Brian Chesky — Founder & CEO của Air-BnB có nói rằng: “Phát triển sản phẩm khởi nghiệp có 2 giai đoạn: đầu tiên là tạo ra một trải nghiệm hoàn hảo và sau đó tăng trưởng dựa trên sản phẩm đó”.
Người phát triển sản phẩm tất nhiên cần đặc biệt chú ý đến những trải nghiệm sản phẩm mang lại. Tuy nhiên, dựa trên tính phức tạp và các yếu tố liên quan, việc phát triển sản phẩm không nhất thiết phải đi theo 2 giai đoạn trên.
Phát triển sản phẩm: Nên "Tăng trưởng" hay "Hoàn hảo"
Hãy đưa sản phẩm ra thị trường trong thời gian sớm nhất
Vào lần đầu tiên khi tôi thiết kế nền tảng cho Due, trước khi tung ra thị trường tôi đã biết rằng mình không nên trông đợi vào một sản phẩm hoàn hảo ngay từ đầu.
Tôi chỉ đảm bảo rằng mình có một công nghệ cơ bản nhất, đề xuất giải pháp xử lý hóa đơn trực tuyến, chuyển quy trình thanh toán từ trên giấy tờ sang kỹ thuật số.
Ý tưởng này ra đời vì tôi đã có nền tảng về một sản phẩm có thể ngay lập tức hỗ trợ cho các đối tượng khách hàng là chủ doanh nghiệp nhỏ, những người làm việc tự do và những nhà khởi nghiệp, thiết kế quy trình lập hoá đơn trực tuyến để cải thiện dòng tiền và trả lương đúng thời hạn.
Thay vì phát triển dàn trải, định hướng của chúng tôi là tạo ra một sản phẩm có thể tăng trưởng, và giúp chúng tôi xác định tập khách hàng mục tiêu còn cần những gì.
“Đường cong học tập”: Tăng trưởng để theo đuổi vị thế sản phẩm “Hoàn hảo”
Thông qua việc đưa sản phẩm ra thị trường thử nghiệm, sự tiếp cận đem lại cho chúng tôi thêm nhiều hiểu biết về nhu cầu của tập khách hàng mục tiêu. Cho họ một điểm khởi đầu để thay đổi cách thức sử dụng tiền, họ đã cho chúng tôi biết họ còn muốn thêm những điều gì khác ở sản phẩm. Điều này giúp tôi nắm bắt được nhu cầu thị trường, phát triển các tính năng và mở rộng tập khách hàng mục tiêu.
Những khách hàng đầu tiên rất hài lòng với sản phẩm này, nó hoạt động trơn tru và hoàn toàn miễn phí, chủ động và thuận lợi trong cách xử lý hóa đơn. Giờ đây, họ có thể tạo ra một hóa đơn tùy chỉnh tốt hơn bất cứ thứ gì họ có thể kiếm được từ Microsoft Word. Due cho phép khách hàng đa quốc gia làm việc với nhau, tùy chỉnh ngôn ngữ giao tiếp và thêm vào các loại tiền tệ trong hóa đơn. Người dùng có thể xuất hóa đơn qua Email, cho phép họ thanh toán nhanh hơn nhiều so với phương thức truyền thống. Nói cách khác, sản phẩm phải luôn được nâng cấp để đáp ứng kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng.
Một khi khách hàng nhận ra sản phẩm này giải quyết vấn đề của họ, họ sẽ nghĩ ra các tính năng khác cần thiết và góp ý với chúng tôi. Đó sẽ là những ý tưởng vô giá giúp chúng tôi phát triển những tính năng mới. Nếu chúng tôi cứ chờ đợi một sản phẩm “hoàn hảo”, thì chắc chắn những phản hồi này sẽ không tồn tại, khách hàng sẽ nhìn ra sự “thiếu hoàn hảo” khác và chúng tôi lại phải chờ đợi thêm.
Like fanpage Topica Founder Institute để đọc thêm những bài viết hữu ích cho các Startup.
Luôn là vấn đề về “Tăng trưởng”
Mấu chốt vấn đề là: Không có sản phẩm hoặc kinh nghiệm nào là hoàn hảo. Bạn sẽ chỉ có thể tiến gần hơn đến sự hoàn hảo bằng cách tiếp tục khảo sát khách hàng và khai thác hết những gì họ muốn. Sở thích của khách hàng luôn hời hợt và liên tục thay đổi, việc duy trì “tiến tới hoàn hảo” đòi hỏi sự khéo léo và tính thích ứng cao. Đó là lý do tại sao tăng trưởng quy mô là cách xây dựng và cung cấp dịch vụ mang lại hiệu quả kinh doanh nhất.
Càng đưa sản phẩm tiếp cận tập khách hàng rộng hơn, bạn càng nhìn thấy nhiều hơn những “điểm chết” trong nhu cầu tiêu dùng, và phát triển tính tăng từ những lỗ hổng đó sẽ là mấu chốt để Startup mở rộng thị trường. Hãy chắc chắn rằng sản phẩm của bạn khác biệt so với những thứ có sẵn trên thị trường. Bởi vì những khách hàng tiềm năng luôn thích thú và bị choáng ngợp bởi ưu thế vượt trội của một sản phẩm mới. Đây sẽ là thời điểm để bạn phát triển sản phẩm ở một khía cạnh khác để giữ chân khách hàng ở nơi bạn muốn. Ngay khi họ vẫn đang đắm chìm trong sự tuyệt vời của sản phẩm, hãy cho họ thêm những lựa chọn khác giải quyết “điểm chết" trong nhu cầu, đồng thời chủ động ngăn chặn các yếu điểm tiêm ẩn khác thông qua trải nghiệm của họ.
Chính cách tiếp cận này đã giúp tôi khám phá giá trị thực sự: mở rộng nền tảng trở thành giải pháp thanh toán, cung cấp lợi ích lớn hơn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, nơi đang phải vật lộn tìm cách đề nghị thêm giải pháp thanh toán. Cuối cùng, sản phẩm chỉ có ý nghĩa khi tích hợp nhiều tính năng để kết nối những nhu cầu thanh toán này với nhau thành một nền tảng liền mạch. Trong giai đoạn phát triển sản phẩm, tôi đã không nhận ra rằng các khoản thanh toán quan trọng và khác biệt đến mức nào cho đến khi bắt đầu tăng trưởng và có những khách hàng đầu tiên.
Ngành nào cũng vậy, tôi nghĩ quá trình phát triển sản phẩm có ý nghĩa cho dù có bao nhiêu người tiêu dùng và doanh nghiệp đã quen với các thương hiệu mà họ đang hợp tác. Nhờ các phương tiện truyền thông và sự chuyển dịch trong quyền lực xã hội, chúng ta làm việc với khách hàng bằng thứ chúng ta tạo ra; vì thế cách tốt nhất là tìm mọi cách để tăng trưởng và sử dụng feedback để xây dựng những tính năng mới. Bằng cách đó, chúng ta có thể tổng hợp những định nghĩa “hoàn hảo” từ tập khách hàng mục tiêu, khiến họ tiếp tục mua hàng và tăng khả năng hợp tác cùng chúng ta hơn là đưa ra các sản phẩm được ấn định “hoàn hảo” ngay từ ban đầu.
Like fanpage Topica Founder Institute để đọc thêm những bài viết hữu ích cho các Startup.