Phát triển sản phẩm: Founder cần học cách “bán vỏ” trước
Sản phẩm chính là chìa khóa thành công của startup - Mọi founder đều hiểu rõ chân lí này. Nhưng làm thế nào để có được một sản phẩm...
Sản phẩm chính là chìa khóa thành công của startup - Mọi founder đều hiểu rõ chân lí này. Nhưng làm thế nào để có được một sản phẩm tốt? Làm thế nào để sản phẩm được khách hàng đón nhận và “yêu thương” khi ra thị trường lại là một vấn để nan giải khó có câu trả lời.
Sai lầm trong việc lựa chọn và phát triển sản phẩm có thể khiến cho đa số các cá nhân và tổ chức khởi nghiệp “thất bại ngay từ trong trứng nước” hoặc biến mất một cách lặng lẽ “không kèn, không trống” chỉ sau một thời gian ngắn xuất hiện, dù đã từng “làm mưa làm gió” trên thị trường.
Startup cũng thường hay bị cuốn vào sự say mê với những ý tưởng của bản thân mình mà quên đi tính thiết thực của sản phẩm và sức cạnh tranh của nó mà quên đi chuyện phải làm thế nào để sản phẩm trở nên xuất sắc và hoàn thiện.
Và trong khuôn khổ chương trình huấn luyện khởi nghiệp Topica Founder Institute session 9: Produce, tổ chức tại Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp sYs, 4 Mentors của chương trình là Nguyễn Đình Nam - Founder & CEO VP9, Hoàng Nguyễn - Founder & CEO S3/Technical Evangelist of Amazon, Lê Công Thành - Founder & CEO InFoRe/Director of Topica AI Lab, Khôi Nguyễn - Founder & CEO WeFit đã có buổi giảng dạy với các Founder của Topica Founder Institute khóa 6 về vấn đề này.
Sản phẩm của doanh nghiệp phải trả lời câu hỏi: “Tại sao tôi phải sử dụng dịch vụ này?”
Với Hoàng Nguyễn, Startup bắt buộc phải giới thiệu được đến cho khách hàng giá trị của sản phẩm một cách thật cụ thể và hữu hình. Hiểu một cách đơn giản, tức là dịch vụ của doanh nghiệp phải trả lời được câu hỏi: “Tại sao tôi phải sử dụng dịch vụ này?” của khách hàng. Tùy theo thị hiếu của nhóm khách hàng mục tiêu mà dịch vụ của doanh nghiệp phải đạt được yêu cầu để trả lời cho câu hỏi đó. Ví dụ như với những nhóm khách hàng ở phân khúc thấp, câu trả lời cho những đối tượng thuộc nhóm này phải thật rõ ràng.
Không chỉ có vậy, mỗi nhóm khách hàng lại có mong muốn, nhu cầu đối với sản phẩm khác nhau. Điển hình như khách hàng ở thị trường Mỹ có đẳng cấp về sự hiểu biết chung, sự tiếp xúc với công nghệ của người Mỹ khác hẳn với người Việt Nam nên khách hàng Mỹ rất khó chấp nhận những lỗi sai của sản phẩm. Người Việt Nam thì dễ tính, mau quên đi những sai sót của sản phẩm. Tuy vậy, thị trường Mỹ lại cho doanh nghiệp rất nhiều dữ liệu về hành vi khách hàng, điều này sẽ vô cùng hữu ích cho những startup muốn “bành trướng” và vươn tầm thế giới.
Hãy ưu tiên phát triển những tính năng riêng mà đối thủ không có
Lần đầu tiên, Lê Công Thành mang đến một mô hình phát triển chung khá đặc biệt dành cho startup: 1 2 3 4: 40% là phát triển nhân lực để đảm bảo khi có nhân sự chuyển đi thì bộ máy vẫn hoạt động tốt, 30% là phát triển công nghệ lõi, 20% là xây dựng hệ thống cán bộ lõi, 10% là tham gia các hoạt động xã hội.
Với Lê Công Thành, để có được một sản phẩm tốt, trước tiên cần có đội ngũ nhân sự được đào tạo tốt. Với đặc thù là sản phẩm trí tuệ nhân tạo nặng về nghiên cứu phát triển, ông Thành thường lựa chọn nhóm đối tượng là những bạn sinh viên năm nhất vì đó là những người nắm bắt và hiểu vấn đề rất nhanh, hoặc tuyển những người giỏi và đưa tài liệu cho họ nghiên cứu, và cuối cùng chọn những người học chuyên về Toán Lí để làm việc. Cùng với đó là áp dụng mô hình scrum: họp nhanh xem đã làm được những gì, cần phải làm gì và có gì cần phải giúp đỡ nhau, đồng thời đặt ra một ngưỡng nhất định để nhân sự phấn đấu làm việc.
Ông Thành cũng có một lời khuyên dành cho các startup, đó chính là trong quá trình phát triển sản phẩm, phải thường xuyên xem xét số liệu được thu thập về, chia nhỏ công việc thành nhiều mục nhỏ và làm việc theo quy trình: to do, doing, test và done. Quan trọng nhất, muốn sản phẩm “sống khỏe, sống lâu” trên thị trường cũng như nhận được sự quan tâm, “yêu thương” của khách hàng, hãy ưu tiên phát triển những tính năng riêng, đặc biệt mà đối thú không có.
Like fanpage Topica Founder Institute để đọc thêm những bài viết hữu ích cho các Startup.
Còn với anh Nguyễn Đình Nam, với đặc thù là các sản phẩm rất là khó về mặt công nghệ, anh thường tách sản phẩm thành những module khó nhất và giải quyết trước, vượt qua những điểm có thể gặp phải về rủi ro thì mới bắt đầu làm cả sản phẩm. Khi đã giải quyết được những bài toán khó rồi thì phát triển sản phẩm giai đoạn sau khá đơn giản.
Khôi Nguyễn - Founder & CEO WeFit: Muốn bán được sản phẩm, Founder cần học cách “bán vỏ” trước
Với anh Khôi Nguyễn, việc phát triển luôn gắn với vòng đời sản phẩm, cần trải qua những cột mốc nhất định. Trước tiên, mọi sản phẩm đều có quá trình kiểm định thị trường - tiền khả thi, tức là kiểm tra mức độ khả thi của ý tưởng, liệu ý tưởng có được thị trường đón nhận hay không. Sau đó mới bắt đầu xây dựng sản phẩm, rồi đưa sản phẩm ra thị trường và thử nghiệm liên tục, nhận feedback từ khách hàng và tiếp tục tối ưu, phát triển tính năng sao cho sản phẩm đó đạt hiệu quả nhất. Chính vì vậy, Startup phải đảm bảo chiến lược phát triển sản phẩm của mình sẽ luôn phù hợp với từng giai đoạn của quá trình phát triển.
Với WeFit, Khôi Nguyễn cũng đã áp dụng phương pháp thử nghiệm thị trường rất táo bạo, đó là No Product - Muốn bán được sản phẩm, đầu tiên là phải bán được sản phẩm với không sản phẩm gì cả, tức là bán cái vỏ sản phẩm đến với khách hàng. Anh cũng chia sẻ, trong giai đoạn đầu, nền tảng WeFit chỉ là một file excel, mọi hoạt động tìm kiếm đối tác, khách hàng, sếp lịch đều dựa trên file đó. Trong giai đoạn đó, đội ngũ Founder cũng phải liên tục ngồi với khách hàng, tìm hiểu sâu về nhu cầu, sau đó mới bắt đầu đi xây sản phẩm.
Đặc biệt, Startup cũng không nên áp dụng những nền tảng công nghệ mới nhất, vì những cái mới như thế sẽ buộc Startup phải vừa làm vừa tuyển thêm người, lại phải vừa học thêm những cái mới đó. Anh Khôi nhận thấy rằng, các Tech-Founder thường mắc bệnh này, để rồi xây một sản phẩm rất khó, rất phức tạp nhưng không ai dùng cả. Để xây dựng MVP, Founder nên tìm phương pháp nào dễ thực hiện, với chi phí rẻ nhất.
Không chỉ có vậy, sản phẩm đầu tiên chỉ cần phục vụ một thứ duy nhất, đó là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Startup cần phải xác định được điều này càng sớm càng tốt bởi càng mất nhiều thời gian thì sẽ càng không biết được thị yếu của khách hàng, lại tốn nhiều tiền. Khi đã có sản phẩm rồi phải nhanh chóng đẩy ra thị trường để có thể thu hồi vốn, nhận feedback khách hàng một cách nhanh nhất.
Và Khôi Nguyễn cũng đưa ra hàng loạt những lời khuyên dành cho các startup trên con đường phát triển sản phẩm của mình như: Khi vào giai đoạn tăng trưởng, khi số lượng khách hàng tăng lên, quy trình hoạt động đã trơn tru, Startup nên tự động hóa càng nhanh càng tốt để đảm bảo xử lý được lượng khách hàng lớn, đồng thời tối ưu hệ thống nội bộ để nâng cao chất lượng doanh nghiệp. Luôn phát huy tối đa những ưu thế của sản phẩm khi cạnh tranh và tiến tới việc phát triển sản phẩm theo những ưu thế đấy, và cuối cùng quan trọng nhất chính là luôn phải tìm ra những tính năng mới để thêm vào sản phẩm.
Tìm hiểu thêm về chương trình tại đây: http://tfi.topica.asia/
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất