Hôm nay là Ngày Béo phì thế giới. Béo phì đang trở thành một trong những cuộc khủng hoảng sức khỏe lớn nhất mà thế giới đang phải đối mặt.
Cuộc sống vật chất ngày càng đầy đủ, chế độ ăn không cân bằng, sử dụng nhiều đồ ăn nhanh, đồ ngọt, ít vận động… khiến trẻ ngày càng dư cân và béo phì nhiều hơn.
- Để xác định béo phì hay thừa cân, công thức thường dùng là BMI (body mass index: được tính bằng cân nặng chia cho chiều cao bình phương (kg/(m2)). Với người Việt Nam thì BMI lý tưởng là từ 18,5 đến 22,9. Dấu hiệu thừa cân xảy ra khi BMI lớn hơn 23 và trên 25 là béo phì.
- Béo phì làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, ngưng thở khi ngủ, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đau nhức xương, trầm cảm, lo âu, thậm chí là ung thư và rất nhiều vấn đề sức khỏe khác.
- Theo nhiều nghiên cứu, tình trạng thừa cân béo phì ở độ tuổi từ 2 đến 8 tuổi sẽ không có lợi cho chiều cao cuối cùng, trẻ dậy thì sớm hơn và tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường và tim mạch. Cụ thể, 1 đơn vị BMI tăng lúc nhỏ làm giảm chiều tuổi thiếu niên, 0.88 cm cho nam và 0.51 cm cho nữ (1).

NGƯỜI BÉO PHÌ DỄ THIẾU VITAMIN D

Béo phì và thiếu vitamin D là hai tình trạng dịch tể phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa hai cơn đại dịch này là một câu hỏi được nhiều nhà khoa học quan tâm hơn suốt 30 năm qua:
- Người bị béo phì thường có nồng độ vitamin D hoạt tính thấp.
Vitamin D là chất tan trong dầu, nó sẽ phân phối và gắn chặt vào mô mỡ hơn, làm giảm giải phóng vào máu. Nhiều nghiên cứu khác cho thấy, ở người bị béo phì, mô mỡ của họ có tỉ lệ men kích hoạt vitamin D giảm 50% - 70% so với người có cân nặng bình thường dẫn đến khả năng kích hoạt vitamin D nói chung giảm.
Ngoài ra, một cơ chế được nhiều nhà khoa học đồng ý là mặc dù lượng vitamin D sử dụng ngang nhau giữa người béo phì và người bình thường, người béo phì có cân nặng và thể tích lớn, vitamin D bị pha loãng vào các mô mỡ, cơ, xương, dịch ... điều đó dẫn đến nồng độ vitamin D trong máu giảm (2).
- Ở chiều ngược lại: các nghiên cứu cho thấy thiếu vitamin D chính là nguyên nhân gây ra béo phì.
+ Về mặt cơ chế, thiếu vitamin D, dẫn đến sự gia tăng nồng độ hormone cận giáp, điều này làm tăng quá trình tăng sinh mô mỡ.
+ Vitamin D kích hoạt các tín hiệu tế bào giúp ngăn chặn quá trình chuyển đổi thành tế bào mỡ.
+ Theo một nghiên cứu được công bố tại Hội nghị thường niên lần thứ 57 của Hiệp hội Nội tiết Nhi khoa Châu Âu, vitamin D có thể thúc đẩy quá trình giảm cân và giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh chuyển hóa trong tương lai ở trẻ thừa cân, béo phì. Những phát hiện này chỉ ra rằng việc bổ sung vitamin D đơn giản có thể là một phần trong chiến lược hiệu quả để giải quyết bệnh béo phì ở trẻ em và giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tim, ở tuổi trưởng thành
+ Hai nghiên cứu lâm sàng trên người Thuỵ Điển (2460 người từ 19 - 65 tuổi) và Mỹ (4659 phụ nữ) cho thấy rằng nồng độ vitamin D thấp làm cho người ta dễ tăng cân và béo phì (3, 4).
+ Nghiên cứu của Đại học Michigan cho thấy cung cấp đủ vitamin D cho trẻ lúc 1 tuổi giúp giảm lượng mỡ thừa, tăng cơ, và giảm nguy cơ bệnh chuyển hoá cho trẻ ở tuổi thiếu niên (5).

PHÒNG TRÁNH BÉO PHÌ VÀ TĂNG CHIỀU CAO CHO TRẺ

Để tăng chiều cao cho trẻ béo phì, một chế độ ăn phù hợp là vô cùng quan trọng, hạn chế lượng chất béo, các loại đường đơn, đồ ăn nhanh, nước ngọt, tăng cường rau xanh, trái cây, cân đối chất đạm, tinh bột và cần tập thể thao hằng ngày, mỗi ngày 60 phút, ngủ sớm và đủ giấc (trước 9-10h tối). Muốn phòng tránh béo phì cho trẻ cũng làm tương tự, duy trì BMI trong mức cho phép.
Đương nhiên, việc bổ sung vitamin D3, K2 là quan trọng và cần thiết để trẻ hấp thu canxi cho sự phát triển xương và chiều cao.
Các bạn dùng nhãn hàng cũng được, quan trọng là chất lượng. Mình hay khuyên người nhà dùng là Dimao Vitamin D3 và Keovon Vitamin K2 MK7, gần đây hãng có sản phẩm mới Dimao Pro tích hợp cả D3 và K2 trong cùng 1 chai, tiện dụng hơn, tiết kiệm hơn, giúp tăng tối đa sự hấp thu canxi vào xương của trẻ, mỗi nhát xịt chứa 400 IU vitamin D3 và 18,75mcg vitamin K2 chuẩn liều khuyến cáo. Các bạn quan tâm có thể vào đây hỏi nhé:

Tham khảo:

(1) He et al. Pediatric Research 2001.
(2) Vranic. Medicina 2019. doi: 10.3390/medicina55090541
(3) Mai et al. Am J Epidemiol 2012. doi: 10.1093/aje/kwr456
(4) LeBlanc et al. J Womens Health (Larchmt) 2012 doi: 10.1089/jwh.2012.3506. Epub 2012 Jun 25.
(5) Garfein et al. The American Journal of Clinical Nutrition 2021.