Ngày 9-5 hàng năm,lễ diễu binh trên quảng trường Đỏ diễn ra vô cùng hùng tráng.Từng đoàn xe tăng T-14,trực thăng Mi-28 rầm rập tiến lên theo từng tiếng hét "hura,hura".Người Nga đã chiến thắng,người Anh-Mỹ thậm chí Pháp cũng chiến thắng.Vâng suốt nửa thế kỷ rồi những nước phe Đồng Minh vẫn coi rằng mình là kẻ thắng cuộc,nhưng nếu đã xét đến thắng thua thì phải xét tới đại cục xem 2 phe đạt được những gì và bị mất đi những gì.Chính vì lẽ đó tôi cũng lật ngược lại vấn đề rằng ,liệu phe Trục bao gồm Đức,Ý,Nhật họ có chiến thắng không.Trong phạm vi bài viết này tôi sẽ trình bày về những thứ có thể coi là chiến thắng của phe Axis trước lực lượng Đồng Minh.
Thứ 1: Gây ra sự sụp đổ chế độ thuộc địa
Ai cũng biết là các quốc gia Đồng Minh bao gồm Hoa Kỳ,Anh Quốc,Liên Xô và Pháp tự do.Trong số đó Anh và Pháp là 2 đế quốc có nhiều thuộc địa nhất với câu khẩu hiệu thần thánh:"mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước Anh". 2 anh đế quốc này là những kẻ thức thời nhất về vấn đề xâm chiếm tạo dựng hệ thống thuộc địa nhằm chiếm lĩnh tài nguyên nhân công và thị trường.Với các nước thuộc địa ,chính quyền Anh,Pháp thực hiện chính sách bảo hộ thương mại triệt để với các tập đoàn ,công ty chính quốc.Các nước không phải chính quốc khi làm ăn buôn bán ở các nước thuộc địa này sẽ bị đánh thuế rất cao,như ở xứ Đông Dương hàng hoá không phải do Pháp sản xuất sẽ bị đánh thuế rất cao có thể lên tới 300%. Có hệ thống thuộc địa đồng nghĩa với ưu thế độc quyền tuyệt đối về kinh tế-chính trị với vùng đất đó. Những tên đế quốc mới như Đức-Ý-Nhật chậm chân hơn đã phải uống nước đục. Họ có quá ít thuộc địa và nếu có cũng là toàn những chốn khỉ ho cò gáy. Không thuộc địa có nghĩa là không có thị trường,không có tài nguyên khoáng sản,và ngay cả chính quốc thì tài nguyên cũng đã là vấn nạn cấp bách rồi. Rồi để khi cuộc đại khủng hoảng thừa 1929-1933 diễn ra,không đâu khác chính 3 quốc gia này là những kẻ chịu thiệt hại lớn nhất. Hitler tức tối ra ngay học thuyết không gian sinh tồn với mưu tính mở rộng lãnh thổ về phía Đông nhằm tạo không gian sống cho chủng Aryan thượng đẳng. Nhật Bản vốn nghèo tài nguyên nhất là dầu mỏ đã không ngần ngại xuất binh thôn tính quốc gia tỷ dân . Và thế là chiến tranh bắt đầu. 2 phe đánh nhau nhưng thắng thua ai đã rõ,nhưng ai thực sự thắng thì phải đợi hơn 30 năm sau mới sáng tỏ. Sau thế chiến,các đế quốc già bị suy yếu nghiêm trọng,hàng loại các quốc gia thuộc địa nhất tề đấu tranh dành độc lập. Ở xứ Đông Dương,người Việt đã nện cho Pháp 1 đòn hiểm tại Điên Biên Phủ và kể từ đây hệ thống thuộc địa kiểu cũ đã chính thức sụp đổ khi 17 nước châu Phi dành độc lập vào năm 1960. Khi hệ thống thuộc địa sụp đổ không ai khác vui mừng hơn là 3 nước phát xít kia,bởi từ nay về sau đã hết rồi cái quá khứ duy ngã độc tôn của 2 con sư tử già Anh-Pháp và kể từ nay trên chính các quốc gia này họ sẽ phải cạnh tranh sòng phẳng với người Đức và Nhật. Ngày nay quan hệ thương mại đầu tư giữa Việt Nam và Nhật diễn ra hết sức tốt đẹp, Nhật là nhà đầu tư lớn Nhất và cũng là nhà cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam. Hàng hóa Nhật được người Việt ưu chuộng và được cạnh tranh hơn hẳn hàng hóa Pháp trên quốc gia chữ S. Thế đó cái tương lai tươi sáng này liệu có thể có được không nếu thế chiến thứ 2 không diễn ra, tương lai này với 3 nước Đức-Ý-Nhật có lẽ sẽ là quá xa vời nếu nhìn cái quá khứ của những thập niên 30 trước đây.
 Thứ 2: Ngêu sò đánh nhau ngư ông đắc lợi
Trong bộ phim 17 khoảnh khắc mùa xuân có phân đoạn Hitler cười như 1 kẻ điên khi đã tìm ra cách để chống lại phe Đồng Minh,đó là chia rẽ Mỹ-Xô. Quả nhiên đúng như vậy,sau thế chiến Mỹ -Xô mẫu thuẫn ,lập ra bức tường Berlin và bắt đầu thời kỳ chiến tranh lạnh. 1 sự thật rất hài hước là chính trong thời kỳ chiến tranh lạnh này Đức-Ý-Nhật lại đóng vai trò làm ngư ông,còn Mỹ-Xô vô phúc thành ngêu sò. Chúng ta học lịch sử hay tự coi người Nhật tài giỏi là đi lên từ đống đổ nát từ 1 nuowcs ít tài nguyên mà thành siêu cường. Ấy vậy mà ít ai biết rằng ngay sau thế chiến thứ 2 ,sự chia rẽ Mỹ-Xô đã mang lại 1 nguồn lợi to lớn cho quốc gia này. Các nước Đồng Minh ép Đức-Nhật không được phép thành lập quân đội,nhưng đó lại là có lợi. Bởi chính Hoa Kỳ sẽ phải bỏ tiền và đưa quân tới đảm bảo an ninh tại 2 quốc gia này,và 2 quốc gia này cũng chỉ phải chi rất ít cho quốc phòng là dưới 1% GDP ,nên có vốn liếng để phát triển kinh tế. 2 anh lớn Mỹ và Xô khi đó đang đối đầu nên phải chi quá lớn cho quốc phòng,Mỹ là 5% còn Liên Xô cao điểm nhất là 15%. 2 cường quốc chạy đua mà không biết rằng họ sắp bị đuổi kịp về mặt kinh tế bởi 2 quốc gia phát xít cũ. Với Nhật ,chiến tranh Lạnh chính là 1 món hời. Khi chiến tranh Triều Tiên bắt đầu vào năm 1950,cái thời điểm mà nhiều nước châu Âu vẫn chưa tái thiết thành công thì Nhật đã ngay lập tức hồi phục và tăng trưởng 1 cách phi mã. Nhật trở thành tiền đồn và thành căn cứ hậu cần lớn của Mỹ. Mỹ đã ném vào Nhật hàng tỷ USD máy móc công nghệ,nguyên vật liệu nhằm sản xuất vũ khí,trang bị cho Liên quân Mỹ-Hàn chiến đấu. Nhật đã thu hàng tỷ USD tiền lợi nhuận bán vũ khí mà chỉ phải bỏ ra rất ít vốn. Đến thời kỳ chiến tranh VN,món lợi này lại còn lớn hơn rất nhiều. 20 năm chiến tranh Mỹ đã chi hơn 1000 tỷ USD theo thời giá 2013 vào cuộc chiến ở VN. Nhật, Hàn cũng được 1 phần của miếng bánh chiến tranh đó, Nhật thì cũng cấp khí tài còn Hàn Quốc cử lính đánh thuê đến VN. Khoảng thời gian 1950-1975 là khoảng thời gian kinh tế Nhật phát triển thần kỳ cũng bởi mâu thuẫn giữa 2 quốc gia từng coi là Đông Minh trong thế chiến 2. Với Tây Đức thì họ cũng có lợi thế lớn về việc giảm chi tiêu quốc phòng để tập chung vào phát triển kinh tế. Dù đau thương hơn Nhật là bị chia cắt Đông Tây nhưng rồi cuối cùng họ cũng chẳng mất gì cả,đến năm 1989 quốc gia này lại 1 lần nữa được thống nhất.