Hãy tưởng tượng một thế giới mà đang sống, gia đình, bạn bè, tất cả hành động, cảm xúc của bạn chẳng qua là các đoạn mã xử lý bởi nhiều thuật toán phức tạp. Vũ trụ mà ta đang tồn tại này chỉ là một phần nhỏ thế giới ảo tạo bởi một chiếc máy tính.
Vậy thế giới ảo là gì?
Thế giới ảo là một môi trường giả lập trên máy tính, có thể được nhiều người dùng có thể tạo ra một hình đại diện cá nhân, đồng thời và độc lập khám phá thế giới ảo, tham gia vào các hoạt động của nó và giao tiếp với những người khác.Những hình đại diện cá nhân này có thể là văn bản, hai hoặc nhiều biểu diễn đồ họa, hoặc hình đại diện video trực tiếp với cảm giác thính giác và cảm ứng xúc giác. Nhìn chung, thế giới ảo cho phép nhiều người dùng nhưng các trò chơi máy tính một người chơi, chẳng hạn như Skyrim, cũng có thể được coi là một loại thế giới ảo. (Wikipedia)
Chúng ta chẳng qua là những đoạn mã phức tạp.
Chúng ta chẳng qua là những đoạn mã phức tạp.
Sự phát triển của công nghệ mang đến cái nhìn mới
Vài năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thực tế ảo (VR) nhất là lĩnh vực trò chơi điện tử .Trong thế giới VR, bạn có thể "nhập vai" vào nhận vật trải để nghiệm cảm giác mà ngoài đời không bao giờ làm được.
"Nếu chúng ta vẫn tiếp tục tiến bộ như thế, sẽ có lúc trò chơi giống tới nỗi không thể phân biệt với thế giới thật", Elon Musk chia sẻ. Từ suy nghĩ đó, ông cho rằng "chỉ có một phần tỷ khả năng chúng ta đang sống trong một thế giới thực tại".
Elon Musk đưa ra nhận định về thế giới giả lập trong một hội nghị công nghệ năm 2016.
Elon Musk đưa ra nhận định về thế giới giả lập trong một hội nghị công nghệ năm 2016.
Ngành công nghiệp trò chơi đã mang đến những trải nghiệm chưa từng trong đó nổi tiếng như Sim, Pokémon GO hay game nhập vai GTA (Grand Theft Auto), Cyberpunk 2077,.... Nơi người chơi được nhập vai và đưa quyết định, hành động ảnh hưởng đến tính cách, thế giới trong game.
Những tựa game hiện đại như Flight Simulator có thể tái tạo những hình ảnh ngoài đời ở mức độ rất chi tiết.
Những tựa game hiện đại như Flight Simulator có thể tái tạo những hình ảnh ngoài đời ở mức độ rất chi tiết.
Chúng ta sẽ phân chia 2 loại thế giới giả lập
Trường hợp 1: Thế giới của chúng ta là thế giới ảo ở đó mỗi cá nhân mô phỏng kết nối "người nào đó" ở thế giới thực ngoài kia. Giống trong bộ phim Ready Player One, Matrix, Sword Art Online.
Nhân vật chính kết nối với trò chơi từ nhà.
Nhân vật chính kết nối với trò chơi từ nhà.
Trường hợp 2: Thế giới của chúng ta là ảo hoàn toàn, chúng ta đơn giản là tập hợp những mã BIT (0100101...), thuật toán phức tạp, NPC (Non-player Character – nhân vật không thể điều khiển được) hay là một AI đang tự học hỏi kiến thức từ thế giới thực ngoài kia.
Ryan Reynolds sẽ trở lại trong Free Guy với vai diễn là một NPC (Non-player Character – nhân vật không thể điều khiển được)
Ryan Reynolds sẽ trở lại trong Free Guy với vai diễn là một NPC (Non-player Character – nhân vật không thể điều khiển được)
Đặc điểm chung của những sản phẩm lấy chủ đề thế giới ảo luôn là mảnh đất màu mỡ cho các nhà phát triển game, phim ảnh. Sự bí ẩn, rộng lớn, không giới hạn là chìa khóa để hấp dẫn đến khán giả. Đó là lý do mà các studios luôn yêu thích đề tài này trong sản xuất.
Tóm cái váy lại chúng ta có thể đang ở trong một thế giới ảo tạo bởi máy tính có thế có hoặc không. Thế nhưng giống như một nhận vật trong game không thể nào chứng minh được nó là một thế giới ảo.
Phải chăng chúng ta chỉ là các dòng code ?
Những cử chỉ hành động, cảm xúc của chúng ta chẳng qua là tập hợp những thuật toán xử lý phức tạp ?
Vậy thì có BUG không nhỉ ?