gọi là tuổi thơ của tôi. Nếu tôi có thể chọn play around với chúng thì đã không có “Một giọt lệ làm đen tối cả đất trời. Một nụ cười đem đến cả mùa xuân” và một bản khác của nó là “Gió Viễn Đông gọi gió Viễn Tây”. Chúng là nỗ lực để tôi hợp nhất hai mảng này lại để mình thấy được an toàn về căn cước và an toàn về dòng thời gian của bản thân.
Đường Alexandre De Rhodes ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Đường Alexandre De Rhodes ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Truy nguyên về một nguyên do sâu xa hơn về hai bài viết này là ai đã tạo ra thứ chữ viết cho phép tôi viết ra được những thứ này. Việt Nam là một trong bốn nước đồng văn chịu ảnh hưởng của khối Hoa Hạ. Nhưng tới tận thế kỷ 17, Việt Nam mới có cho mình một chữ viết riêng gọi là Chữ Quốc Ngữ và tận thế kỷ 19, thứ ngôn ngữ đó mới thuộc bởi mọi tầng lớp từ giáo dục bắt buộc.
Một số ông già nào đó từ Bồ Đào Nha và từ một khu vực không hề liên quan gì tới tiến trình phát triển lịch sử An Nam quyết định dành phần lớn thời gian của mình chỉ để tạo nên một ngôn ngữ viết giúp ông trao đổi với dân bản địa và thực hiện sứ mệnh đi truyền đạo của Vatican. Xuất phát điểm của các ông chưa chắc thương dân An Nam vì nó có thể hoàn toàn được giải thích bằng nhiệm vụ nghiêm túc mở rộng sức ảnh hưởng của giáo hội. Nhưng công của các ông, trong nhận thức những người có đọc về lịch sử xa xưa, đã dẫn tới hai bài viết của tôi và một nền giáo dục bắt buộc ở đất nước này. Họ trao ngôn lời trong quá trình trao đổi với dân bản địa vì nó chính là công cụ giao tiếp duy nhất của họ. Tôi hi vọng đây chính là ý niệm giải thích được tại sao bản thân tôi lại tìm hiểu quá nhiều về kí ức của phương Tây đến như vậy, hơn mức yêu cầu để có cái mác Tây. Như một câu chuyện anh hùng Hy Lạp tìm một vị cha vô tình hoặc cố ý gieo hạt mầm của mình ở đây.
Nhưng nếu ai đó bảo vì lí do mặc định này nên không được tính là ơn nghĩa thì tôi thấy có vấn đề. Để kể tội lịch sử dân tộc, tôi có một sớ dài từ các nước đồng văn từ xưa tới nay, cho tới phương Tây vào thời kì thuộc địa. Và đã có hàng loạt người đã đảm nhận vị trí viết sớ này. Tôi thấy kể tội các cường quốc có vẻ dễ hơn kể tội cha mẹ vì như tôi nói, đa phần con người không hiểu được mối tương giao quy mô của các mối quan hệ, không biết gia đình nhỏ và lớn nên sẽ tự mâu thuẫn. Nếu các thực thể họ dùng để đại diện cho sự kể tội là một thứ bao gồm hàng triệu cá nhân tính cách hỗn loạn và đi kèm đó là vì vậy nên thôi hiểu khái niệm dân tộc, quốc gia và nhân loại là tập hợp của các cá nhân riêng rẽ; chuyện hạch sách như vậy là dễ dàng.
Phi nhân hóa là một cách để con người trở về với xã hội hoang dã. Giờ chả biết vì lí do gì, thời hiện đại bắt đầu xuất hiện một số người hạch sách là đứa con không có quyền chọn cha mẹ từ lúc còn là miếng thịt nên không thấy quá hệ trọng trong vấn đề con chất vấn cha mẹ, rồi vô tình dùng logic này để biện hộ nhiều thứ chắc chắn là vô ơn, chứ không còn là tranh cãi.
