Đánh nhử - đánh hù (feint) là một kỹ thuật sẽ gắn liền với mỗi võ sĩ trong suốt một cuộc đời lên đài. Bất kể bạn nhanh, chậm, mạnh, yếu, bạn sẽ phải luôn dùng đòn nhử mỗi khi thi đấu.
Phân tích chuyên sâu: Feinting toàn tập (Tập 1)


I. Những cách sử dụng đòn nhử
Đòn nhử có 3 cách sử dụng khác nhau: Đòn nhử che đòn thật, đòn nhử dụ đối thủ counter và đòn nhử để rút lui.
1. Đòn nhử che đòn thật
Đây là dạng đòn nhử đầu tiên bạn sẽ được tiếp cận. Đòn nhử này phổ biến đến nỗi, nhiều người không biết rằng bên cạnh nó còn có 2 loại đòn nhử khác là đòn nhử dẫn dụ và đòn nhử rút lui.
Đòn nhử che đòn thật là dạng đòn nhử dương đông kích tây, nhá trên đánh dưới thường thấy ở mọi trận đấu, ở mọi trình độ.
Canelo Alvarez vs Amir Khan
Phân tích chuyên sâu: Feinting toàn tập (Tập 1) - Ảnh 3.

Ở ảnh trên, ta có thể thấy, Canelo đã dùng một đòn jab nửa vời "có vẻ" như sẽ bay về phía mặt của Armir Khan. Amir Khan đã bị đánh lừa và phải trả giá bằng một trận thua KO.
Nhưng tại sao một võ sĩ đỉnh cao như Amir Khan lại vi phạm nguyên tắc KHÔNG DÙNG CẢ 2 TAY ĐỠ ĐÒN để hở ra chiếc cằm thủy tinh "khét tiếng". 
Đây lại là một đòn nhử đỉnh cao của Canelo Alvarez. Ở cự ly của Alvarez, anh sẽ phải lấn sâu hơn nữa mới có thể tung ra một đòn đánh trúng đích.
Điều này có nghĩa là nếu như Canelo thật sự dùng jab, anh sẽ ở cự ly hoàn hảo cho cú counter bằng đòn móc trái của Amir Khan. Thế nhưng anh chỉ tung một đòn jab nửa vời và lại bước thêm một bước nữa để rút ngắn cự ly cho cú tay sau. 
Phân tích chuyên sâu: Feinting toàn tập (Tập 1) - Ảnh 5.

Amir Khan vốn dĩ đã thể hiện thói quen chực chờ để counter bằng tay trái ở những hiệp đấu trước. Nhưng Canelo đã nhanh hơn một nước, khiến cho dự tính của Amir Khan hoàn toàn đổ vỡ. Pha đòn của Canelo Alvarez đã trúng đích ngay khi Khan vừa thả hết tay trái xuống hông.
Floyd Mayweather Jr vs Miguel Cotto
Phân tích chuyên sâu: Feinting toàn tập (Tập 1) - Ảnh 6.

Ở một ví dụ khác là cú móc phải của Floyd Mayweather với Miguel Cotto. Cũng dùng một đòn jab nửa vời để nhử, cũng bước thêm một bước để có cự ly cho tay sau. Tuy nhiên, lần này hãy để ý cái tay phải của Floyd. 
Đòn tay sau của Floyd có động tác bắt đầu hệt như một đòn thẳng phải (hãy chú ý vào phần vai). 
Lý do này giải thích cho việc vì sao Miguel Cotto dù đang ở trạng thái thăng bằng tốt hơn Amir Khan, lại không hề có ý định counter Mayweather và thậm chí Cotto cũng "cầu toàn" chơi chắc hơn Amir Khan vẫn phải "dính chưởng" đòn móc phải (đòn số 4) của Floyd. Cotto đã lầm tưởng đó là một đòn thẳng phải (đòn số 2).
2. Feint dẫn dụ
3. Feint rút lui
- Cả 2 chi tiết này đều đã được nhắc đến trong serie Phân tích chuyên sâu: Kỹ thuật đánh trật
II. Những điều nên nhớ
- Feint càng kín, càng lợi hại. 
Với một võ sĩ nhiều kinh nghiệm, một cú feint lộ liễu là một cú feint dễ dàng bị phát hiện. Với một đối thủ bình thường, họ sẽ không sập bẫy, với một đối thủ cao tay, họ sẽ tương kế tựu kế để "phản pháo" ngược lại chính bạn
Phân tích chuyên sâu: Feinting toàn tập (Tập 2) - Ảnh 2.

Đây là "tuyệt chiêu" Pull Counter trứ danh của Floyd Mayweather. Để sử dụng đòn này, Floyd thường đưa đầu mình ra phía trước một chút, dụ dỗ đối thủ tung jab. Ngay khi đối thủ vừa tung jab, đây sẽ là lúc Floyd sử dụng tốc độ của mình để phản công bằng đòn tay sau.
Nghe thì đơn giản, nhưng Mayweather phải ứng dụng rất nhiều cách khác nhau để cuối cùng ứng dụng được Pull Counter. Anh có thể "tạm nghỉ" ở thế bị động một chút và chờ đối thủ tung đòn. Anh có thể tấn công một cách "cẩu thả" để dụ dỗ đối thủ... Vì đối thủ không biết trước suy nghĩ của Floyd, do đó họ luôn sập bẫy. 
Phân tích chuyên sâu: Feinting toàn tập (Tập 2) - Ảnh 4.

Ở một khoảnh khắc khác, Floyd Mayweater đã dụ dỗ Maidana một cách quá lộ liễu, "thánh phòng thủ" Mayweather đã phải trả giá. Đây có thể xem là feint đè feint. Mayweather feint dụ Maidana tấn công. Maidana lại feint tấn công để dụ Mayweather Pull Counter.
Đây là một khoảnh khắc cực kỳ xuất sắc của Marcos Maidana. Anh đọc được Floyd nhưng không thể hiện cho Floyd biết điều đó. Anh cũng quyết đoán nhanh nhạy để cái đầu siêu việt của Floyd không có thời gian nhận ra mình đã bị bắt bài.
Phân tích chuyên sâu: Feinting toàn tập (Tập 2) - Ảnh 6.

Ở một trường hợp khác, Floyd Mayweather đã bị bắt bài Pull Counter, nhưng Canelo lại thể hiện sự "hiểu biết" của mình quá lộ liễu khiến cho kế hoạch của anh thất bại. 
Floyd Mayweather cũng đã dùng bài cũ, khẽ đưa đầu về trước dụ dỗ Canelo jab. Tuy nhiên Canelo đã biết trước ý đồ đánh đòn này. Cái sai duy nhất của Canelo là đã "chơi quá kỹ" chờ Mayweather ra đòn để phản công thay vì tương kế tựu kế như Maidana. 
Điều này khiến Mayweather có đủ thời gian để nhận ra sai lầm của mình và tương kế tựu kế dẫn dụ lại Canelo bằng một đòn jab sâu nhưng PHỦI. Nếu như Canelo quyết đoán hơn, có lẽ anh đã thành công.
Phân tích chuyên sâu: Feinting toàn tập (Tập 2) - Ảnh 7.
Tất cả những sự chần chờ thiếu quyết đoán trong một đòn feint đều sẽ dẫn đến một kết cục không tốt. Một thoáng chần chừ của Golovkin đã khiến anh phải lãnh một đòn múc phải rất nặng từ Canelo.
Khôi Nguyên