“Ba, hồi nhỏ những vở kịch hay phim hay cải lương gì đó mà ba coi mà ba cảm thấy hay, ba còn nhớ tên bộ nào không, kể con nghe đi - hồi đó ấy hả, chắc là cái nào cũng hay cả, nó không phải giống như giờ mình mở lên coi cái rụp hay ti vi chiếu hằng ngày mà tuần có khi coi được có một lần nên thường coi thèm lắm con ạ”. Nghe được những lời ba tôi nói, trong lòng tôi thật có trăn trở, suy nghĩ trong đầu mà tôi cố ngủ cả đêm cũng không được. Sáng tôi ngồi dậy, điều đầu tiên nghĩ đến là “phim hay”, haizzzz, “thế nào là một bộ phim hay nhỉ ?”. Trong quá khứ, có tôi chính cũng không đếm xuể số lần tôi và ba mẹ từng cãi nhau khi tranh giành cái ti vi với nhau hoặc chính tôi cũng nói ra một số lời mà bản thân tôi hiện tại cảm nhận là cay nghiệt - “Cái phim này có cái gì đâu, toàn là phim quành đi quành lại có nhiêu đó, coi mà chán chết”. Tôi cảm thấy mình có lỗi, tôi cảm thấy mình thật tệ, tệ thật đó, tôi là một đứa con tệ, tôi thật sự nghĩ vậy. Tôi tiếc sao tôi lại không bao giờ hỏi ba mẹ mình về những thứ đã xảy ra với họ, có lẽ khi biết được chính bản thân tôi sẽ ít gây gỗ với họ hơn, hoặc chí ít có lẽ tôi có thể giảm những lời nói nặng với họ hơn, tôi nghĩ thế. Nhưng cuộc sống mà, ba mẹ tôi cũng là lần đầu làm ba mẹ và tôi cũng là lần đầu làm con họ, nghĩ đi nghĩ lại đôi lúc đó chỉ là những thứ mà họ có và cũng cố gắng dùng những thứ mà họ có đó để làm những điều tốt nhất cho tôi. “Khoảng cách thế hệ” - đây là từ mà ngày nay nhiều người hay dùng đó nói về nó nhưng nó không phải vậy, đó thật chỉ là cái những cuộc đời khác nhau họ không biết về nhau - chính sự không biết đó mà họ xa nhau hơn, họ khó cho nhau sự đồng cảm, những cảm thông mà giữa người với người nên có để từ đó sự tha thứ được diễn ra thường xuyên hơn.