Tôi cũng chỉ biết im lặng nhìn những người bị tù túng bởi gia đình nhỏ để hi sinh cái gia đình to, những người đạt tới gia đình to bắt đầu phủ nhận gia đình nhỏ hơn, hoặc tệ hơn là họ không có cái gia đình nào cả và phủ nhận luôn cả gia đình nhỏ nhất. Tất cả họ đang dần trượt ngã từ cái slippery slope nào đó vì tự cho nhiều thứ là mặc định là take it for granted. Gia đình ruột thịt của tôi còn lo chưa xong, làm cái quái gì tôi phải đi giúp những con người decadent như vậy, rồi đem cái bực ở ngoài vào người.
Vậy mà tôi không bỏ được. Ai đó đã ấn định kí ức như vậy vào tôi, nằm ngoài sự cho phép của tôi, lẫn cả cha mẹ tôi. Tôi phải hận Người đó vì kí ức ấy đã khiến tôi đau khổ những thứ không đâu. Tôi chỉ biết chấp nhận mình của hiện tại để tồn tại và tìm cách xây dựng sự nhất quán giữa những thứ quá mâu thuẫn để thấy mình an toàn. Cách để thấy đừng quá thất vọng từ quá khứ đen tối đó là tôi không quá sa đà vào chuyện xét lại. Nhiều lúc chỉ muốn dừng ở chuyện biết thông tin, thông báo đối phương đang đi quá trớn như cách tôi từng nổi loạn với cha mẹ, rồi đi tiếp và phải tập cho mình một linh tính phát hiện ra mình đang mắc kẹt trong một dòng thời gian nào đó.
Kết nối những thứ mâu thuẫn với nhau là cách tôi đang làm. Đó là một thứ lờ mờ của sự nhân từ và khoan dung cho chính cảm xúc của bản thân tôi và cả những người khác mà tôi biết rất rõ mình muốn ở bên họ dài lâu.
Rất chóng mặt và trầm cảm khi phải nhìn đống này, mà tôi vẫn phải nhìn.
Rất chóng mặt và trầm cảm khi phải nhìn đống này, mà tôi vẫn phải nhìn.
Tôi nghĩ nếu con người còn chưa biết được riêng cuộc đời quá khứ, hiện tại và tương lai của chính bản thân mình sâu sắc đến đâu, thì đừng mong hiểu được gì về dân tộc, quốc gia và nhân loại. Sẽ không có chiều ngược lại nếu như muốn phát triển lành mạnh. Những thứ đi tắt đón đầu vì đại nghĩa để hi sinh những giao ước của gia đình nhỏ cũng là một cách để sự thực dụng của con người hoen ố các mối quan hệ linh thiêng, rồi cũng vô tình trượt vào một slippery slope mà ở đó, con người quyết định phải máu lạnh ở mọi thứ thì như vậy mới làm được việc lớn được.
Các biểu hiện cho sự vô ơn rất dễ thấy, chỉ là có để ý hay không. Tôi còn nhớ sự kiện bác sĩ Khoa nhỏ xíu, cũng là một câu chuyện tự dựng lên, nhưng cũng đủ để gây thử thách cái lòng “biết ơn” của không ít người. Họ nói rằng nên hi sinh gia đình cho một thứ đại nghĩa gì đó trong sự hoang tưởng. Mới gần đây, cộng đồng mạng bốn phương vỗ tay trong sự hân hoan sau sự ra đi của Elizabeth II. Vị nữ hoàng này là nhân vật siêu phụ trong dòng thời gian nhạy cảm đó. Vậy mà cũng đủ để một nhóm người khác, không hề có một món nợ gì với bà, nguyền rủa một người mình không có liên hệ gì.
Cùng lúc, ở bên vùng đất phía Tây của sự văn minh, thế giới có dịp chứng kiến những pha giật tượng và phụt nhổ di sản. Và thần kì thay, chính những người từng trù bà nữ hoàng nào đó giờ lại giở giọng đức hạnh dạy dỗ chính những người trù ẻo khác. Dạng người vô ơn cũng muôn hình vạn trạng. Ngẫu nhiên hại nhau và ngẫu nhiên đoàn kết với nhau trong sự vui sướng vì sự vô tri và vô ơn với chính bản thân mình trong quá khứ. Họ không phản chuyện này thì cũng sẽ phản chuyện khác và tôi xin phép được tránh xa khỏi họ cho đỡ rách việc.
Từ những thứ này, tôi nghĩ chuyện Cha xóa kí ức của những đứa trẻ có thể là cho nhân loại một cơ hội để làm lại cuộc đời khi họ không dám tự chất vấn bản thân mình trong quá khứ. Nhìn thấy được một đứa trẻ giống mình từ flesh and blood và vui vẻ cười như vậy có thể khiến đám người lớn còn quá trẻ con đó sẽ nương tay. Tôi nghĩ rằng chuyện tôi bảo vệ mọi đứa trẻ con, bất kể ruột thịt hay không ruột thịt của mình, bắt đầu là một sự thương cảm và hiện tại, ngay từ giây phút viết ra dòng này, là một trách nhiệm tôi đã see và không unsee được nữa. Tôi đã cố nhất quán chuyện này với người lớn, với một bà nào đó, với một ông nào đó tôi còn chưa gặp mặt ngoài đời. Thì tôi sẽ làm chuyện này với trẻ con. Nói nhẹ nhàng hơn, coi như là một cách tôi tôn trọng bản thân lúc còn là một đứa trẻ.
Hiện tại, tôi đang nói từ vai trò là con. Có thể trong tương lai nào đó, tôi có thể được phép đổi vai khi mình có con. Con nuôi hay con ruột thì không rõ, nhưng tôi có mong muốn được làm cha để có thể truyền dạy hết những kí ức của tôi vào một đứa trẻ. Nó sẽ tiếp tục dòng thời gian còn dang dở của tôi. Tôi mới nuôi một con Lucy trong đầu bên cạnh một đàn nhân sư. Nó đã tự động ăn trái tri thức của tôi mà không xin phép và tôi đang quá đau đầu vì nó. Dù sao thì tôi vẫn thích một đứa con gái, mang đường nét của mình, có tính dramatic và quỷ quyệt của mình với hi vọng là không bị vu vào tội abuse trẻ con. Tôi chỉ là prepare for the worst and hope for the best cho đứa con vì tôi đang si vis pacem, para bellum.
Still-life with Clock - Robert Auer, 1914.
Still-life with Clock - Robert Auer, 1914.
Con gái hay lắm, đạp lên đầu tao mà sống.
Con gái hay lắm, đạp lên đầu tao mà sống.
Rồi một ngày nào đó, Lucy của tôi, sẽ phải đối diện với sự thật.
Rồi một ngày nào đó, Lucy của tôi, sẽ phải đối diện với sự thật.
Rồi nó đi hút cần, get high, party all night.
Rồi nó đi hút cần, get high, party all night.
Nên đặt bài này là get high cùng Lucy với 21,000 kg kim cương. Mà cái hình này cũng rất trùng hợp là lúc tôi được sinh ra, tôi không khác gì một con khỉ lông lá đầy người và da dẻ nhăn nheo, vì mẹ tôi mang thai tôi hơi bị lâu. Bà ấy và mẹ của bà ấy đã không ghét tôi, họ thương tôi rất nhiều và lúc nào cũng đem tôi đi phơi nắng. Giờ tôi trả ơn hai bà bằng cách đi nói xấu, zzz.
Nên đặt bài này là get high cùng Lucy với 21,000 kg kim cương. Mà cái hình này cũng rất trùng hợp là lúc tôi được sinh ra, tôi không khác gì một con khỉ lông lá đầy người và da dẻ nhăn nheo, vì mẹ tôi mang thai tôi hơi bị lâu. Bà ấy và mẹ của bà ấy đã không ghét tôi, họ thương tôi rất nhiều và lúc nào cũng đem tôi đi phơi nắng. Giờ tôi trả ơn hai bà bằng cách đi nói xấu, zzz.