Tại một lớp học như bao lớp học bình thường. Ở đấy có cô giáo dạy ngữ văn và cậu trò khó bảo. Lớp của cậu học trò đấy là một lớp chuyên về các môn học tự nhiên (các môn học về toán, lý, hóa), vì lẽ thế trong lớp này hầu như các học sinh đều không mấy mặn mà với môn ngữ văn này. Thông thường thì các giáo viên ngữ văn hay các giáo viên bộ môn khoa học xã hội sẽ không mấy siết chặt hay ép buộc các trò lớp này phải học thuộc từng bài vở dài quá 4 trang giấy của mình. Nhưng với cô giáo ngữ văn này lại khác, người giáo viên yêu nghề hơn cả chồng con của mình (nói thế vì ở đây cô giáo chưa có gia đình :b). Cô bắt các học trò mình học nằm lòng từng câu từ, từng lời văn của mình soạn trong giáo án. Cậu học trò khó bảo đấy tuy không thích học các câu văn được viết theo ý cô giáo - những bài dài loằng ngoằng trong quyển tập dày 200 trang của mình. Nhưng cậu cũng là một gã ít nhiều biết cảm văn, say mê nghệ thuật.
Cậu phàn nàn với giáo viên về cách dạy học như con vẹt thế này - vừa tốn thời gian, lại ngoài sức với cậu, cậu muốn viết như thể chính cậu là tác giả của tác phẩm này, suy nghĩ, xây dựng và sáng tạo và nêu cảm ý theo ý cậu muốn. Dẫu với suy nghĩ đấy, cậu tự xem là cách mạng cho môn học này đi nữa, thì không ngoài dự đoán vẫn bị cô từ chối, cô tự tin rằng chỉ khi theo lối văn của bản thân cô thì các em mới đạt được điểm, cô tự tin vì cô đã dạy nghành này ngần ấy năm, đọc ngần ấy tác phẩm văn, lại còn đi review viết sách cho người khác. Cậu trò nghe thế tức lắm, tức vì lối suy nghĩ nếu học thế thì khác gì khi đi thi, điểm sau cùng dùng để so là so lối cảm văn của từng giáo viên này với giáo viên khác cơ à? Tức vì cái tự chừng kiêu ngạo ấy của cô.
Thế là vào bài văn viết tiếp theo, khi viết về bài Sóng của Xuân Quỳnh cậu trích hàng loạt nhân vật trong tập thơ Ơnêit mà cậu biết được qua vở kịch Hamlet của Shakespear- các nhân vật mà cậu đoán chắc là cô giáo không biết. Cậu trích nhân vật nhưng lại không để mạch truyện của chúng vào đấy. Kết quả bài viết của cậu điểm vẫn ê chề như ngày nào, nhưng cô giáo liệu có hiểu được ý nghĩa trong lối viết đấy của cậu trò này không?
Người xưa có câu “Sông sâu tĩnh lặng, lúa chín cúi đầu”. Làm người đôi khi đừng tự mãn xem chúng sinh bên dưới thấp kém hơn mình. Đôi khi ta cần dừng lại, nhìn phía trước, phía sau, nhìn lên trời, nhìn xuống đất sẽ lại thấy nhiều cái hay cái mới mà ta chưa từng được học. Núi này cao còn núi khác cao hơn, chỉ khi trong tâm có tính khiêm nhường thì ta mới có thể đi đường dài trước mắt.