Tôi là bên N1 của bên phản đối. Chúng tôi đến đây để phản đối quan điểm "Nên xét tuyển đại học sư phạm như cách xét tuyển của các trường quân đội". Chúng tôi đến đây để bảo vệ lợi ích cho sinh viên.
Trước tiên, chúng tôi muốn làm rõ mục tiêu của buổi tranh luận này. Mục đích tại sao sinh viên ít chọn ngành sư phạm, thực trạng hiện nay và những ưu nhược điểm khi áp dụng cách tuyển sinh của quân đội vào ngành sư phạm, và đưa ra giải pháp cho vấn đề đang tranh luận" Nên tuyển sinh sinh viên sư phạm như tuyển sinh quân đội". Bài viết này đối tượng tôi muốn bảo vệ là sinh viên sẽ thi vào ngành Sư phạm và giáo viên.
Tuyển sinh là tuyển sinh viên vào trường học bằng nhiều hình thức: Xét tuyển học bạ THPT hoặc Thi đầu vào các môn tổ hợp được quy định trong khối chuyên ngành đã chọn. Chúng tôi muốn giải thích lại khái niệm sư phạm là gì. Đó là những nơi cung cấp kiến thức chuyên môn được bộ giáo dục cho phép hoạt động. Phân loại giáo viên giữa các cấp học có những yêu cầu và trình độ khác nhau. Như giảng viên dạy Đại học, Cao đẳng, Trung cấp thì phải tốt nghiệp ĐH trở lên, có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ,... Giáo viên dạy trường nghề thì phải tốt nghiệp trường nghề, là công nhân kĩ thuật cao có tay nghề. Giáo viên dạy THCS, THPT: Ngoài tốt nghiệp ĐH phải có kĩ năng tìm hiểu, định hướng tương lai nghề nghiệp cho học sinh. Giáo viên Tiểu học cần tốt nghiệp Trung cấp Sư phạm hoặc khoa Giáo dục Tiểu học ĐH Sư phạm, được đào tạo tổng hợp nhiều lĩnh vực không phân biệt chuyên môn. Còn Mầm non, các bé từ 1- 5 tuổi, ngoài tốt nghiệp Sư phạm mẫu giáo cần Tổng hợp nhiều kiến thức kĩ năng như dinh dưỡng, chăm sóc trẻ nhỏ và làm đồ chơi... Sinh viên sau khi tốt nghiệp Sư phạm có nhiều cơ hội việc làm. Ngoài dạy học ở các trường trên địa bàn còn có cơ hội làm việc trong cơ quan quản lí giáo dục ở địa phương: Bộ GD, Sở và phòng Ban cả nước; Tổ chức trong và ngoài nước về giáo dục. Bài viết này tôi muốn viết giới hạn đào tạo Sư phạm với giáo viên THCS, THPT ở các trường Đại học Công lập và Tư thục ở Việt Nam.
Mục đích của Giáo dục đóng một phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước, là nguồn lực quốc gia. Nó không chỉ giúp nâng cao dân trí, tăng cường nguồn cung lao động chất lượng cao mà còn giúp ổn định đời sống và kinh tế xã hội. Nhưng bản thân ngành Sư phạm lại đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển đầu vào sinh viên, đào tạo và cơ hội việc làm sau này. Mà nếu kiếm được việc làm thì cũng khó có đủ can đảm để theo đuổi đến cùng, khó có cơ hội thăng tiến và chế độ đãi ngộ không cao như quân đội.
Phương án tuyển sinh viên Sư phạm giống Quân đội được áp dụng dựa vào những điểm chung ở hai bên. Thứ nhất, là về nâng cao điểm đầu vào, tuyển sinh đại học. Mức điểm Sư phạm là 15, nâng giống bên Học viện quân sự là 20. Thứ hai là về miễn giảm học phí, nhưng bên Sư phạm sẽ không được hỗ trợ về nhà ở, quân tư trang như bên Quân đội. Thứ 3, là sau khi ra trường sẽ có việc làm luôn, phân về cụ thể theo từng địa phương, chỉ tiêu tuyển dụng, theo cung cầu; giống bên quân đội, cần bao nhiêu tuyển bấy nhiêu, ra trường có việc làm luôn. Thứ 4, là mức lương, sẽ quy định theo thâm niên; trong quân đội là theo quân hàm, học vị, cấp bậc. 
Những điều kiện ở đây có thể nhìn thấy rõ như sinh viên ra trường có công việc ổn định, mức lương tốt hơn, đầu vào chất lượng hơn. Nhưng bên cạnh đó có rất nhiều rào cản. Mà rào cản không đi kèm với quyền lợi và chế độ như quân đội. Như quân đội có những quyền lợi cho con em khi đi học, được miễn giảm học phí, chế độ bảo hiểm xã hội mà bên Sư phạm không có. Hơn thế nữa, phương án này còn liên quan rất nhiều điều trong hệ thống giáo dục Việt Nam, gây ra nhiều mâu thuẫn.
Mâu thuẫn chính ở đây chính là cơ hội việc làm sau này, thu nhập nuôi sống gia đình và chất lượng đào tạo. 
Thứ nhất, học Sư phạm khó có cơ hội kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Vì ở nhiều địa phương số lượng giáo viên dư ra rất nhiều nên hầu như nhiều năm không có chỉ tiêu chuyển giáo viên. Khả năng xin việc cũng khó, cần dựa nhiều vào quan hệ và tiền bạc. Thế nên nhiều người sau khi học xong Sư phạm đã chuyển sang làm trái ngành. Vì thế mà số lượng sinh viên thi Sư phạm ngày càng giảm xuống, ít học sinh đăng kí, nhà trường khó mở lớp và bố trí giảng viên.
Mâu thuẫn thứ hai là về mức lương. Có sự chênh lệch rất lớn giữa giáo viên hợp đồng và công chức, giữa trường công và trường tư, giữa ở tỉnh và thành phố. Ví dụ lương của một giáo viên công chức có kinh nghiệm 18 năm trong nghề là 5tr+ với 35% tiền dạy chéo buổi khoảng 2 triệu khác với giáo viên có kinh nghiệm chỉ khoảng 5-7 năm dạy trường tư là 20- 40 triệu 1 tháng. Ngoài ra trường tư họ còn được hỗ trợ về chế độ ăn trưa, đưa đón, đào tạo và du lịch còn công chức thì không. Những người có kinh nghiệm 3-4 năm chỉ khoảng 3-4 tr. Sự khác biệt về dạy thêm ngoài trường, với tỉnh thì chỉ kiếm được không quá 15 triệu còn nếu ở thành phố, các trung tâm có thể lên đến 80 triệu 1 tháng. Với giáo viên hợp đồng tiền lương được tính theo số buổi dạy trên lớp, nếu là môn phụ, có khi 1 tháng chỉ kiếm được khoảng 800k. Sự chênh lệch lớn như thế với cuộc sống hiện nay đã tạo ra rào cản rất lớn với ngành giáo dục. Số giáo viên dạy môn được học sinh định nghĩa là chính như Toán, Văn, Anh, tổ hợp KHTN ngày càng tăng lên; còn những môn như GDCD, Lịch sử, Địa lí lại thiếu trầm trọng gây mất cân bằng trong hệ thống giáo dục, khó khăn trong việc phân bố việc làm. Ngoài ra, các cải cách của Bộ về chương trình học tập đã làm giáo viên tất bật chạy đua theo chương trình rồi thi sáng kiến giáo viên dạy giỏi, luôn trong vòng luẩn quẩn, lấy học sinh làm chuột bạch thí nghiệm, sai thì sửa, đổi mới lại, không có sự ổn định khiến giáo viên hoang mang, chưa kịp thích ứng và áp dụng nhuần nhuyễn với học sinh.
Học Sư phạm ra để dạy và truyền đạt kiến thức cho học sinh, giúp học sinh hiểu bài, và áp dụng những kiến thức vào trong cuộc sống, gọi là thầy cô. Thế nên điểm đầu vào cũng chiếm một phần rất quan trọng. Theo tôi, nó không nê thấp quá như 15, hay có những năm xuống đến 9 điểm mà không ai học. Theo tôi nó nên ở mức trên 19. Mà thực ra đầu vào chỉ là một phần, quan trọng là chất lượng đầu ra. Có thể điểm đầu vào cao nhưng học tập chưa chắc đã tốt. Nếu ra trường đã có việc làm thì lấy đâu ra mục tiêu để các bạn phấn đấu. Và chất lượng giáo viên thì có được cải thiện? Nếu chọn hạt giống tốt mà không biết cách chăm sóc tốt thì cây vẫn còi cọc như thường.
 Vì thầy cô không chỉ là những người dạy kiến thức chuyên môn đơn thuần mà còn là những người cha người mẹ thứ hai, là người tâm sự những chuyện trong cuộc sống dìu ta nên người. Như vậy không thể phủ nhận tầm quan trọng của những kĩ năng sư phạm, và thấu hiểu tâm lí học trò, nhất là mẫu giáo, cấp 1, cấp 2 và cả cấp 3. Kiến thức chỉ là một phần, quan trọng hơn là làm thế nào để học sinh có hứng thú với việc học và mang lại hiệu quả cao nhất. Vậy thì người thầy trong thời đại 4.0 cần 4 yếu tố là đạo đức, trí tuệ, công nghiệp và sáng tạo.  Đó phải là người không chỉ có kiến thức mà còn phải thấu hiểu tâm lí học trò, giàu lòng bao dung độ lượng giàu tình yêu thương, biết cách truyền đạt dễ hiểu, và ham học hỏi từ các đồng nghiệp, với những kiến thức mới để tiến bộ. Điều cần bây giờ là phải trả lại giá trị cho việc học và giá trị của người thầy. Bởi vì từ năm 2011, khi điểm TB xét từ 3.5 và việc mở nhiều trường đại học tràn lan đã làm cho học sinh không có hứng học. Và chính bệnh thành tích đã làm mai một hình ảnh của họ trong mắt phụ huynh và học sinh.
