Phản ứng của mọi người khi biết có ai đó bị trầm cảm
Hôm qua khi nghe mọi người nói chuyện, có nhắc đến một cô trong làng bị trầm cảm,..
Hôm qua khi nghe mọi người nói chuyện, có nhắc đến một cô trong làng bị trầm cảm,..
"Cô A đấy bình thường khéo lắm, thoải mái với mọi người lắm, rồi giờ trầm cảm đấy, còn 36kg thôi"
"Chả hiểu sao lại vậy nữa"
"Khổ lắm, bệnh tâm lý còn khó chữa hơn bệnh nhiều, cứ nghĩ là bị tâm lý nhưng mãi không cho uống thuốc nên giờ bị vậy."
Đây là những câu mình nghe mọi người nói khi nhắc đến một ai đó trầm cảm trong làng. Đối với đa số người ngoài, họ khó hiểu với tại sao người ta lại trầm cảm, lại suy sụp sức khỏe như thế.
Đối với những người bình thường, họ thấy uầy cuộc đời còn nhiều niềm vui mà, bao nhiêu món ngon, bao nhiêu người tốt, bao nhiêu nơi đẹp đẽ, cuộc đời mới tươi đẹp làm sao.
Còn đối với những người bị trầm cảm, tiêu cực, cơ thể họ không đủ các hooc môn hạnh phúc -> cơ thể sẽ giảm năng lượng + sức đề kháng. Nếu đã bị nặng, thì nên có sự chữa trị cả trong (tinh thần) lẫn ngoài (sức khỏe -> thuốc)
Phải đặt chân vào giày người khác mới hiểu được. Khi mình đã có những trải nghiệm tiêu cực, mình phải thừa nhận mình bị overthinking - điều có thể khiến mình trong mắt mọi người trở nên tinh tế, chu đáo, cẩn thận hơn.
Mình sẽ lo nghĩ trong trường hợp này cần gì, hậu quả gì sẽ đến nếu mà mình làm/ không làm. Có cả tá phản ứng, kết quả tốt + xấu. Ví dụ nếu mình không về thì mọi người sẽ đánh giá thế nào, mình về mà không mua gì thì sao? ....
Điều này đã làm mình mệt mỏi suốt một thời gian dài, mà đều là tự mình nghĩ, tự mình làm khổ mình. Rồi mình nhận ra là, hmmm, kệ hết đi. Đương nhiên sẽ cần đánh đổi việc suy nghĩ cẩn thận, chu đáo với việc tâm trí mình được thoải mái.
Điều này không có nghĩa là mình kệ tất cả. Mình chọn lọc. Việc gì mình nên suy nghĩ cẩn thận, còn việc nào thì không cần thiết lắm. Cảm xúc của mọi người cũng quan trọng đấy, nhưng tiền bỏ ra để chữa việc rối loạn lo âu thì cũng chỉ khổ mình thôi, mà chưa chắc họ đã nghĩ như mình đang nghĩ.
Đây chính là cách mình giải được nút thắt về rối loạn lo âu. Khi tuần trước mình đã thành công trong việc không sợ hãi lắm khi về nhà bằng cách cứ sống một cách thoải mái thôi.
Câu chuyện bên lề: Một chú mà gia đình mình biết đối xử rất tốt với người ngoài, nhưng gần đây vợ chú mới t* s** ở nhà, mọi người đều trách cô ấy, bảo nhà giàu thế, chú ý tốt thế mà vẫn vậy, dù chẳng ai biết sự thật ẩn sâu bên đấy, nhưng vẫn có xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân. Trong trường hợp nào đi nữa, kể cả khi bạn có làm sao, tiêu cực vì cuộc sống rồi ra đến quyết định xấu, thì người ta vẫn sẽ có lời lẽ không tốt, nên là ok, đừng vì quá nghĩ cho người khác, nghĩ đến cảm nhận của người khác mà lo lắng, stress rồi dẫn đến một số câu chuyện không mong muốn nhé!
Còn bạn, bạn có biết những phản ứng của mọi người khi nhắc đến căn bệnh này không?
Chúc bạn cũng có một ngày thật thoải mái!
“Có những sự thật mình chọn cách ngó lơ. Ví dụ như mình không được yêu thương nhiều như mình nghĩ, ví dụ như mình không phải là lựa chọn đầu tiên và duy nhất, ví dụ như thiếu vắng mình chẳng một ai đau lòng. Vì mình không biết phải đối mặt và giải quyết như thế nào với điều đó. Một đứa trẻ ngoan, không đòi hỏi, chưa một lần được cho kẹo.”
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất