Tại điểm hẹn. Lần đầu tiên Kousei cảm nhận được sắc màu trong âm nhạc mà trước đó cậu đã chỉ có thể nhìn từ phía xa, trong mộ góc tối đơn sắc. Một bản “a morning of the Slag Ravine” vang lên từ đâu đó khiến mọi thứ trong cậu ngập tràn màu sắc.
Kaori. Cô đang thổi cây pianika để gọi đám bồ câu đến như hình ảnh của Pazu trong bộ phim Laputa castle in the sky. Một bản nhạc thể hiện cho sự ngây thơ, trong sáng và tự do. Qua hai lần thể hiện với tâm thế khác nhau. (Pazu dùng bản a morning of the Slag Ravine để cho bồ câu ăn mỗi sáng)
Lần đầu tiên. Cô độc tấu với cây pianika, kết quả là đám bồ câu không đáp lại cùng hình ảnh cô đã khóc. Tôi hiểu được những nốt nhạc này không dành cho chúng. Mà là hướng đến chính Kousei. Khác với những bản nhạc trước đây mà cậu nghe, hay đúng hơn là những bản nhạc cậu chỉ có thể nghe và nhìn từ xa. Để cảm nhận những sắc màu đó. Không dành cho mình. Nó là những bản nhạc dành cho tất cả mọi người (phổ thông và mang tính công nghiệp). Giờ đây, Kousei có thể cảm nhận được. Chính là nhờ Kaori đã gửi hết toàn bộ tâm tư của mình cùng bản nhạc đến bên cậu và chỉ hướng về cậu mà thôi. Những giọt nước mắt như một lời vang xin từ tận đáy lòng, cùng nỗi tuyệt vọng, “xin hãy để những âm thanh này chạm đến được Kousei”. Cũng là giọt nước mắt hạnh phúc khi Kousei đã đến và nghe những âm sắc của cô.
Lần hai. Hòa tấu cùng bọn trẻ, là sự thể hiện rõ hơn của sự ngây thơ, trong sáng và cho Kousei thấy được những âm thanh của hạnh phúc. Khác với lần trước, bản hòa tấu mang nhiều màu sắc hơn và hướng đến đám bồ câu. Nó chính là sự kết nối với thiên nhiên thông qua âm nhạc.
Nó làm tôi nhớ đến câu mà Alice Sara Ott đã nói : “âm thanh là ngôn ngữ vượt xa mọi ngôn từ” và quả đúng như thế khi một người nghệ sĩ có thể kết nối với rất nhiều động vật ngoài kia.

Vòng loại cuộc thi âm nhạc Towa.

Kaori dự thi tại cuộc thi âm nhạc Towa dành cho violin với số báo danh là 04. Mọi thí sinh dự thi đều biểu diễn cùng một bản Beethoven Sonata no 9, Op 47 in A major.
Là một bản nhạc có mở đầu bằng tiếng violin và xen kẽ với piano, theo một tiết tấu chậm, nhẹ nhàng và nặng dần, tối dần. Khi tiếng violin gần như chìm trong một góc tối và dần quen, thì cũng là lúc hai tiếng piano và violin hòa vào nhau. Tiết tấu từ đó cũng nhanh dần, phức tạp hơn và nó mang rất nhiều tầng cảm xúc hơn. Tức giận, Vui tươi, trêu chọc, buồn bã, hy vọng, thất vọng... những sắc thái cảm xúc được được Beethoven diễn tả nó đến tận cùng. Đến gần cuối, giai điệu nhẹ dần, và gần như quay trở lại giai điệu ban đầu. Rồi kết thúc ở một tầng cảm xúc cao nhất hoặc cũng có thể thấp nhất.
Đối với một học sinh sơ trung (trung học cơ sở) để biểu diễn đúng một bản như “Kreutzer” là một điều thật sự rất khó khăn.
Kousei hiện tại không còn ở vị thế là người biểu diễn, dự thi nữa ngược lại anh chính là người nghe, cảm nhận và đánh giá. Sự thay đổi vị thế này khiến anh có thể hiểu hơn về âm nhạc, đối tượng nghe và hiểu hơn về bản thân mình.
“Ganbatte” (cố lên!, tiếp tục đi!) câu nói vang lên trong cậu đối với thí sinh dự thi. Không phát thành lời. Chỉ dừng lại ở một âm thanh thinh lặng. Nó vừa là lời động viên đến thí sinh và cũng chính là lời động viên cho chính mình. Tiếp tục cố gắng, tiếp tục sống, tiếp tục với âm nhạc bên trong mình.

Bản “Kreutzer” của Kaori.

“Âm nhạc của mình…liệu có đến được với họ không nhỉ”. Câu nói của Kaori như một lời khẳng định. Đây chính là âm nhạc của mình, chơi theo cách mình muốn, hướng đến bạn bè cô và thính giả. Nó chính là level cao nhất trong nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng.
Mở đầu bằng một sắc âm rất khác biệt. Nếu mở đầu của bản nhạc phổ chuẩn là những lớp sóng trên một mặt hồ tĩnh lặng, thì ngược lại, âm thanh của Kaori tạo ra chính là những con sóng biển dữ dội. Ấn tượng, mạnh mẽ và tràn đầy sự nhiệt tâm của mình. Cô biến bản nhạc của Beethoven thành chính bản nhạc của mình. Đẩy mọi nốt nhạc của Beethoven ra khỏi một góc tối và nâng chúng lên bằng sự nhiệt huyết. Và để chúng phát sáng một cách kỳ diệu nhưng cũng rất tinh tế và trong sáng…
(Quả thật mình đủ khả năng để diễn tả hết từ âm nhạc đến văn học. Thật sự rất xin lỗi. Nhưng nó thật sự tuyệt vời trên cả tuyệt vời)
Bản Beethoven no 9 op 47 A major được tác giả chọn quả thật rất hoàn hảo. Giai điệu có tính lặp lại phù với hoàn cảnh diễn biến của cuộc thi và cả tâm lí nhân vật. Một bản mang nhiều tầng cảm xúc để thể hiện được con người của một cô gái. Đủ độ khó để hiểu được tài năng và sự luyện tập của Kaori trong một thời gian dài. Và là một bản có kết thúc khi mọi thứ đẹp nhất. Tựa như một cánh hoa anh đào.
Nó cũng như là một lời nhắn với Kousei. “Đây chính là thứ cậu thiếu. Hãy để âm nhạc của cậu tự do và hướng đến mọi thứ ngoài kia.”
Cô là một hiện thân ngược lại với hình tượng mẹ của Kousei.
Tự do - khuôn khổ, đường phố - hàn lâm và cô đi từ cái riêng đến cái chung ngược lại với hình tượng mẹ của Kousei, đi từ cái chung về cái riêng.
“Khi tôi kịp nhận ra, cảnh sắc đã hòa với nền trời mây nhuộm sắc chiều tà…chỉ còn là những dư ảnh nằm phía sau mí mắt. Từ lần này qua lần khác. Mỗi lần như thế con tim tôi…
Cứ như là mọi thứ mẹ tôi để lại đang dần tan biến. Tôi muốn nghe lại một nữa nhưng cũng không muốn nghe. Tôi muốn gặp lại em thêm một lần nữa nhưng cũng không muốn gặp lại.”
Dư âm của sự chân thành và phát ra từ tận đáy lòng của Kaori. Khiến Kousei hiểu và tiếp nhận dù nó là đối lập với cái tư duy đã được người mẹ “tẩy não”