Phá thai, tư pháp và chính trị
Một mẩu tin trên tờ Politico vào đầu tháng 5 đã hé lộ một bản nháp gây chấn động: 5 trong số 9 thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kì đã đồng thuận với quan điểm lật ngược lại phán quyết trong vụ Roe v Wade.
Đọc full article tại:
Sự chia rẽ trong xã hội Mỹ đã mon men theo chân các chief justices vào tòa án. Một mẩu tin trên tờ Politico vào đầu tháng 5 đã hé lộ một bản nháp gây chấn động: 5 trong số 9 thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kì đã đồng thuận với quan điểm lật ngược lại phán quyết trong vụ Roe v Wade.
Rode v Wade là án lệ kinh điển theo đó hợp pháp hóa quyền được phá thai trong khoảng thời gian ít nhất cho tới khi thai nhi có khả năng sống sót bên ngoài dạ con.
Không chỉ thô thiển là việc diễn giải đáng ngại về triết thuyết stare decisis, việc lật ngược một án lệ về quyền phá thai phản ánh những vấn đề to lớn hơn trong xã hội Mỹ: sự chia rẽ quan điểm của dân chúng đối với những vấn đề chính trị; tinh thần đảng phái (partisanship) với sự suy đồi của quyền tư pháp, và thiên lệch lý tưởng (ideological bias). Việc lật ngược án lệ này, theo tờ The Economist, sẽ "khơi dậy tru tréo từ cánh tả và cơn reo mừng từ cánh hữu". Bi quan hơn, chính thẩm phán Sonia Sotomayor đã dự báo việc phá nát án lệ Roe sẽ làm suy giảm thậm tệ danh tiếng của pháp viện, đồng thời khơi dậy tri nhận của công chúng rằng hiến pháp và việc giải đọc nó chỉ là những hành động chính trị mà thôi.
Quan trọng hơn, sự kiện này khơi dậy ba câu hỏi căn cơ đến nay vẫn là chủ đề cãi nhau của các ông bự triết học luật pháp: làm luật tư pháp và luật tính (legitimacy) trong sản phẩm tư pháp, thẩm quyền của thẩm phán, và vai trò của pháp viện trong cơ cấu quyền lực quốc gia. Cho đến nay, pháp viện Hoa Kì vẫn đang tránh được câu hỏi thứ hai nhờ nỗ lực chính trị nhằm "cân bằng quân số" các thẩm phán.
Nhưng câu hỏi nào cũng phải đến lúc trả lời. Tờ Economist đề xuất 2 giải pháp là (1) để các thẩm phán tự tạo lập một bộ Code of Ethics (đế quốc sài lang đến nay vẫn chưa dành tâm trí làm việc này, thua xa xứ mình); và (2) là nhiệm kỳ thẩm phán (đến nay thẩm phán Tối cao pháp viện Hoa Kì vẫn là trọn đời). Dù ai là người đứng ra làm 2 việc này thì nó cũng sẽ mang lại câu trả lời cho câu thứ nhất đoạn trên: thẩm quyền của pháp viện là chung cuộc, hay nó phải phụ thuộc vào thẩm quyền trừu tượng hơn của một bộ máy nhà nước cao hơn?
Nguồn ảnh lấy từ link này:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất