Trong suốt thời gian mình làm việc với các doanh nghiệp, cũng như trò chuyện với một số bạn làm việc trong các doanh nghiệp SMB, điều đầu tiên mà họ luôn nghĩ tới khi làm marketing đó chính là Ads. Tuy nhiên, các bạn lại không biết chi tiền để truyền tải thông điệp gì? Chi tiền để tiếp cận ai? Và lợi ích mang lại là gì?
Trong bài viết dưới đây, mình sẽ giúp các bạn giải đáp hai câu hỏi “Chi tiền để truyền tải thông điệp gì?” và “Chi tiền để tiếp cận ai?” thông qua quy trình mình thường xuyên áp dụng để phân tích thị trường và khách hàng tiềm năng.

BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH VOLUME / THỊ PHẦN CỦA NGÀNH HÀNG
Bước này giúp xác định
“Đâu là mục tiêu mà doanh nghiệp cần hướng đến?”
Các ngành hàng phổ biến như FMCG, F&B, Thời trang hay Mỹ phẩm có thể tìm kiếm được những thông tin thông qua báo cáo thị trường của Kantar, Nielsen hay Q&Me,… Vậy những ngành khác thì sao?
Đối với các ngành ít có các báo cáo thị trường thì cần phải đặt giả thuyết hoặc xác định lý do tại sao khách hàng phải sử dụng dịch vụ tương tự mà công ty bạn đang cung cấp. Ví dụ: Số lượng bệnh nhân cận thị tại Việt Nam, nguyên nhân một phần đến từ Thời gian sử dụng internet và social của người Việt gia tăng > Tỷ lệ người bị cận gia tăng. Việc tiếp theo của bạn là tìm kiếm những con số liên quan chứng minh giả thuyết trên là đúng.

BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH VOLUME SEARCH TRÊN MÔI TRƯỜNG DIGITAL
Bước này giúp xác định
“Khách hàng thường tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ qua những TỪ KHÓA nào?” và “Nhu cầu tìm kiếm về sàn phẩm/dịch vụ phân bổ theo thời gian như thế nào (Năm)?”.
Từ đó có thể lập ra kế hoạch phân bổ ngân sách marketing cho cả năm.
Theo “sơ đồ hành trình khách hàng” bước này nằm ở giai đoạn 2 là TÌM KIẾM. Lúc này việc quan trọng nhất là xác định những TỪ KHÓA LIÊN QUAN đến sản phẩm/dịch vụ. Tiếp theo là xác định lượng search về sản phẩm/dịch vụ trong vòng 1 năm.
Ví dụ: Đối với dịch vụ điều trị mắt cận, có từ khóa “Điều trị mắt cận”, “Phẫu thuật mắt cận” và “Mổ mắt cận” và lượng search tập trung nhiều nhất vào các quý I và II. Từ đó lên kế hoạch chia tỷ lệ phân bổ ngân sách marketing vào thời điểm này cao hơn 2 quý còn lại.

BƯỚC 3: XÁC ĐỊNH KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG
Bước này giúp xác định
“Đâu là đối tượng tiềm năng sẽ dử dụng sản phẩm/dịch vụ?”
Đầu tiên bạn cần xác định sản phẩm/dịch vụ công ty đang cung cấp phù hợp với phân khúc B2B hay B2C. Độ tuổi thích hợp để sử dụng dịch vụ, vị trí nơi ở của khách hàng tiềm năng và sở thích của họ. Một số ngành hàng có thể dễ đoán được khách hàng tiềm năng những một số ngành lại cần đến sự quan sát thực tế và phân tích các số liệu về thông tin khách hàng đã mua hàng (nếu có). Tool hỗ trợ tốt cho việc này là Facebook Audience Insight.
Ví dụ: Một bệnh nhân muốn mổ mắt tại Hà Nội thì phải trên 18 tuổi, đang sinh sống các khu vực/tỉnh lân cận Hà Nội. Sở thích: Mê game, đá bóng, coding,….

BƯỚC 4: NỘI DUNG/CHỦ ĐỀ MÀ KHÁCH HÀNG QUAN TÂM
Bước này giúp xác định
“Pain point của khách hàng là gì?”
Từ đó đề xuất ra thông điệp và nội dung truyền thông cho phù hợp
Nếu như xác định được biết thời gian Quý I và II là khoảng thời gian khách hàng có nhu cầu tìm kiếm về sản phẩm/dịch vụ cao nhất trong năm. Vậy “Đâu là nội dung/chủ đề được khách hàng quan tâm nhất trong thời điểm này”?. Để trả lời câu hỏi này có 2 phương pháp.
(1) Phân tích đối thủ: Liệt kê ra 3 đối thủ cạnh tranh chính. Tiếp đến là thống kê số lượng nội dung, chủ đề và số lượng tương tác của từng nội dung trong vòng 1 năm. Cuối cùng là visuallize thông tin tìm được lên biểu đồ.
(2) Phân tích khách hàng: Tìm kiếm những group thảo luận về dịch vụ/sản phẩm có liên quan, để xác định nội dung nào được khách hàng thảo luận nhiều nhất.
Trên đây là các bước cơ bản mình đã và đang áp dụng cho việc phân tích thị trường. Nếu các bạn có phương pháp hoặc quy trình nào hay hơn có thể commment chia sẻ cho mọi người cùng tham khảo nhé!