Tôi cho rằng, việc miễn giảm học phí Sư phạm chỉ là một phần thu hút học sinh, còn qua trọng hơn là chất lượng đào tạo. Vì theo một khảo sát cho thấy, có 13,7% sinh viên khẳng định gia đình của họ có khả năng đóng tiền học phí, 18,8% khẳng định bản thân có khả năng tự đóng học phí, 22,1% sinh viên khẳng định vẫn tiếp tục học ngành sư phạm dù không được miễn học phí. Vì thế, không đủ luận cứ để khẳng định rằng sinh viên sư phạm có hoàn cảnh khó khăn sẽ bỏ học nếu chính sách này không còn tồn tại. Và bên Quân đội miễn học phí vì đó là công việc đặc thù, kĩ thuật nghiệp vụ cao, giữ gìn an ninh quốc gia. Nó khác xa với những ngành còn lại. Vất vả trong luyện tập, hi sinh nhiều thứ như có thể huy động bất cứ lúc nào còn giáo viên chỉ có giờ dạy lên lớp, nếu quá giờ còn có tiền vượt. Giáo viên mệt có thể được nghỉ còn quân đội đang làm nhiệm vụ có người thân mất cũng không được về, họ chỉ có nghỉ phép. Thế nên quân đội xứng đáng được hưởng những chế độ đãi ngộ tốt nhất. Ngoài ra, khi ta xóa miễn học phí bên Sư phạm là để tự chủ, có cơ hội đầu tư cơ sở vật chất không cần phải phụ thuộc vào nhà nước. Bộ Quốc phòng đang tự chủ về nhân sự từ khâu sơ tuyển đào tạo đến phân công công tác. Còn ngành giáo dục thì ngược lại. Thí sinh thích đâu học đấy. Khi ra trường thì Phòng với Sở phối hợp tuyển nhưng kí quyết định phân công công tác lại là ủy ban nhân dân huyện tỉnh. Và cũng chính bởi sự tuyển dụng liên quan đến nhiều ban ngành nên chưa tự chủ được. Trường quân đội thường tuyển rất ít so với Sư phạm và họ có chế độ đãi ngộ hàng tháng như nhà ở, quân tư trang và tiền phụ cấp. Còn nếu Sư phạm cũng làm như vậy thì mỗi năm sẽ thất thoát lớn trong ngân sách nhà nước. Vì hiện tại giáo viên đang chiếm 51% tổng số biên chế nhà nước. 
 Quân đội là những người bảo vệ Tổ quốc và đất nước, liên quan đến bí mật quốc gia quốc phòng, là bộ mặt của đất nước nên cách xét tuyển rất gắt gao. Như yêu cầu về ngoại hình, độ tuổi từ 17 đến 21, lai lịch chính trị và sức khỏe. Đối với nam chiều cao từ 1m62 trở lên và không quá 1m95, cân nặng từ 47kg trở lên; nữ từ 1m58 trở lên, cân nặng từ 45kg trở lên. Không nghiện chất ma túy, tiền chất ma túy; Màu và dạng tóc bình thường; Không bị rối loạn sắc tố da; Không có vết tiểu săm hay phun săm trên da; Không bấm lỗ tai, lỗ mũi và ở các vị trí khác trên cơ thể để đeo đồ trang sức; Không mắc các bệnh mãn tính, bệnh xã hội. Đối với học sinh phổ thông thì nữ thí sinh chưa kết hôn, chưa có con. Việc tuyển sinh nữ vào các trường công an nhân dân được thực hiện theo chỉ tiêu riêng với tỷ lệ 10% trên tổng chỉ tiêu của từng trường theo từng ngành học. Còn với tôi, ngành Giáo dục không nên quan trọng hóa vấn đề này. Chỉ nên quy định với riêng ngành giáo dục thể chất, nam phải cao từ 1,65 m và nặng 50 kg trở lên, nữ phải đạt tối thiểu 1,55 m chiều cao và nặng 45 kg trở lên.. Vì nếu như vậy Stephen Hawking, Nguyễn Ngọc Ký chắc sẽ bị cấm thuyết giảng. Chiều cao về thể chất không quy định chất lượng giáo dục có cao hơn không. Số lượng sinh viên Sư phạm hàng năm lấy cũng nhiều hơn quân đội gấp 4 lần. Không những vậy còn bất cập về giới tính và tuyển dụng, nhà nước. Phần này tôi xin đề cập ở lượt nói 2 và giờ là phần đưa ra giải pháp. Thứ nhất là nâng cao chất lượng tuyển sinh và sử dụng nhân lực hiệu quả. Giải pháp thứ hai là quy định về đánh giá và trả lương. Tôi xin kết thúc lượt nói thứ nhất.
 Tôi muốn củng cố lại luận điểm về những bất cập, khác biệt giữa Sư phạm và quân đội và đưa ra dẫn chứng và những lí lẽ bổ sung cho lượt nói một. Thứ nhất, về giới tính. Sinh viên quân đội tuyển rất ít nữ, chỉ chiếm 10% trong tổng số các ngành. Và chỉ có 4 trường làm việc đó. Trong khi ở Sư phạm thì số lượng nữ lại chiếm phần đa. Bên Quân đội làm như thế vì họ chủ yếu đào tạo sĩ quan là nam giới nên khi ra trường dù được phân công tác ở đâu thì họ cũng có thể đi được. Còn bên Sư phạm khi nữ giới chiếm phần đông hơn thì lại là một trở ngại lớn. Họ ngại đi xa, ngại xa gia đình và gia đình họ cũng vậy. Người ta thường nói đàn ông là trụ cột trong gia đình còn người đàn bà là vun vén hạnh phúc và giữ lửa. Chúng ta không thể áp dụng một cách máy móc tuyển dụng quân đội áp sang bên Sư phạm. Thứ hai, về phần tuyển dụng. Nếu ta áp dụng cách tuyển sinh của quân đội là cần bao nhiêu tuyển bấy nhiêu, khi nào cần mới tuyển, ra làm việc luôn ở bên Sư phạm thì chưa chắc đã hợp lí, dẫn đến tình trạng mất cân bằng, có những nơi thừa trong khi có những nơi lại thiếu giáo viên cục bộ. Hơn nữa sau khi ra trường nếu sinh viên biết mình chắc chắn sẽ có việc, được đi dạy thì sẽ mất đi động lực mục tiêu phấn đấu và cố gắng trong học tập. Trên thế giới người ta quan trọng chất lượng đầu ra. Và nếu ta làm như vậy thì chất lượng giáo viên có cải thiện? 
 Tôi xin kết thúc lượt nói thứ 2 của mình.
Tôi là bên N3 của bên phản đối Motion" Nên tuyển sinh đại học Sư phạm theo quân đội. Tôi xin tổng kết lại vấn đề. Mục tiêu của tôi hôm nay là tìm lại giá trị của việc học và giá trị của người thầy, và tìm ra giải pháp cho vấn đề tuyển sinh đại học Sư phạm, chứng minh Sư phạm và Quân đội là hai ngành khác nhau và rất khó để áp dụng cách tuyển sinh của ngành này cho ngành kia. Bản thân tôi thấy có rất nhiều những mâu thuẫn giữa hai bên, từ việc cơ hội việc làm sau này, và lợi ích của nhà nước và của sinh viên. Sau đây, tôi xin củng cố thêm giải pháp đã đưa ra ở lượt nói một. Tôi không phản đối giải pháp cần nâng cao điểm đầu vào, nhưng quan trọng hơn là nâng như thế nào, liệu có bị cao đột biến như bác sĩ hay không hay là chỉ 0.5 đến 1 điểm. Như đã nói, trước hết phải là nâng cao chất lượng tuyển sinh và dự báo nhân lực chính xác để đào tạo và sử dụng lao động. Không nên đào tạo những ngành đang thừa giáo viên. Chúng ta cần có kế hoạch đào tạo và sử dụng hiệu quả, như phân công hoặc thi tuyển nghiêm minh tránh tràn lan. Đồng thời cũng phải có đánh giá giáo viên chính xác, cương quyết giảm luân chuyển những môn đang thừa; đào thải những người không còn động lực phấn đấu và cống hiến. Thông tin về đánh giá giáo viên phải khách quan, được thu thập từ nhiều nguồn như phụ huynh, chính học sinh, qua quá trình quan sát và kiểm tra thường xuyên, đột suất. Cán bộ đánh giá phải là những người có tâm và nghiêm minh, toàn bộ thông tin phải được giữ bí mật tránh gây ra những bất đồng, mâu thuẫn không cần thiết. Mức lương của giáo viên, nên được quy định theo thâm niên, kinh nghiệm trong nghề để tạo mức sống và thu nhập tốt hơn. Tôi xin kết thúc phần trình bày của mình tại đây. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe.
Bài đã sửa, mong cả nhà đọc và góp ý giùm mình ạ. :)))))
#FDC#Phandoi#Nentuyensinhsuphamnhuquandoi#sauletonvinhkifall