Không biết ai trong các bạn đang đọc đã từng cảm giác mình không thuộc về gia đình hay chưa?
Hãy quay lại năm 1999, đồng bằng sông Hồng, thời điểm cha và mẹ tôi cưới nhau. Khác các cặp đôi bây giờ, thường sẽ đi đăng ký kết hôn xong rồi mới tổ chức hôn lễ/đám cưới, nhưng thời kỳ đó việc các cặp đôi thành vợ chồng chuyện làm đám cưới có sự chứng kiến của họ hàng quan trọng hơn là tờ giấy kết hôn. Hai người đi đến hôn nhân mà không có giấy kết hôn.
Cùng năm đó, nghe theo lời cha, mẹ tôi bỏ lại công việc ngoài Bắc theo ông vào miền Nam làm cao su (cha tôi cũng người Bắc), tôi cũng không hiểu lý do gì đưa hai con người từ nơi thân thuộc vào nơi lạ nước lạ cái như vậy. Tháng 8 cũng năm, theo quy trình hôn nhân là sự ra đời của tôi, trước đó một tháng bà ngoại tôi có vào chăm sóc mẹ tôi. Mẹ tôi kể lại rằng, ngày mẹ trở dạ chuẩn bị sinh tôi, cha tôi đi chơi, bà ngoại tôi đã phải chạy sang nhà hàng xóm (người sau này mẹ bảo tôi gọi là bố nuôi, từ giờ sẽ gọi là bác N), để đưa mẹ tôi đến trạm y tế để sinh.
Tôi được ba tuần tuổi thì bà ngoại tôi phải ra ngoài Bắc, vì con gái cậu tôi chuẩn bị chào đời, bố tôi đưa bà ra bên tàu để ra ngoài Bắc. Và rồi ông biến mất....
Tôi được ba tuần tuổi thì bà ngoại tôi phải ra ngoài Bắc, vì con gái cậu tôi chuẩn bị chào đời, bố tôi đưa bà ra bên tàu để ra ngoài Bắc. Và rồi ông biến mất....
Trong những ngày đầu ông biến mất mẹ tôi đã rất hoang mang, lo lắng vì sợ ông xảy ra chuyện gì. Rồi 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng mẹ chờ đợi cha tôi trong vô vọng, giữa hàng ngàn cây cao su đứng trơ chọi, làm tôi nhớ đến hình ảnh:
Cao su đi dễ khó về, Khi đi có chồng, khi về con mất bố
Ba tháng chờ đợi một người phụ nữ mới sinh con hai tuần, không hề kiêng cữ quá nhiều mà bao nhiều công việc nặng nhọc mẹ phải làm hết. Để rồi sau này mẹ tôi nói câu, cũng chẳng biết là thật hay đùa "hồi xửa đẻ mày xong suốt ngày phải thổi củi lửa ám khói nên giờ mắt nhìn khói củi là chảy nước mắt". Gia đình bác N thấy mẹ tôi ở một mình như vậy, đã gọi mẹ tôi sang ở cùng tiện bề chăm sóc tôi cũng như có vấn đề dễ dàng chiếu ứng nhau (sau này mẹ vẫn gọi là người cưu mang hai mẹ con tôi). Mẹ tôi chờ đợi thêm 3 tháng nữa với một niềm tin mong muốn rằng tôi sẽ có bố, "nhiều lúc mẹ muốn tự tử đi cho rồi, nào phải chịu cảnh cực khổ như thế này. Nhưng nghĩ đến mày, cũng vì muốn mày có bố nên mẹ mới đợi chịu dựng, chờ đợi như vậy". Sau 6 tháng chịu đựng mẹ tôi đã phải gọi điện cho nhà ngoại, kêu cậu tôi vào đón mẹ con tôi, rời xa nơi có thể nói là vết sâu trong lòng mẹ tôi.
Câu chuyện, này không quá dễ dàng để tôi có thể được nghe từ mẹ tôi, bởi mẹ định giữ kín đến cho đến khi tôi kết hôn... Từ bé tôi được kể, định hình rằng cha tôi chết rồi từ bà, mẹ tôi; lớn hơn chút thì tôi bắt đầu nghe lén được câu chuyện và biết đến chuyện cha tôi bỏ đi (tại sao có thể nói là cha tôi bỏ đi, tôi sẽ kể sau) , lúc đó tôi học cấp 1 và tôi đã cầm ảnh của bố tôi lấy kéo cắt khá nhiều ảnh của ông. Sự thù hằn được xây dựng trong tôi, tôi vẫn nhớ hồi bé bà ngoại có hỏi tôi:
- Nếu sau này bố con trở về, dẫn mẹ hai về thì sao? - Con sẽ làm công an, cầm súng b*n mẹ hai
Cuộc sống của một đứa trẻ sinh ra không có bố ở bên khá lạc lõng, dù tôi luôn được các cậu trong nhà chăm sóc, dạy dỗ nhưng bạn biết đó đấy là bố người ta đâu phải bố tôi. Lên đến cấp 2 tôi cũng quen dần với việc đó, ai hỏi đến tôi cũng nói bố tôi mất rồi để né tránh những câu hỏi tò mò của thiên hạ, nên tôi cũng không thành trò đùa của chúng bạn.
Có những lúc khi ăn cơm, ở cùng nhà Bà ngoại, tôi luôn có cảm giác lạc lòng và tôi luôn nói câu tôi không thuộc về nơi này để trấn an bản thân mình. Dù mẹ tôi, người xung quanh có trao tình cảm thế nào thì nó vẫn có phần khuyết thiếu trong tôi
(còn tiếp)
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất