Tôi là ai? - Ý niệm về Thương hiệu cá nhân (PB)

Ở bài viết này, tác giả xin được xưng “mình” gọi “bạn” cho thân gần gũi với độc giả GenZ nói riêng và tất cả độc giả nói chung.
Nói về PB, chúng ta có thể tra google và nhận được hàng triệu kết quả nói về nó. Tuy nhiên, ở bài viết này mình xin phép được thể hiện góc nhìn riêng và những thu nhặt của bản thân về PB, một cách dễ hiểu, súc tích nhất.
“Thương hiệu” nói một cách đơn giản là những ấn tượng, khả năng in sâu vào tâm trí và được biết đến của một cá nhân (tính cách, kỹ năng, kinh nghiệm sống,...) - GIÁ TRỊ ĐẶC TRƯNG mà mọi người BIẾT đến bạn. 
Công thức: PB = GIÁ TRỊ (tạo ra lợi ích) + ĐẶC TRƯNG (phân biệt bạn và người khác) 
Lấy một ví dụ: ở trường, bạn có ĐẶC TRƯNG là ĐÚNG GIỜ. Bạn luôn luôn đúng giờ, vào sớm nhất lớp, không bao giờ đến muộn, đến sớm hơn giảng viên trước 20 phút ( nhằm các mục đích như tránh tắc đường, có thời gian đi bộ vào giảng đường,... Lợi ích bạn tạo ra là chỉ nhằm sao không phải tranh chỗ ngồi, cắt ngang buổi học / lời giảng viên. Nhưng GIÁ TRỊ bạn trong trường hợp này là gì? Nếu như bạn đến sớm để bật đèn, quạt cho giảng đường, giúp Thầy/Cô chuẩn bị máy chiếu, lau bảng, đọc bài trước buổi học,... Và mọi người biết đến bạn bởi điều này. Từ đó rút ra được, PB của bạn là ĐÚNG GIỜ ÍT NHẤT 20 PHÚT.     

Chiến lược xây dựng và phát triển PB

Muốn tạo cho bản thân Thương hiệu cá nhân, nghĩa là phải có sự khác biệt. Sinh viên Việt Nam rất thông minh, sáng tạo và nhiều lửa, nhưng các bạn vẫn chưa dám “tạo ra sự khác biệt”. Bạn sợ bị đàm tếu, hay sợ mình bị chú ý, sợ những ánh mắt mà bản thân mình không biết người khác ngưỡng mộ / nói xấu mình? Rất nhiều nỗi lo và tò mò khi bản thân có chút khác biệt, mình cũng như vậy. Trong thời đại sống thuộc phần lớn của thế hệ GenZ -  rất “nhanh”, “muôn màu”, “luôn thay đổi”, bạn sẽ đi về đâu trong số đông ứng viên mà nhà tuyển dụng cần, nếu bản thân không có một “nét riêng”?  
Ở đây, mình xin phép chỉ bàn đến việc xây dựng PB theo một cách “tử tế”, bản thân là chủ đạo, mang tính lâu dài - không truyền thông bẩn, xây dựng thông tin giả, chiêu trò. Việc là chính mình, giữ cho mình nét riêng, hòa nhập chứ không hòa tan phải được thông qua việc xác định bản thân có ƯU / NHƯỢC gì để từ đó tìm ra hướng đi cho mục tiêu cuối cùng là “XÂY DỰNG PB”.
- Đối với điểm mạnh (ưu), tìm ra phương pháp tốt và phù hợp nhất để đó chính là điểm mạnh số 1 của bạn.
- Đối với điểm yếu (nhược), mình chia ra làm 2 phần: điểm yếu có thể cải thiện, điểm yếu không thể cải thiện.
+ Điểm yếu có thể cải thiện: tìm ra ngóc ngách “tại sao” bạn có điểm yếu đó, đến từ ngoại cảnh ảnh hưởng, hay sinh ra đã như vậy, bạn từng bao giờ phải đối diện với điểm yếu đó nhưng làm tốt chưa? Hãy tìm ra những cách thử để xem xét cải thiện cho đến khi chúng không còn là điểm yếu của bạn nữa. 
+ Điểm yếu không thể cải thiện: đừng cố gắng cải thiện nó vì không một ai hoàn hảo tới mức không có điểm yếu cả. Nhưng mình xác định phải cần thời gian dài để xác định 2 loại điểm yếu này.
Để xác định rõ ràng, khách quan 3 điểm trên, có những công cụ đánh giá tính cách có thể tham khảo như MBTI, DISC,... Hoặc từ những người xung quanh như gia đình, bạn bè,... Hoặc từ những trải nghiệm bản thân. Bạn nên có một bảng đánh giá và ghi chép lại quá trình mình trải qua, cảm nhận,... theo năm, nhằm nhìn lại 1 năm qua bạn đã tốt lên / thụt lùi như nào.

Xây dựng hình ảnh (ngoại hình)

“Cái răng cái tóc là gốc con người”, vẻ ngoài sẽ diễn đạt thể hiện được PB của bạn trong mắt người đối diện. Nếu bạn muốn làm ở một môi trường năng động, đầy màu sắc như những công ty giải trí, giới nghệ sĩ,... thì việc bạn có có màu sắc tóc tai đa dạng, có hình xăm cho thấy bạn có “khác biệt”. Còn ở môi trường công ty, văn phòng, cơ quan nhà nước, bạn cần hình ảnh điềm đạm, chỉnh chu, không quá khá biệt bề ngoài. Ở đây là nói về sự phù hợp giữa ngoại hình và môi trường học tập / làm việc. “Khác biệt” cũng cần đúng môi trường và xem xét mức độ của nó ở nhiều khía cạnh khác nhau.

Xây dựng hồ sơ mạng xã hội

Nhà tuyển dụng sẽ “quay ngược” với bạn khi bạn đăng tải quá nhiều bài viêt tiêu cực, nói xấu, bao gồm những từ ngữ không hay về cá nhân / tổ chức, bình phẩm chính trị,... Bạn cũng xem xét một trang fanpage trước khi nhấn Like hay Follow đúng không? Nhà tuyển dụng cũng mang tâm lý như vậy.      

Trau dồi kiến thức và trải nghiệm từ các CLB/đội nhóm của trường

Điều này phải thực hiện từ sớm, và nhà tuyển dụng đủ thông minh để biết rằng bạn có thực sự “khác biệt” hay chỉ làm cho có để xây dựng CV “màu mè” nhằm PR bản thân, thương hiệu giả,... Hãy thực sự đầu tư xứng đáng, khôn ngoan, khiến chúng thực sự là một phần của bạn, chứ không phải nhất thời hay theo cảm xúc. Nếu bạn muốn làm Digital Marketing, cần có sự chuyên cần, khả năng viết content, xử lý số liệu, xây dựng mạng xã hội như Facebook, Tiktok,..., Hiện vẫn còn là sinh viên, bạn nên tham gia những mảng như truyền thông hay media, thiết kế sản phẩm, viết bài cho fanpage, sáng tạo nội dung thu hút cho tổ chức bạn tham gia. Bạn có tầm nhìn xa, có suy nghĩ và hành động, đã là ấn tượng mạnh đối với nhà tuyển dụng.   

Giữ tâm lý “ít mà chất lượng”

Đừng thấy đám đông mà chạy theo, nhiều nhưng không chuyên môn về bất cứ mảng nào cũng không làm bạn nổi bật hơn đâu. Hãy tập trung vào lĩnh vực nhất định mà ở đó bạn là người giỏi và được công nhận.  

Các câu hỏi, ý kiến 

“Khác biệt”, “Dị biệt”, “Cá tính” hay là “Làm màu” để có sự chú ý? Bạn muốn nổi bật hơn trong đám đông, màu sắc cá tính, khẳng định cái tôi cá nhân, bạn cần “khác biệt”. Thật đáng buồn nếu như bạn không phân biệt nổi “khác biệt” và “dị biệt”. “Khác biệt” là điều giúp bạn ấn tượng trong mắt người khác, không trái ngược quy chuẩn và đạo đức xã hội. Khác người nhưng phải có văn hóa. Vì sao mình phân biệt các cụm từ ở đây? Vi để bạn không phải lăn tăn về những ánh mắt/thái độ/suy nghĩ của một ai đó vô duyên cớ cho rằng bạn có vấn đề khi xây dựng PB bản thân. Bạn đủ biết bạn đang trên con đường xây dựng thương hiệu bản thân, bạn cần “khác biệt”, và hướng đi của bạn đang đúng.       
Xây dựng thương hiệu cá nhân là khoe khoang, làm nổi bản thân? Khoe khoang không là việc nhận diện, phát triển điểm mạnh, khắc phục điểm yếu; nó chỉ thỏa mãn mong muốn niềm vui bản thân nhất thời khi bạn cao hơn người khác.  
Hướng nội cần xây dựng PB không? Đừng đổ lỗi do bản thân hướng nội, nên không dám giao tiếp, không dám hòa mình vào đám đông để làm việc, không dám trải nghiệm,… nên bạn không thể làm được những điều trên? Hướng nội không có nghĩa thu mình, không dám trải nghiệm, không giỏi nên không làm… Mình không bắt bạn phải trở thành người hướng ngoại để xây dựng PB, căn bản đó là những điểm yếu bạn có thể cải thiện. Hướng nội không có lỗi. 
Bài viết có sử dụng hình ảnh: