StableCoin Là Gì ? Tổng Hợp Về Các Loại StableCoins - CoinMoi
Nguồn: coinmoi
Theo Investopedia, tổng giá trị thị trường phái sinh truyền thống trong năm 2019 là khoảng 640 nghìn tỷ đô (hay $640,000,000,000,000). Ở thời điểm hiện tại, thị trường phái sinh crypto cũng đang tăng trưởng cực kỳ mạnh mẽ với tổng khối lượng giao dịch khoảng 2,7 nghìn tỷ đô, tăng 159% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều nhà đầu tư cho rằng thị trường phái sinh crypto có thể bùng nổ trong suốt năm 2020 là nhờ có sự xuất hiện của các sản phẩm phái sinh stablecoin chứ không phải BTC hay altcoin.
Thị trường phái sinh crypto phát triển đồng nghĩa với ngày càng có nhiều loại tài sản thế chấp mới. Kể từ thời điểm CME chính thức ra mắt hợp đồng tương lai bitcoin (12/2017), các nhà đầu tư đã bắt đầu tham gia vào thị trường thế chấp đòn bẩy bitcoin (ký quỹ và thanh toán thông qua USD). Trong khi đó, các sàn giao dịch cũng bắt đầu ra mắt các sản phẩm phái sinh stablecoin tương tự.
Bitcoin phái sinh sẽ thêm nhóm khách hàng mới! CME tung ra hợp đồng Bitcoin  future mini
Nguồn: CME Group
Xu hướng của các nhà đầu tư trong suốt năm 2020 là chuyển sang thế chấp stablecoin và USD, cũng bởi vậy mà bitcoin đã mất thị phần lớn vào tay stablecoin và USD. So với thị phần áp đảo (86%) hồi tháng 1/2020, hợp đồng tương lai thế chấp qua BTC hiện chỉ chiếm 57% số hợp đồng mở trên thị trường tương lai.
Tuy nhiên, xu hướng này không phải tự dưng mà xuất hiện. Sự kiện "Thứ Năm đẫm máu" (thời kỳ thị trường crypto khủng hoảng hồi tháng 3/2020) và việc BitMEX bị Ủy Ban Giao dịch hàng hóa Tương lai (CFTC) khởi kiện hồi tháng 10 năm ngoái đã tác động trực tiếp đến việc bitcoin dần đánh mất thị phần trên thị trường tương lai.
Sự kiện “Thứ Năm đẫm máu” đã kéo theo hiện tượng nhà đầu tư ồ ạt thanh lý bitcoin, khiến giá crypto này giảm từ $8 000 xuống còn $3 800 chỉ trong 24 giờ. Cuộc khủng hoảng chỉ chấm dứt sau khi BitMEX tuyên bố ngừng mọi hoạt động giao dịch để bảo trì.
Bloody Thursday: Bitcoin Plunges $800 Today, Back To October Lows
Nguồn: CryptoPotato
Sau sự cố này, nhà đầu tư cũng dần nhận ra rủi ro quá lớn của việc lạm dụng tỷ lệ đòn bẩy và dần rút khỏi thị trường này. Danh tiếng của BitMEX cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều nhà đầu tư đã chuyển hẳn sang các sàn giao dịch khác. Trùng hợp thay, tài sản ký quỹ của các sàn này lại chính là stablecoin.
Delta Exchange, một sàn giao dịch phái sinh mới đã đi tiên phong trong việc sử dụng stablecoin để thế chấp trên hợp đồng tương lai. Tại thời điểm năm 2019 khi khái niệm stablecoin vẫn còn khá xa lạ với nhà đầu tư, Delta Exchange đã mạnh dạn sử dụng USDC thay vì USDT. Chính sự táo bạo này đã giúp Delta nổi bật hơn hẳn các sàn giao dịch phái sinh khác. Nhận thấy dấu hiệu tăng trưởng tích cực, Delta Exchange đã tiếp tục niêm yết các hợp đồng tương lai và hợp đồng vĩnh viễn thê chấp bằng USDC với một số altcoin hàng đầu. Các sàn giao dịch khác cũng sớm nhận ra tiềm năng của stablecoin trên thị trường phái sinh và ra mắt các sản phẩm tương tự.
Vận hạn của BitMEX không dừng lại ở đó. Tháng 10/2020, CFTC đã khởi kiện sàn này vận hành bất hợp pháp nền tảng phái sinh crypto và có dấu hiệu rửa tiền. Sau sự kiện này, phần lớn nhà đầu tư trên BitMEX đã chuyển hẳn sang Binance. Ngoài ra, sự kiện này buộc các sàn giao dịch phải thực hiện KYC chặt chẽ hơn để không đi vào vết xe đổ của BitMEX. Biểu đồ dưới biểu thị tác động của hai sự kiện này lên thị trường tương lai và tốc độ tăng trưởng cực kỳ mạnh mẽ của USD/stablecoin.
Có thể việc các nhà đầu tư chuyển từ BitMEX sang các sàn khác chỉ là ngẫu nhiên, nhưng cũng không thể phủ nhận những ưu điểm của USD và stablecoin so với bitcoin trên thị trường tương lai. Một vài trong số đó có thể kể đến:
1. Hợp đồng tuyến tính
Thứ nhất, các hợp đồng ký quỹ thông qua stablecoin đều là hợp đồng tuyến tính, có nghĩa là rủi ro tài sản gần như không đổi, trong hợp đồng ký quỹ thông qua bitcoin là hợp đồng nghịch đảo. Trong trường hợp giá bitcoin giảm, giá trị tài sản thế chấp cũng sẽ giảm theo.
Khi giá trị của tài sản thế chấp giảm, nguy cơ tài sản bị thanh lý sẽ rất cao. Bởi vậy mà giao dịch bitcoin với mức đòn bẩy càng cao sẽ càng rủi ro cho nhà đầu tư. Nhìn chung, sử dụng bitcoin để thế chấp không thích hợp với các khoản đầu tư dài hạn.
Short-Term vs. Long-Term Savings: How to Build Them Both
Nguồn: The Penny Hoarder
2. Độ biến động thấp
Sự xuất hiện của stablecoin trên thị trường phái sinh sẽ khuyến khích nhà đầu tư sử dụng các crypto có độ biến động thấp (điển hình như các stablecoin được hỗ trợ bởi USD). Trong khi đó, BTC lại có độ biến động cực cao, chưa kể không được hỗ trở bởi bất cứ tài sản nào.
3. Chênh lệch thấp
Thứ hai, giao dịch hợp đồng vĩnh viễn sử dụng stablecoin ảnh hưởng rất nhỏ đến tài sản của nhà đầu tư. Bởi vậy mà loại tài sản này cực kỳ thích hợp với các hoạt động cần giao dịch thường xuyên như đầu cơ và kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường phái sinh.
4. Ít phức tạp hơn
Thế chấp bitcoin trên các cặp altcoin thường được thế chấp và thanh toán bằng BTC, nhưng giá trị của cặp giao dịch lại phụ thuộc vào BTC. Ví dụ, nếu nhà đầu tư thế chấp bitcoin để giao dịch cặp ETH/USD và giá ETH/USD tăng trong khi giá BTC/USD giảm, lợi nhuận của nhà đầu tư cũng sẽ giảm theo. Ở hướng ngược lại, các hợp đồng thế chấp stablecoin lại ít biến số hơn và quá trình đầu tư cũng đơn giản hơn nhiều.
Nhìn chung, tính biến động cao vẫn là điểm yếu chết người của BTC cũng như các altcoin, trong khi stablecoin lại cực kỳ ổn định. Trên thị trường phái sinh, nhất là thế chấp đòn bẩy, tài sản của nhà đầu tư có thể sẽ bị thanh lý trước khi kịp sinh ra bất kỳ khoản lợi nào. Tuy nhiên, trong thời kỳ 'đẫm máu' vừa qua, stablecoin là crypto duy nhất "xanh", khiến rủi ro bị thanh lý tài sản thế chấp khi sử dụng các sản phẩm phái sinh bằng 0.
Cũng chính điều này sẽ khiến nhiều người nghĩ lại về việc nên đầu tư mạo hiểm với BTC hay an toàn với stablecoin.
Đây là một bài dịch được tổng hợp và viết lại từ nhiều nguồn.