PHẢI CHĂNG THẾ HỆ BỐ MẸ ĐÃ THẦN TƯỢNG HÓA NƯỚC NGOÀI?
" Bà đó đi nước ngoài giàu lắm" , " Thấy suốt ngày đi du lịch châu Âu thôi" những cụm từ mình thấy quen từ hồi xưa. ...
" Bà đó đi nước ngoài giàu lắm" , " Thấy suốt ngày đi du lịch châu Âu thôi" những cụm từ mình thấy quen từ hồi xưa.
Từ bé đến lớn, nước ngoài với mình luôn là một thứ gì đó xa xôi, trừu tượng, lớn hơn chút nữa, có mạng internet, biết nước ngoài cảnh đẹp, người da trắng mắt xanh, giàu có, phát triển hơn nước mình. Nhưng trong lời nói của bố mẹ , của ông bà, nước ngoài dường như được phóng đại hóa, được thần tượng hóa như một điều kì diệu, một thiên đường.
Cái đẹp nhất là cái ta chưa từng thấy, cái hay nhất là cái ta chưa từng nghe
Trở về chục năm trước, chỉ những người tài giỏi, được nhà nước tuyển chọn kĩ lưỡng mới được đi sang thăm thú các đất nước mới lạ, nghe những ngôn ngữ xa lạ. Điểm chung của hầu hết những người đi Tây này là giàu có, không chỉ là về mặt vật chất, mà còn là về kinh nghiệm, kiến thức, mặt đời sống. Nhưng khi trở về, người Việt mình nghiễm nhiên gắn mác họ. Những người giàu nhờ đi nước ngoài, dường như nước ngoài trở thành một công cụ bí ẩn giúp họ trở nên khấm khá hơn, cuộc sống an nhàn và khang trang hơn.
NƯỚC NGOÀI KHÔNG HẲN TỐT
Đến bây giờ, khi đã đủ lớn, khi đã đặt những bước chân trên những cung đường ở nơi xa xứ, tôi mới có thời gian suy ngẫm lại. Nước ngoài đúng là họ hơn mình nhiều điều, về an sinh xã hội, về bảo hiểm, về chế độ đãi ngộ hay đặc biệt hơn, về bảo vệ môi trường. Điều này cũng dễ hiểu, vì họ là nước phát triển. Việt Nam mình là nước đang phát triển, khi họ đang tận hưởng một cuộc sống làm việc đúng giờ, nghỉ ngơi những ngày cuối tuần thì chúng ta đang luôn tăng ca, bứt tốc, hối hả để đuổi kịp...
Nhưng đó là với những công dân nước họ, nhưng ta có thử suy xét về cô du học sinh tuổi 18 mới đặt chân đến một nơi xa lạ, tự mình bươn chải, tiết kiệm từng đồng hay anh chàng đi xuất khẩu lao động hằng tháng chắt chiu để gửi về cho bố mẹ. Những khó khăn họ đối mặt liên quan đến những vấn đề to lớn hơn: khoảng cách địa lý, thay đổi về lối sống, luật pháp , con người và hơn hết là sự cô đơn. Nên mới nói, đi nước ngoài rèn cho ta cách sống thích nghi, tự lập hơn, biết tiết kiệm, vì họ không thể như những sinh viên Hà Nội, Sài Gòn lễ quốc khánh, lễ giáng sinh, lễ 20/11 hay buồn buồn là bắt chuyến tàu về bên gia đình được. Trên vai họ là những trách nhiệm, những nỗi lo, bất an phải gồng gánh.
ĐÓ LÀ MỘT ĐIỀU MÀ DU HỌC SINH NÀO CŨNG PHẢI ĐỐI MẶT.
khi bố mẹ nói về nước ngoài như điều tuyệt vời nhất, tôi lại thầy buồn. Vì hồi xưa chưa một lần nào mẹ được ngồi máy bay quốc tế, chưa một lần được đặt chân đến nước xa lạ, chưa một lần được ngắm nhìn con phố Paris, hay đạp xe ở Amsterdam nên trong tưởng tượng của bố mẹ, nước ngoài rực rỡ, đẹp đẽ biết bao.
Lấy một ví dụ, con người không thể biết chính xác chúng ta sẽ đi về đầu sau khi chúng ta chết đi, khi hành trình ở trái đất kết thúc. Chúng ta phân định nó dưới danh nghĩa thiên đường và địa ngục. Ai cũng muốn hướng về cái tốt đẹp hơn, ta luôn mơ về ngày được lên thiên đường, được ban phước, và không phải lo nghĩ về những vấn đề của hiện tại. Có lẽ đó là lí do nước ngoài là thiên đường của bố mẹ. Họ nghĩ ra nước ngoài, họ sẽ được hưởng thụ, được hạnh phúc và không còn lo toan. Có lẽ thứ họ cần nhất chính là sự quan tâm, tình yêu thương, và thời gian để tận hưởng cuộc sống. Bố mẹ luôn ao ước được một lần vui chơi, một lần rời xa khỏi nơi mình đã sống gần chục năm, một lần quên hết đi và tự yêu chính bản thân mình.
Thứ con cần làm là biến nó thành sự thật.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất