Charlemagne - Vị hoàng đế và Đế quốc La Mã Thần Thánh Phần hai: Thời kỳ Phục hưng của triều đại Carolingian

Hoàng đế Charlemagne là cha đẻ của cuộc biến đổi vĩ đại ở châu Âu lúc bấy giờ, thời kì đó còn được gọi là thời kỳ Phục hưng của triều đại Carolingian. Charlemagne, thường được biết đến là Charles Đại đế, người đã thống nhất châu Âu dưới quyền của một vị vua duy nhất. Năm 771, ông lên ngôi Vua của Francia, và quyền lực của ông dần dần mở rộng từ đó thông qua việc chinh phạt, mở rộng quyền thống trị của mình lên toàn ải châu Âu. Sau đó, với sự phù hộ từ Giáo hoàng, Đế chế La Mã Thần thánh ra đời với Charlemagne là nhà lãnh đạo đầu tiên hợp pháp của nó. Xã hội đã trải qua một sự thay đổi khá lớn khi Charlemagne cải cách về nhiều mặt trong đó có hành chính, quân đội, các chuẩn mực tôn giáo và xã hội cũng như các chính sách kinh tế.
Bức tượng bán thân của Charlemagne, một bức chân dung được lý tưởng hóa và được cho là có chứa nắp sọ của Charlemagne, được đặt tại Kho bạc Nhà thờ Aachen, và có thể được coi là bức khắc họa nổi tiếng nhất về người cai trị (Nguồn Wikipedia).
Bức tượng bán thân của Charlemagne, một bức chân dung được lý tưởng hóa và được cho là có chứa nắp sọ của Charlemagne, được đặt tại Kho bạc Nhà thờ Aachen, và có thể được coi là bức khắc họa nổi tiếng nhất về người cai trị (Nguồn Wikipedia).
Thời kỳ Phục hưng Carolingian là một thời kỳ có nhiều biến đổi đáng kể khi tầm nhìn của Charlemagne thay đổi nền văn minh của phương Tây. Nó được ghi nhớ là lần đầu tiên trong ba sự biến đổi quan trọng ở thời kì Trung cổ, ông thúc đẩy phát các lĩnh vực như nghệ thuật, văn hóa và cả nỗ lực của con người. Điều đó đã giúp biến đổi về các mặt văn học, nghệ thuật, kiến trúc, nghiên cứu pháp lý và nghiên cứu tôn giáo... Trong suốt thời Đế chế La Mã Thần thánh, nó đã đặt lại nền móng cho quy tắc xã hội và đạo đức của mỗi con người. Việc thay đổi ý tưởng và lý tưởng được cả tầng lớp tôn giáo và tầng lớp xã hội nhiệt tình áp dụng đến. Đồng thời, luân lý đạo đức mới được áp đặt cho những cá nhân có vị trí xã hội thấp hơn trên khắp Đế quốc, còn những người có chức vụ và quyền hạn trong của Vương quốc Francia triều Carolingian, cũng như các nhà chức trách tôn giáo, đã dành thời gian và sự quan tâm của họ vào những tiến bộ về lĩnh vực giáo dục và văn hóa. Họ đã phát triển các kỹ năng văn học của mình và thúc đẩy ngôn ngữ Latinh được chia sẻ ra rộng rãi hơn. Họ bắt đầu bằng cách chép lại những cuốn sách tôn giáo, các văn bản cổ điển và khuyến khích mọi người nên bàn về chúng hàng ngày. Văn học và nghệ thuật là hai lĩnh vực quan trọng trong việc phát triển xã hội, nhưng khát vọng xây dựng một quy tắc đạo đức tốt hơn, một sự tái tạo đạo đức dựa trên một nguyễn nhân mới, đó mới là trọng tâm của những nỗ lực của Charlemagne và dòng dỏi Carolingian của ông.
Charlemagne vào bữa ăn tối (Nguồn Wikipedia).
Charlemagne vào bữa ăn tối (Nguồn Wikipedia).
Khi Đế chế của ông mở rộng ra, Charlemagne được tiếp thu nhiều kiến thức hơn từ các nền văn hóa, bản sắc khác nhau. Thành công trong quân sự của ông đã giúp một phần không nhỏ trong việc tiếp cận với sự tinh xảo của kĩ thuật luyện kim và nghệ thuật của người Anglo-Saxon, cũng như sự sang trọng trong kiến trúc của người Moorish. Và với tư cách là Vua của những người Lombard, ông đã chấp nhận những đặc tính về văn hóa của họ. Charlemagne đã chỉnh sửa và thực hiện chuyển đổi văn hóa bằng cách sử dụng những gì tốt nhất từ các nền văn hóa mà ông đã khám phá ra được xung quanh mình. Trong các tu viện, ông khuyến khích các tu sĩ viết chép những bản thảo, sách sử,... (copywriting) cũng như việc dịch và ghi chép các chữ viết thánh sang tiếng Latinh. Ngoài ra, gia tộc Carolingian chịu trách nhiệm về nhiều văn bản cổ mà còn tồn tại cho đến ngày nay. Thư viện Latinh đương đại có thể được bắt nguồn từ hoàng đế và các cố vấn của ông, Vì vậy mà thư viện đương đại ngày này còn tồn tại các tác phẩm tiếng Latinh có thể được xác định niên đại trực tiếp của hoàng đế và các cố vấn của ông. Charlemagne đã nhiệt tình tập hợp nhiều bộ não sáng nhất của vương quốc. Trong số đó có: người cố vấn trí tuệ của ông có cố vấn thần học Alcuin của York, và sau đó là Theodulf của Orleans; Nhà sử học và nhà thơ Lombard Paul người trợ giáo; nhà ngữ pháp và nhà thơ Peter của Pisa; học giả và nhà thần học Paulinus của Aquileia; Nhà thơ người Frank Angilbert; Giám mục người Đức và học giả Angilram; Chính khách người Frank, cố vấn thân cận, và nhà văn lỗi lạc Einhard; và giám mục Waldo của Reichenau. Sự tận tâm của ông cho việc học tập không chỉ cho bản thân mà còn mở rộng cả gia đình ôngấy và nhiều người khác phò trợ ông. Đi ngược lại quy ước của một nhà lãnh đạo, Charlemagne đã nghiên cứu toán học, ngữ pháp và môn học yêu thích của ông: thiên văn học. Ngay cả khi về già, ông ấy học viết chữ, nhưng ông chưa bao giờ hoàn toàn thành thạo nó, và chúng ta cũng sẽ không bao giờ biết được liệu Charlemagne có bao giờ đọc được hay là không.
Charlemagne hướng dẫn con trai Louis the Pious (Nguồn: Wikipedia).
Charlemagne hướng dẫn con trai Louis the Pious (Nguồn: Wikipedia).
Thời kỳ Phục hưng Carolingian, do Charlemagne lãnh đạo, cũng đã làm thay đổi nền kinh tế. Ông nhận thấy cần phải có sự thay đổi sau những nỗ lực của cha mình, Pepin the Short khi hợp tác với Vua Offa của Mercia. Ông quan sát và thấy được sự hỗn loạn và khó khăn như thế nào để cai trị một vương quốc với vô số loại tiền tệ khác nhau. Charlemagne nhận ra rằng tiêu chuẩn vàng trước đây đã không còn phục vụ nhu cầu của ông ấy nữa. Rốt cuộc, để giữ hòa bình, ông buộc phải nhượng hai thành phố quan trọng đó là Venice và Sicily cho người Byzantine, đồng nghĩa các tuyến đường thương mại quan trọng đến châu Phi của ông đều bị mất đi. Vì vậy, ông bắt đầu về việc dỡ bỏ hệ thống ngân sách dựa trên vàng, ông đã thay thế nó bằng "livre" mới, một thước đo của Carolingian cho cả tiền bạc và trọng lượng. Một livre gồm 20 sous và một Dener gồm 240 sous (một hệ thống đếm vẫn tồn tại tốt cho đến thời kỳ hiện đại).
