Không có sự hủy diệt tiềm năng sáng tạo nào lớn hơn những quyết định sai lầm của việc giữ nguyên sản phẩm. Những công ty không thể tự Pivot theo định hướng mới dựa trên phản hồi của khách hàng, sẽ mắc kẹt trong vùng đất “chết”, không thể tăng trưởng cũng như vừa đủ để không chết, liên tục tiêu tốn nguồn lực, kéo dài sự cam kết với nhân viên và các chủ đầu tư, nhưng cũng không thể tiếp tục tiến lên.

Hiệu suất khởi nghiệp ở đây không phải việc bẻ cong các tiện ích hoặc tính năng cho nền tảng, mà là chuyển hướng sự nỗ lực trong doanh nghiệp và sản phẩm, nhằm tạo ra giá trị thật sự và sự tăng trưởng. Nói cách khác, sự chuyển hướng đúng đắn sẽ dẫn Founder đến một mô hình kinh doanh tăng trưởng bền vững.
Quy trình xây dựng một sản phẩm
Khi hỏi hầu hết doanh nhân khởi nghiệp đã quyết định Pivot sản phẩm, họ đều ước bản thân đã làm điều này sớm hơn. Có ba lý do tại sao điều này không xảy ra:
1.  Các số liệu ảo cho phép doanh nhân khởi nghiệp đưa ra những quyết định sai lầm, họ chỉ sống trong thực tế lạc quan của riêng họ.
2.  Khi nhà khởi nghiệp có giả định không rõ ràng, chắc chắn họ không thể trải nghiệm đầy đủ sự thất bại, và nếu không có sự thất bại “đầy đủ” thì nhà khởi nghiệp sẽ không có sự thúc đẩy để tiến hành sự thay đổi lớn mà quá trình Pivot yêu cầu.
3.  Nhiều doanh nhân lại rất sợ sai lầm: họ cho rằng sự thừa nhận thất bại sẽ dẫn đến một tinh thần yếu đuối đáng nguy hiểm. Nỗi sợ hãi lớn nhất của hầu hết doanh nhân khởi nghiệp không phải là biết mình sai lầm, mà họ thường sợ rằng tầm nhìn đúng chưa được trao đủ cơ hội để chứng minh.
Các doanh nhân nên cần phải đối mặt với nỗi sợ hãi và sẵn sàng chấp nhận thất bại một cách công khai. Trên thực tế, các doanh nhân có uy tín cao, hoặc vì danh tiếng cá nhân hoặc vì họ đang hoạt động như một phần của một thương hiệu nổi tiếng, càng là những người phải đối mặt với những vấn đề này một cách nghiêm trọng hơn.
Để quyết định Pivot thành công đòi hỏi sự nhận thức rõ ràng và khách quan. Điều này tiêu biểu cho việc điều phối cảm xúc của bất kỳ Founder nào và phải xử lý theo một cách có kế hoạch. Một trong những cách để làm dịu bớt những thách thức này đó là hãy lên lịch trình các cuộc họp. Tôi khuyên mọi Startup nên tổ chức cuộc họp “Pivot” thường xuyên. Theo kinh nghiệm của tôi, mỗi doanh nghiệp cần phải lập ra tiến độ làm việc thích hợp cho mình.
Đăng kí tìm hiểu chương trình Topica Founder Institute — khóa 6 tại đây: http://topi.ca/tfibatch6j