Ảnh: Monster Box.
Mọi cư dân trên hành tinh này đều sống trong sự thiếu thốn tự do, và cùng lúc đều nghĩ rằng mình có nhiều tự do hơn người khác.
Trong cuốn sách của mình, nhà động vật học chuyên nghiên cứu về các tập đoàn xã hội (bao gồm cả con người), ông Mark W. Moffett kể rằng, ngay cả người Afghanistan cũng hồn nhiên cho rằng họ đang được tận hưởng sự tự do nhà nước ban tặng, dù có thể cuộc đời và sự tự do của họ trông rất khác trong mắt người Mỹ [1].
Điều này có lẽ dễ hình dung hơn khi người Mỹ liên tục lên tiếng kêu gọi “thêm chút dân chủ” ở Việt Nam, trong khi người Việt lại thường xuyên khinh khỉnh về thứ gọi là “dân chủ quá trớn” ở các quốc gia phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng.
Mọi thứ dần rõ ràng hơn trong thời kỳ cả thế giới bước vào trạng thái chung đối phó với dịch bệnh. Khi hàng loạt các quốc gia dân chủ đều rơi vào tình trạng thất bại không thể biện hộ, Việt Nam lại nhanh chóng bước qua đại dịch với những con số đáng tự hào.
Khoan hãy nói về những góc khuất trong xã hội Việt Nam trong tình hình đại dịch (cũng như tạm thời bỏ qua tổn thất chung về kinh tế, xã hội quốc gia nào cũng phải hứng chịu), nhìn chung, chúng ta đã làm tốt, và nhìn chung, không khí trên những tờ báo trong nước và ngoài nước cũng như mạng xã hội cho thấy người Việt quả thật hạnh phúc hơn phần còn lại của thế giới trong đại dịch.
Vì sao lại như vậy?

Sự ban phát tự do, dân chủ và lựa chọn có thể dẫn đến hàng loạt “paradox” (nghịch lý).

Năm 2004, nhà tâm lý học người Mỹ, ông Barry Schwartz xuất bản cuốn sách với tựa đề “Nghịch lý của sự lựa chọn: Vì sao nhiều chính là ít?” (Paradox of choices: Why more is less?), đưa ra ý tưởng mới mẻ cho rằng người Mỹ đang ngày càng đau khổ vì… có quá nhiều lựa chọn.
Ông đưa ra hàng loạt ví dụ, cùng những nghiên cứu tâm lý học hiện đại hỗ trợ phía sau cho thấy mọi hoạt động sống thường ngày của người Mỹ đều đem đến một chút lo lắng, bất mãn và không hài lòng do đi kèm quá nhiều lựa chọn [2].
Chẳng hạn, trong lĩnh vực y tế, Schwartz cho rằng “patient autonomy” (tạm dịch: quyền tự quyết của bệnh nhân) thực chất có tác động tiêu cực đến người khám bệnh, thay vì giúp đỡ họ. Cụ thể, patient autonomy là quy ước chung quy định bệnh nhân được phép tự do lựa chọn phương pháp chữa bệnh cho mình và cơ quan cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe được phép đề ra phương án, nhưng không được quyền quyết định thay cho bệnh nhân.
Hãy tưởng tượng khi bạn đến bệnh viện, với căn bệnh và nỗi lo của mình, thay vì được sự trợ giúp trực tiếp từ bác sĩ, họ chỉ đưa ra hàng loạt lựa chọn để bạn cân nhắc (dù thực chất bạn không đủ hiểu biết và tỉnh táo để đưa ra quyết định đúng đắn nhất). Bạn cũng không thể yêu cầu bác sĩ lựa chọn cho bạn, vì luật không cho phép họ làm vậy. Điều này không chỉ khiến gia tăng bất an cho bệnh nhân, còn ảnh hưởng đến hàng loạt giá trị đạo đức khác trong y khoa [3].
Bất kể patient autonomy ra đời nhằm mục đích tốt đẹp cho bệnh nhân, đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi và liên tục được chỉnh sửa lại cho phù hợp hơn trong cộng đồng y khoa quốc tế.
Barry Schwartz (cũng như chúng ta) đồng ý rằng tự chủ và tự do rất cần thiết cho sức khỏe tinh thần và hạnh phúc nói chung, cũng như chắc chắn rằng việc có được quyền lựa chọn sẽ tốt hơn khi bị ép buộc hoặc hạn chế quyền hạn, nhưng mặt khác ông cũng cho rằng sự thừa mứa lựa chọn lại khiến con người khổ sở hơn.
Đầu tiên, việc phải tự quyết quá nhiều thứ trong một ngày có thể khiến chúng ta đau khổ vì ta thậm chí không có đủ thời gian để đưa ra hàng loạt lựa chọn hẳn hoi. Mỗi ngày chỉ có 24h, càng phải đưa ra nhiều quyết định, càng ít thời gian và tâm trí cho mỗi quyết định, ấy là một bài toán tiểu học vậy.
Mỗi ngày chúng ta phải đưa ra hàng loạt quyết định từ cơ bản đến phức tạp như mặc quần áo gì để đi học hay làm (nếu không quy định đồng phục), hay tối nay ăn gì; và hàng loạt việc khác như đối tác hỏi chúng ta xem phải chọn phương án nào, đồng nghiệp hỏi công việc nên chọn hướng khai thác ra sao… Có những việc đơn giản, nhưng có nhiều việc phức tạp khiến chính sự tự do lựa chọn bản thân nó đã tự tạo ra một công việc gian nan và tốn nhiều công sức để nghĩ ngợi cho chủ nhân của chúng.
Có lẽ đây là lý do đôi lúc ta chỉ muốn có người đưa ra những quyết định thay cho mình (như Batman có quản gia Alfred), cũng là lý do phía sau câu trả lời thỏa hiệp “ăn gì cũng được” sau một ngày đã quá đỗi mệt mỏi vì phải đưa ra các lựa chọn.
Một lý do khác khiến việc có nhiều lựa chọn khiến chúng ta tiếc nuối nhiều hơn, là vì những lựa chọn bị bỏ qua, chúng cũng quan trọng (yeah, it matters too). Sự đa dạng của những phương án bị bỏ qua ở nhiều lĩnh vực khác trong đời sống, từ ăn mặc, đồ nội thất, thời trang cho đến bạn đời… cũng khiến chúng ta cảm thấy tiếc nuối và có những cảm giác không rõ ràng về những thứ ta chọn, cũng như về những điều ta phải bỏ lỡ.
Vậy, một mặt xã hội cho ta rất nhiều lựa chọn, mặt khác lại đặt ta vào vị thế không đủ thời gian và nguồn lực để chọn hay thử tất cả lựa chọn ấy, thực chất khiến ta đau khổ nhiều hơn có “lựa chọn vừa đủ”.
Thêm nữa, sự đa dạng lựa chọn trở nên “suffer” hơn, vì tất cả chúng ta đều được ban phát quyền này.
Cảm giác nuối tiếc của bạn sẽ rõ ràng hơn khi những lựa chọn bạn bỏ qua được người khác lựa chọn và trưng ra cho bạn thấy họ hạnh phúc như thế nào với lựa chọn ấy. Chúng ta trải qua điều này từ những điều nhỏ nhặt như cảm giác món người ngồi bàn bên cạnh gọi ra có vẻ hấp dẫn hơn món ta vừa gọi, hay cảm giác bạn bè mình đã lựa chọn ngành học đúng đắn hơn, mua được căn chung cư hợp lý hơn…
Mặt khác, vì chúng ta có nhiều lựa chọn, nên phải có ai đó khác đưa ra những lựa chọn ấy. Việc ai cũng có nhiều lựa chọn, đồng nghĩa rằng xã hội này đã áp đặt một quy tắc chung về việc mọi người luôn phải chuẩn bị nhiều lựa chọn để đưa cho người khác. Và vì vậy, chúng ta đang cùng nhau mất thời gian hơn trong việc chuẩn bị quá nhiều lựa chọn, ngay cả khi nó đã vượt mốc cần thiết.
Cần lưu ý rằng, chúng ta chắc chắn đều đồng ý rằng có nhiều lựa chọn tốt hơn chẳng có lựa chọn nào hay bị ép buộc. Nhưng bao nhiêu lựa chọn là đủ còn bao nhiêu thì thừa, và ai sẽ quyết định điều này?
Đây là một bài toán vẫn chưa có lời giải, ngày nay chỉ mới có những cuốn sách đưa ra lời khuyên về việc con người nên sống tối giản hay khắc kỷ (chúng đều bán chạy!) và chống lại xu thế tự do lựa chọn để sống trong một nguyên tắc nghiêm ngặt hơn nhằm tìm về cảm giác bình yên, hạnh phúc cho chính mình. Tức, ta chỉ mới đưa ra giải pháp cho từng cá nhân, trong khi vẫn chấp nhận đó là vấn đề vĩ mô đầy trăn trở.
Tự do cũng vậy. Việc tất cả mọi người đều có vùng quyền hạn dân chủ và tự do rộng lớn, trừ khi nằm trong bối cảnh xã hội dân chủ thịnh vượng (khi ấy sẽ có đủ không gian xã hội để ban phát tự do cho tất cả mọi người), nếu không, sự tự do của người này dễ dàng khiến người khác cảm thấy đau khổ và hay bực dọc. Dễ hiểu đúng không? Ta tự do, và mọi người cũng vậy, việc xung đột lợi ích chắc chắn chỉ là vấn đề sớm muộn.
Cần phải làm rõ, bản chất sự tự do và dân chủ, bất kể ở bất kỳ quốc gia nào, đều đã nằm trong một giới hạn nhất định và đều không phải tự do tuyệt đối. Nói cách khác, việc chúng ta có mặt trong xã hội, ấy là đã tự tước đi một phần tự do của mình. Do vậy, sự mở rộng giới hạn tự do trong vùng “được phép tự do” không hoàn toàn thể hiện rằng đó là điều tốt đẹp hay đúng đắn, thậm chí việc này đôi lúc có thể phản tác dụng. Hay nói cách khác, không thể so sánh quốc gia A tốt hơn quốc gia B, vì họ tự do hơn nước còn lại.
Chẳng hạn, ở xã hội cho phép sự tự do lệch khỏi chuẩn chung ở một khoảng khá xa như Mỹ, sự tự do của người này ở chuẩn cực tả có thể khiến những người tự do ở chuẩn cực hữu cảm thấy khó chịu - dù rằng họ đều tận hưởng quyền tự do y như nhau. Những quốc gia cho phép tự do tôn giáo và tự do tình dục, không thể tránh khỏi những xung đột giữa người Công giáo phản đối phá thai và những người ủng hộ.
Tương tự như vậy, mọi người một mặt cảm thấy những gì họ được cho phép là hợp lý, nhưng hành động của người khác (cũng được phép) lại là vô lý, như việc đem súng đến trường học, hay lối ăn mặc phóng khoáng của giới trẻ. Người ta thường dùng lý lẽ đạo đức để viện dẫn cho sự hợp lý trong hành động của mình, và chỉ ra điểm bất hợp lý trong hành động của người khác (dù thực ra chính đạo đức thực ra cũng chỉ là sản phẩm từ quy ước chung của các nhóm xã hội).
Cũng như khi ta cùng thừa hưởng một chế độ tự do ngôn luận, hai người sở hữu hai quan điểm trái chiều nhau chắc chắn cảm thấy khó chịu về sự tồn tại của người kia - và nghĩ rằng bản thân đang tận hưởng sự tự do ngôn luận chính đáng, trong khi người kia đang hưởng lợi từ tự do một cách quá đà.

Việt Nam trong bình minh của sự thừa mứa lựa chọn.

Người Việt Nam, trong thời buổi kinh tế thị trường và dần đạt được những quyền tự do nhiều hơn hẳn so với thời kỳ trước 1986, chắc chắn người dân cũng trải qua cảm giác mà Paradox of Choice mang lại; cũng như bắt đầu xuất hiện những xung đột giữa các nhóm người mang tư tưởng và lối sống khác nhau trong xã hội, khi họ bắt đầu được trao quyền tự do như nhau.
Có lẽ chúng ta nên một lần nữa ngồi lại, ngẫm nghĩ về câu nói “ngày xưa sướng hơn bây giờ” của các cụ, hoặc những thước phim tài liệu về thời bao cấp gian khó nhưng luôn được cài cắm những thông điệp cho thấy ấy lại là thời kỳ ổn định và hạnh phúc. Biết đâu được mọi người khi ấy thực sự đã cảm thấy tốt hơn bây giờ?
Thật vậy, trong cuốn sách của mình, ông Schwartz đã đưa ra nhiều nghiên cứu đi đến kết luận rằng khi số lựa chọn càng tăng vượt xa khỏi mốc cần thiết, người Mỹ càng dễ bị trầm cảm và trải qua cảm giác cô đơn hơn. Sở dĩ việc đa dạng lựa chọn đem đến nhiều rắc rối như vậy, vì động cơ của chúng ta trước khi đưa ra lựa chọn, luôn muốn rằng bản thân đang đưa ra quyết định đúng đắn nhất, hời nhất và hiệu quả nhất.
Do đó, chúng ta luôn có động cơ, nỗ lực và đổ dồn cảm xúc vào mỗi lựa chọn mình đưa ra. Đưa ra quyết định trong cuộc sống trước nay luôn nằm trong nhóm những việc nghiêm túc. Vì vậy, lượng lớn lựa chọn tăng lên, cũng là lượng lớn công việc tăng lên, đồng nghĩa với lượng lớn căng thẳng, bất mãn và không hài lòng xuất hiện, như đã phân tích ở trên.
Tuy nhiên, xét trong tình hình dịch bệnh, người Việt Nam lại được hưởng lợi từ việc có ít lựa chọn chính trị. Người Việt không phải bận tâm đến chuyện biểu tình, họp hành phản đối chính phủ… vì từ lâu đó đều không phải lựa chọn khả dĩ, thậm chí không xuất hiện thoáng qua trong suy nghĩ, ngay cả trong cuộc sống bình thường.
Chẳng hạn, nếu như Mỹ và các nước châu Âu đã phải trải qua hàng tháng trời biểu tình và họp hành xoay quanh chuyện có nên đeo khẩu trang hay không (và hàng loạt việc khác, họ có rất nhiều lựa chọn xem nên làm gì), người Việt Nam chỉ cần ngồi yên một chỗ và đợi chỉ thị từ chính phủ. Hàng loạt chỉ thị về khẩu trang, giãn cách xã hội, cách ly… được đưa ra trong thời gian ngắn và không vấp phải bất kỳ phản đối nào.
Nếu như những nền dân chủ có thể hưởng lợi trong cuộc sống đa dạng phức tạp nhiều biến số, những nền chính trị tập trung quyền lực lại được hưởng lợi trong những trường hợp đặc biệt như thiên tai, dịch bệnh hay chiến tranh - những khoảnh khắc ta có rất ít sự lựa chọn và dường như dễ dàng nhận được sự chấp thuận từ đa số.
Do vậy, người Việt Nam trong dịch bệnh ngoài việc lên báo xem tin tức và lên mạng xã hội bày tỏ sự tức giận với những trường hợp bất tuân… họ không mất quá nhiều thời gian để suy nghĩ hay đắn đo về những lựa chọn phải đưa ra trong dịch bệnh.
Bên cạnh đó, bối cảnh tự do và dân chủ ở Việt Nam cũng đảm bảo hạn chế việc một vài cá nhân sử dụng quyền tự do của mình để ảnh hưởng đến tập thể - ngược lại, nhiều vụ việc xảy ra trong thời điểm dịch bệnh cho thấy đa phần sự việc xảy ra theo hướng số đông dùng sức mạnh để đàn áp những cá nhân bất tuân, như truyền thống trước nay vẫn vậy.
Sẽ thật khó để đưa ra kết luận xem liệu cách cư xử này có hợp lý trong trạng thái bình thường không (và cá nhân tôi cũng không thích việc đám đông nắm giữ quyền lực lắm), cũng như sẽ cần rất nhiều giấy mực để nói về ưu nhược của sự tập trung quyền lực chính trị, nhưng thực tế đã cho thấy nó khá hiệu quả trong những thời điểm nhạy cảm - thời điểm có ít biến số và đám đông có sự tập trung nhất định.
Liệu cách cư xử này của đám đông có nên được hoan nghênh?

Paradox of Tolerance và cái giá của sự tự do.

Paradox of Tolerance, hay nghịch lý của sự khoan dung, là một vấn đề triết học được tranh luận xoay quanh việc “liệu một xã hội khoan dung tuyệt đối có thực sự tồn tại”?
Triết gia Karl Popper cho rằng, một xã hội khoan dung sẽ luôn bị phá hủy bởi những kẻ không khoan dung, và vì vậy, chúng ta không được khoan dung với những kẻ không khoan dung ấy nhằm giữ trật tự cho xã hội khoan dung.
Nghĩa là, theo định nghĩa, bản thân sự khoan dung phải bao gồm cả việc tha thứ cho những kẻ không khoan dung. Nhưng những kẻ không khoan dung sẽ sớm phá hủy đi trật tự của xã hội khoan dung, vậy sự khoan dung dành cho kẻ xấu có đáng không nếu nó ảnh hưởng đến tập thể người tốt?
Do vậy, sự khoan dung tuyệt đối rốt cục sẽ phải dẫn đến sự không khoan dung. Vì một xã hội khoan dung, luôn cần chừa một ít sự không khoan dung dành cho những kẻ không khoan dung. Nếu không, xã hội sẽ nhanh chóng lụi tàn vì lòng vị tha ta dành cho những kẻ không đáng.
Tương tự, tự do ngôn luận tuyệt đối nhất thiết phải dẫn đến sự hạn chế ngôn luận. Do nếu ta không chừa chỗ cho một vài vùng cấm, sự tự do ngôn luận của toàn thể sẽ nhanh chóng bị phá hủy bởi một vài cá nhân lợi dụng chúng.
Đây chính là điểm mấu chốt nên chú ý đến mỗi khi bàn về tự do. Mọi người luôn nói về tự do như một trật tự tuyệt đối được quy định bởi Chúa, quên mất rằng đó chỉ là những gì xã hội cho phép chúng ta làm - và trong phần lớn thời gian, sự tự do này được giới hạn vì sự an nguy của xã hội.
Do vậy, thế giới hiện nay (và có lẽ mãi về sau) không tồn tại bất kỳ nền dân chủ hay tự do nào gần với giá trị phổ quát của vũ trụ. Vậy đâu là điểm mốc để quốc gia này tự hào về niềm tự do của mình và hạ thấp tự do của quốc gia khác? Làm sao để biết chính xác rằng nền dân chủ của bạn hơn chúng tôi?
Thay vào đó, hãy nói về sự phù hợp. Hãy xem xét mức độ của sự tự do ở mỗi vùng đất liệu có phù hợp với con người, lịch sử, văn hóa và vị thế của họ ở tại thời điểm đang xét đến hay không. Vì thế giới này không đơn giản rằng người này tự do, còn người kia bị áp bức. Có thể mọi người đều cảm thấy mình thật tự do, và cùng lúc cảm thấy người kia đang chịu áp bức, dù chưa một lần ở vị thế của họ.
Chúng ta có đang tự do và hạnh phúc không? Hãy tự tìm ra câu trả lời cho mình, và tôn trọng câu trả lời của người khác.

Monster Box

*Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, bạn không nhất thiết phải đồng ý toàn phần hoặc một vài phần. Mọi ý kiến phản biện và đóng góp đều được hoan nghênh.

THE PARADOX OF CHOICE: HOW CAN VIETNAMESE ENJOY LIFE DURING THE PANDEMIC WHILST THE OTHERS CANNOT?

Descending on the planet severely lacking freedom, we still are assuring ourselves that we owned more of which than any other.
Mark W. Moffett, a zoologist zeroing in social groups (including humans’), asserted that even Afghans must have been wide-eyedly purported that they were savoring the ‘state-granted freedoms’, given that such ‘freedoms’ were somewhat eccentric to Americans [and people elsewhere] [1].
This concept is also creeping upon us, as these supreme whites have perpetuated the calls for "a-little-more-democracy" within Vietnam, wherein our Vietnamese compatriots, however, have all too often derided their “redundant democracy”.
Then arrived the pandemic, storming the entire world, yet reasoning out such a statement. Whilst democrat Brobdingnagians have been perpetually dogged with unjustifiable defeats, Vietnam has stepped up and handsomely halted the cataclysm.
Leaving aside the very social corrupts in-between the pandemic, we, in general, have done a phenomenally good job, forasmuch as local newspapers and social networks have alongside evidenced our grateful, laid-back manners, when set side by side with the rest of this world.
But why?

Freedom, democracy and option ‘emancipations’ might have bred a series of "paradoxes".

By 2004, Barry Schwartz, an American psychologist unveiled his book "The paradox of choice: why less is more?", which put forward a notion that Americans were doomed woefully desperate for they were boxed in by so many options.
He referred to an inordinate number of examples, along with many a modern psychological study indicating that every living activity indeed dogged Americans with a bit of angst, resentment and dissatisfaction towards their having-too-many-options [2].
To put into perspective, he argued that the so-called "patient autonomy" did exert adverse impacts on the patients, instead of giving them a helping hand. The autonomy, accordingly, is a general convention that patients own the very rights to pick up their own treatment methods, whilst healthcare providers are to merely propose the methods, instead of ever opting for which on account of the patients.
Imagining the doctors, given your ill health and unease, purely present to you a list of options, instead of giving you any proper treatment (given that you hardly own any piece of medical knowledge, inasmuch as you are rarely in the right mind to give any decision). Nor can them to pick up the optimal option on account of yourselves, for that would go wildly against the laws. This, after all, would not only worsen the patient's insecurity, but also distort any other medical ethical values [3].
Even when the autonomy was adopted for the patient's’ own sake, it still is vehemently controversial, thus, getting ever-modified to fit in the international medical community.
Barry Schwartz, in a like manner to us, admitted that self-control and freedom, on the whole, were crucial to one’s mental health and happiness. He, however, also asserted that choice redundancy would get him to end up miserable.
That all-too-often turning to our autonomy might appear any less backbreaking, as we could hardly spare any time on mindful decisions. We hereby arrive at an incontrovertible truth: given 24 hours a day, the more decisions boxing in your way, the less time and mindfulness you would have left for each.
To all appearances, we must come to many a decision, from what to wear (not counting uniforms), what to eat, and a woefully wide range of other things: partners popping up inquiring us of which to pick up, or colleagues asking us of which approach to set out. Not to mention the minor effortless, there are actually tasks where freedom alone would get them so-much-more-arduous.
We, thus, have every so often hurted for someone making decisions on account of us (take, for example, Batman’s Alfred butler). This also reasons out the very compromise of "whatsoever" after days of slogging through choices.
Another ‘misery’ behind such a redundancy of choice is the left-behind, which is actually critical. The variety of which, from dress, furniture, fashion to opting for partners also are creeping upon us, stirring up shame, and unknown feelings on the chosen, along with the left out.
The human society, on the one hand, has offered us many an option, on the other hand, getting us to end up in a situation, wherein we could spare no room for every of which, thus storming us, who would in turn long for the ‘barely enough’ choices.
After all, this multifariousness has been any less suffering, for every human is born with that very right.
We would be awfully regretful of our left-behind options, who afterward appeared so-much-more-sublime by their new partners. Worse still, we are even dogged by the trivial feelings of the opposite person calling out more-appealing-than-what-we-have-just-ordered dishes, of our friends tracking down any less appropriate study majors, then savoring better apartments, at more bargaining prices.
On the other hand, since we are boxed in by many an option, there must be someone behind which. At the very core, this society rule that everyone must beforehand prepare others as-many-options to opt from. We, thus, are splurging our time at fuelling redundancy, even when it has breached the very tipping point.
It seems unimpeachable that we would hardly go for ‘many options’ rather than ‘none’ or coerced situation. Still, how “many” is enough, else redundant, forasmuch as who are the ones to rule this?
We, after all, have got no answer to which. To date, there have only been books that instruct people on to live either a minimalistic or stoic life (which are both well-sold), struggling against such a freedom to hunt down a more disciplined life, peace and happiness for ourselves. We, thus, have barely eked out microscopic solutions to which, bitterly conceding that it still is a macroscopic concern.
So is freedom. The fact that every human is savoring far-reaching areas of democracy and freedom, lest they thrive on a truly prosperous democratic society (in which there are enough social spaces for everyone’s freedom), otherwise, someone’s inherent rights might throw cold water on our own feelings. We are free, and so are others, then the conflicts of interest are doomed [to happen sooner or later].
On the whole, it seems unimpeachable that freedom and democracy, regardless of any country, own the never-absolute natures bounded within certain limits. In other simplified words, our very descending upon a society itself deprives us of freedom. The very inflation of freedom limitations within the "allowed" zones, thus, does hardly spell out whether something is scrupulous. Every so often, it even backfires.
After all, we could never compare the two countries and purport one as better than the other, barely since one is ‘more democrat’.
To put into perspective, in such a society tolerating freedom deviating so far away from general standards as the US, the freedom of the extreme left might all too often get on the extreme right’s nerves - even when the freedom they savor is interchangeable to the other’s. States that allow for religious and sexual freedom, as a rule, can hardly escape the very conflicts between Catholics abortion-dissidents and -supporters.
In a like manner, people are acting as if what they-are-allowed-to-commit is sapient, whilst others’ are not, take, for example, bringing guns to school, or the young’s ridiculous outfits. They are leveraging moral arguments to reason out their own behaviors, and deride others’ (heedless that morality itself is purely a convention among social groups).
To put into perspective, within a society tolerating freedom of speech, those of opposing dogmas are doomed frustrated at the other's existence, purporting that he must be enjoying the ‘true’ righteous freedom of speech, whilst his very rival must be overly profiteering freedom.

Vietnam in the dawn of choice redundancy.

Given a ‘more open’ market economy and the dawn of ‘more freedom’ over pre-1986 period, Vietnamese are surely ‘savoring’ the very experience of getting dogged by Paradox of Choice.
We, after all, should then sit back, jogging our mind of the old saying of “the good old days”, and the documentary on a period of stability and vivacity, howbeit burdensome.
Schwartz’s book indeed referred to many studies, concluding that the more options, the more prone Americans were to depression and forlornness. Such a miserable dead end can be reasoned out as we, as a rule, would beforehand scheme the ‘wisest’, most bargaining and most efficacious decision.
After all, the more options, the more backbreaking every task would morph into.
Given the pandemic situation, Vietnamese’ constrained political options are, however, what delights them the most.
To put into perspective, whilst the US and European countries were still being stormed by unceasing protests and world-class conferences on whether to wear masks or not, Vietnamese were in a laid-back manner, calmly waiting for government's instructions. A series of directives on masks, social distancing and isolation following shortly afterward did hardly encounter any objections.
Inasmuch as democrats savor their perplexing, overflooded with choices life, centralized government would, on the other hand, appear all too handsome during natural disasters and epidemics - the very moments we hold no choice, thus driven by the majority’s.
During the entire pandemic, all they did were sitting still, reading news and surfing the social media, expressing unease with the scabby sheeps. They neither had much time, nor will to puzzle over instructions
On the other hand, given the Vietnamese’s freedom and democracy, which halts the very behavior of distorting ‘freedom’ and spoil the collective. In fact, the pandemic did witness purely the majority quelling the stubborn scabby sheeps.
After all, whether such an overwhelm is appropriate in normal state (I myself loathe the concept of crowd seizing supreme power), it has stood out as a saving grace during hardships - times when few variables are available and the crowds are somehow centralized.
Should this crowd behavior get embraced?

The paradox of Tolerance and the very price of freedom.

The paradox of Tolerance is put forward as a philosophical question on whether "a society of absolute tolerance actually exists".
Karl Popper, a philosopher, argued that every tolerant society would end up spoiled by the intolerant, and the others, thus, could hardly tolerate them to ultimately pursue a tolerant social order.
Tolerance, after all, underlies that it is to tough out even the intolerant. Nevertheless, as these, in turn, would corrupt such a society anyway, is tolerance actually of some meaning to the collective goodness?
After all, tolerance still is doomed in intolerance; forasmuch as a complaisant society would always spare some intolerance rooms for the unscrupulous. Its tolerance toward these ‘scabby sheeps’, otherwise, would cease itself to exist.
In a like manner, freedom of speech would, after all, pave the very way for speech restrictions. Were we to leave no room for ‘taboos’, such a freedom would catalyze the unscrupulous profiteers’ spoiling that society.
This is critical, once we put forward freedom in every debate. Many are bragging of is as an absolute dictated order God imposed on humans, thus heedless of the fact that this society rules and bears such a threshold - for the sake of the majority.
The world, thus, would never tough out any close-enough-to-universal-level democracy or freedom. After all, is there actually a basis, on which some countries might freely brag of their freedom and deride the others’? How could they know were they savoring ‘better democracy’ systems or not?
Rather, zero in compliance, and reckon with how people, history, culture, and prevailing social values thrive on such freedoms. This world, after all, is never as straightforward as one is free, while others ar quelled. We might every so often savor our “freedom”, yet purporting others are desperately suffering, even when we are yet in their situations.
Are we actually free, or tickled pink? Hunt down an answer for ourselves, and remember looking up to others’.
#MonsterBox
- Artist: Sam.
- Trans: Heinous.
- References: