Oscar Tabarez
Uruguay đã sản sinh nhiều huyền thoại kể từ lần đầu vô địch World Cup vào năm 1930. Đội hình vĩ đại có hậu vệ Jose Nasazzi và tiền đạo Hector Castro, cả hai đều là những mảnh ghép trong sự vĩ đại của La Celeste. Đội bóng khiến cho Brazil choáng váng khi dành World Cup trên chính đất Brazil vào năm 1950, chiến công đã đưa Juan Alberto Schiaffino và Alcides Ghiggia vào chốn bất tử. Trong những thập niên sau đó, Uruguay đã sản sinh một loạt những tài năng đã và đang chơi ở các CLB hàng đầu Châu Âu, bao gồm Enzo Francescoli, Daniel Fonseca, Ruben Sosa, Diego Forlán và Luis Suarez
Nhưng một trong những tài năng vĩ đại của bóng đá Uruguay, lại là một hậu vệ với một sự nghiệp tầm thường. Người sau đó trở thành một trong những HLV vĩ đại nhất thế giới. Oscar Tabárez, người chấm dứt sự nghiệp thi đấu ở tuổi 32, đưa Uruguay đến kỳ World Cup thứ tư vào tháng này. Ở Nga, đội bóng từng hai lần vô địch mong muốn đi xa, như họ đã từng đến tận bán kết vào năm 2010, vượt xa mọi dự đoán bằng việc kết thúc ở vị trí thứ 4
Khi ở Tây Ban Nha, Tabarez đã tạo ra một tinh thần đổi mới cho đội tuyển quốc gia. Trong khi đất nước nhỏ bé chỉ có 3.5 triệu người này không nhất thiết phải nằm trong số những đội được ưa thích nhất ở vòng ngoài, Tabarez, vị HLV có số tuổi lớn nhất ở World Cup (71 tuổi), đã đem đến cả sự ổn định và một hệ thống mạnh mẽ và non trẻ tới một dự án mới thành hình. Ông cũng hồi sinh khái niệm Garra Charrua, một tinh thần đặc trưng nhấn mạnh tới tầm quan trọng của sự bền bỉ song hành cùng kỹ thuật
"Được tham gia huấn luyện đội bóng trong 4 kỳ World Cup thực sự khiến tôi ngạc nhiên", Tabarez nói. "Đầu tiên, thời gian trôi nhanh đáng kinh ngạc. Nhưng trong khoảng thời gian đó. Tôi vẫn luôn cố giữ vững thái độ lạc quan. Khi chúng tôi bắt tay vào việc xây dựng lại đội bóng vào năm 2006, mục tiêu đó là thay đổi cách suy nghĩ. Có rất nhiều sự thay đổi đáng kinh ngạc trong bóng đá trên khắp thế giới, nhất là khi bạn so sánh năm 1990 với năm 2018. Bóng đá không giống như trước, thế giới không giống như trước."
Sự ổn định và sức trẻ có thể giúp mọi đội tuyển vươn lên mạnh mẽ, nhưng Garra Charrúa mới thực sự là vũ khí bí mật của Tabarez. Nghĩa đen của từ này cò nghĩa là "Móng vuốt", sự đặc trưng này đem tới cho các cầu thủ Tabarez suy nghĩ rằng họ có sự cuồng nộ và sức mạnh ngang ngửa đối phương. Khái niệm Garra không hề mới. Nó đã có từ hàng thế kỷ và có nhiều ý nghĩa khác nhau trong nhiều thời đại khác nhau.
Garra Charúa, khái niệm đó bắt nguồn từ người Bản địa Charrúa, một nhóm chiến binh bị quét sạch vào Thế kỷ 19. Bị che phủ bởi cái bóng quá lớn của hai người láng giềng Argentina và Brazil, và gần đây là Chile, La Celeste vẫn luôn phải chiến đấu nhiều hơn nữa để duy trì sự ngang bằng.
"Chúng tôi từng được biết đến với lối chơi bạo lực-dù nó có phải là một lời buộc tội xác đánh hay không- chứ không phải vì lối chơi fair-play. Chúng tôi đáp trả chúng bằng cách tạo ra những cầu thủ vĩ đại." Tabarez nói. "Chúng tôi chăm chỉ tập luyện ở cấp độ trẻ và chúng tôi có khoảng hơn 3 triệu cư dân. Khi bạn tạo ra một cầu thủ lớn ở Uruguay, nó ngang với 20 cầu thủ ở Brazil và 10 ở Argentina. Vì vậy, chúng tôi phải tiếp cận trận đấu khác so với mọi đội bóng"
Đã có khá nhiều ví dụ về Garra dưới sự dẫn dắt của Tabarez. Chất lượng lâu dài này đã từng mang đến vài khoảnh khắc gây tranh cãi. Pha chơi bóng bằng tay của Luis Suarez trên vạch trong khoảnh khắc cuối cùng trong trận tứ kết với Ghana giúp họ đến với trận bán kết-thành tích tốt nhất ở 1 kỳ World Cup kể từ năm 1970. Và lại cũng chính Suarez 4 năm sau lại dính vào tai tiếng khi cú cắn vào vai của Giorgio Chiellini giúp loại Italia và đưa Uruguay vào vòng 16 đội.
Tuy nhiên, La Garra Charrua không chỉ giới hạn ở chàng tiền dạo của Barcelona. Danh tiếng của Uruguay đã được rèn dũa qua nhiều năm bằng một điều xảy ra vào năm 1986, hai năm trước khi Tabarez nhận lãnh công việc dẫn dắt đội bóng.
Mới diễn ra được 56 giây thì trận đấu vòng bảng giữa Uruguay và Scotland đã có thẻ đỏ khi Jose Batista tắc bóng thô bạo vào Gordon Strachan. Chính từ khoảnh khắc đó mà Uruguay mang tai tiếng. Đấy là một Uruguay đã rơi vào thứ bóng đá thực dụng, một nỗi hổ thẹn của quá khứ. Theo một cách nào đó, cách đội tuyển quốc gia thi đấu phản ánh tâm lý của và bầu không khí chính trị của Uruguay trong khoảng thời gian đó.
Uruguay đã từng được bảo bọc bởi chủ nghĩa Phát Xít-thời kỳ ấy bắt đầu vào năm 1973 khi một chính quyền quân sự giành được quyền thống trị- và chỉ đến năm 1985, nền dân chủ mới quay lại quốc gia Nam Mỹ này. Kể cả sự thăng hóa của những cầu thủ như Francescoli và sự thống trị của những CLB như Nacional và Penarol cũng chả đủ để đưa Uruguay trở lại hào quang cũ. Thay vào đó, đội tuyển sụp đổ dưới thời Omar Borrás, một giáo viên thể dục, với lối chơi thô bạo và rắn. Uruguay bị loại khỏi vòng 16 đội sau khi để thua láng giềng Argentina.
Tabarez được đưa về vào năm 1988 và chính ở Copa America một năm sau đó, giải đấu lớn đầu tiên ông nắm quyền, khi Uruguay thua Brazil ở trận chung kết. Kết quả dù sao cũng khá lạc quan khi đội tuyển loại Argentina, được dẫn dắt bởi Maradona ở thời điểm đó, ở trận đấu cuối cùng của vòng bảng.
Mùa hè kế tiếp, ở World Cup diễn ra tại Italia, Tabarez dẫn dắt đội bóng tới trận 1/16, chỉ bị loại bởi chủ nhà. Nó thường được coi là một thành công, nhưng sau đó ông rời bỏ sự nghiệp ở ĐTGQ để chuyển qua cấp CLB. Chuyến hành trình của ông đưa ông tới Boca Juniors ở Argentina, tới Italy với Ac Milan và Cagliari, Real Oviedo ở Tây Ban Nha, và quay lại Argentina với Vélez Sarsfield và Boca một lần nữa. Vào năm 2006, Tabarez quay lại với tình yêu đầu đời-vị trí người cầm lái của Đội tuyển Uruguay.