Nguồn: HistoryMarche
Nguồn: HistoryMarche
Chưa hết, một số sắc lệnh và quy ước mới đã được Charlemagne ban hành để chính thức hóa hệ thống tiền tệ mới của mình. Ông đã cải cách sổ sách kế toán và thiết lập các thủ tục rõ ràng cho các khoản thanh toán và chi tiêu trong văn bản Capitulare de Vilis (Một văn bản được soạn vào khoảng cuối thế kỷ 8 hoặc đầu thế kỷ 9 hướng dẫn việc quản lý các điền trang hoàng gia trong những năm sau đó của triều đại Charlemagne) vào năm 802. Vào năm 814, việc cho vay lấy lãi là bị cấm hoàn toàn. Cùng với năm đó, ông giới thiệu Capitulare của người Do Thái, phủ nhận vai trò truyền thống của người Do Thái là người cho vay tiền chính thức. Hành động này không hề chống lại hay có ý thù địch đối với người Do Thái, vì một phần họ đã rất được yêu thích trong Đế quốc. Thay vào đó, nó ủng hộ phần lớn quan điểm tôn giáo của con dân đế quốc và ông cũng thiết lập hệ thống kiểm soát giá cả và thuế đối với hàng hóa và cả nhu yếu phẩm.
Thời kỳ phục hưng Carolingian đã cố gắng cân bằng lại sự thống trị của hoàng gia và sự phục tùng quyền lực đối với nhà thờ. Trong những cải cách của mình, Charlemagne đã thể hiện cam kết bình đẳng đối với các thủ tục tôn giáo. Mục tiêu của ông trong việc thống nhất tôn giáo với nhà nước để chủ yếu giúp củng cố sự trong sạch và thuần khiết của mọi con dân đế quốc. Ông còn củng cố nền tảng quyền lực của nhà thờ bằng cách nhấn mạnh đạo đức của các giáo sĩ và các hành động của họ về việc thực thi đức tin. Ông ủng hộ một kế hoạch cải tổ lại nhà thờ một cách đầy tham vọng. Nội dung bao gồm: cụ thể hóa các học thuyết được ông chấp nhận, kiểm soát quyền sở hữu tài sản và xác định các hành vi mà có thể chấp nhận được,... Hoàng đế tìm cách xua đuổi mọi loại tà giáo và áp dụng đức tin của thiên chúa giáo vào khắp đế quốc. Ông dẫn đầu cuộc cải cách về đạo đức mà phần lớn đã được các giáo sĩ ủng hộ.
Trên khắp lãnh thổ của mình, Charlemagne đã thay đổi bầu không khí chính trị và hành chính của đề quốc. Sau khi ông lên ngôi Hoàng đế, sự biến đổi đã được tiến hành ngày và đã phát triển một cách mạnh mẽ. Ngoài ra, ông còn yêu cầu một hệ thống có thể hỗ trợ địa vị của mình được nâng cao hơn. Có trụ sở chính tại tại Aachen, ông đi tiên phong trong quản trị tập trung, các hoạt động có trách nhiệm giải trình và quản trị có tổ chức, hiệu quả để thay thế các hệ thống đã hỏng hóc của Merovingian. Đặt trụ sở chính tại Aachen, ông đã thay thế các hệ thống đã hỏng hóc của triều đại Merovingian bằng chính quyền trung ương, thực hiện có trách nhiệm hơn và bộ máy quan liêu từ đó đã hoạt động có hiệu quả ra. Sau những cố gắng phi thường của ông, Charlemagne cuối cùng đã nắm giữ trong tay mình quyền thống trị tuyệt đối với tư cách là người cai trị vùng đất phía Tây kể từ thời La Mã. Trên cả vương quốc của mình, ông đã thiết lập một cơ cấu ủng hộ và củng cố quyền lực của mình trong các lĩnh vực chính trị và tư pháp. Ông là người truyền lửa cho lòng trung thành và còn thiết lập các phương pháp, nghi thức hiệu quả nhờ sự ủng hộ của giới quý tộc, linh mục và cả thường dân. Hoàng đế Charlemagne thiết lập cho mình "bannum", đồng nghĩa với việc tự cấp cho mình quyền tối cao trong chính trị và lập pháp. Giáo hội và quý tộc luôn cần phải tập hợp xung quanh ông, nhưng điều này còn phụ thuộc vào lòng trung thành và sự ủng hộ của những người ông ta cai trị. Hoàng đế ủng hộ hệ thống missatica, hệ thống này cho phép các phái viên của ông giám sát việc quản lý ở những địa điểm quá xa mà ông không có thể đi lại nhiều được, họ giống như là "mắt, tai và miệng của hoàng đế". Ông cũng thành lập "itinerant household", cho phép ông chuyển chính phủ của mình đến các khu vực quan trọng khi cần thiết, thay vì chỉ dựa vào thành phố thủ đô thôi. Charlemagne đã đại trùng tu lại chính quyền địa phương với sự bổ sung vào là các chuyên gia về luật pháp, họ có nghĩa vụ phải biết mọi luật lệ quốc gia, để tất cả mọi người đều có thể bị xét xử nếu phạm luật, và mỗi quận đều phải có sự hỗ trợ của bảy chuyên gia khác nhau. Ngoài ra, các thẩm phán thời đó bắt đầu bị cấm nhận hối lộ và yêu cầu phải tuyên thệ để xác nhận sự thật. Để cải thiện quản lý, Charlemagne chia lãnh thổ của mình ra thành các vùng Austrasia, Neustria và Burgundy, đây được coi là "lõi bên trong" của vương quốc, được giám sát trực tiếp bởi hệ thống missatica và "itinerant household". Ngoài ra, nằm ngoài những lãnh thổ này là Frankish "regna", được cai trị bởi Hoàng tử Pepin ở Ý và Hoàng tử Louis ở Aquitaine, với các nhiệm vụ hành chính thì được giao cho các bá tước. Xa hơn là "the marcher areas", như là Brittany, Tây Ban Nha và Bavaria, được điều hành bởi các thống đốc quyền lực, và những khu vực đó được thường xuyên tự trị. Xa hơn nữa vẫn là những khu vực phụ thuộc, không nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền trung ương. Trên đầu của khu vực hành chính này là hệ thống tư pháp thống nhất đã đề cập trước đây, nhằm tạo ra sự thống nhất của một quốc gia. "Missatica" và "Scabini" là 2 điều cơ bản của hệ thống tích hợp này, được tăng cường bởi luật Salic sửa đổi vào năm 802 sau Công nguyên. Cuối cùng, để củng cố quyền lực, Charlemagne đã triệu tập "Placitum Generalis" (các cuộc họp được sử dụng như các buổi lập kế hoạch cho các cuộc viễn chinh của quân đội) trung bình ba lần một năm, trong khi Marchfield được tổ chức từ tháng 3 đến tháng 5 để giải quyết hầu hết các mối quan tâm về quân sự. Những người tham gia các cuộc họp trên đều có vai trò ảnh hưởng đến đế chế, hay những người có sự cam kết trung thành với hoàng đế lẫn đế chế của ông. Trong những buổi họp mặt này, những ý tưởng của Charlemagne được chia sẻ và phổ biến trên toàn đất nước. Các hành động quân sự và những khó khăn bên trong đế chế được sẽ tranh luận, luật pháp và tư pháp sẽ được soạn thảo, và các quan chức của Đế chế sẽ ghi lại dần dần hình thành các chương trong cuốn sách, sau đó chúng sẽ được inh dấu chữ ký và con dấu của Charlemagne. Trong những cuộc thảo luận này đã dần trở thành những nền tảng ban đầu cho nhiều khía cạnh của cuộc sống phương Tây đương đại đã được đặt ra ngày nay.
Chữ ký của Charlemagne
Chữ ký của Charlemagne
Nếu các bạn thích bài viết này thì hãy vote up cho mình nha. Mình sẽ tranh thủ cố làm hết phần còn lại của bài viết này. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này!