Ông lão đánh cá
Vào mười hai giờ đêm, những ai hay đi dạo bờ biển đều có thể thấy được dáng ông lão ngồi chõm trên cây cầu gỗ mà mỗi lần nhúc nhích...
Vào mười hai giờ đêm, những ai hay đi dạo bờ biển đều có thể thấy được dáng ông lão ngồi chõm trên cây cầu gỗ mà mỗi lần nhúc nhích là kêu cót két. Ông lo đánh cá, nhưng chưa bao giờ trong cuộc đời ông câu được con nào vào buổi khuya như thế này.
Cái nhà đằng sau với chiếc cửa mở toang đối diện cây cầu hẳn là nhà ông, chả có thứ gì đáng để mất nên ông mới mở toang, hoặc vì mụ vợ than trời nóng quá nên để gió biển thổi mát cho dễ ngủ. Ông lão thình lình đứng dậy lắc lư cây cần câu vài đường rồi hất nó lên cao, thì ra chỉ là vài túi ni-long do tụi nhóc quăng xuống hồi sớm. Ai đi dạo cũng dừng lại nhìn ông xem có câu được gì không, họ bị ông lão để mắt tới, dù có câu được gì thì ông cũng hô lên “Ôi trời, hôm nay lại chẳng được gì.”, rồi xách lên chiếc xô đầy nước bọt mà đi vào nhà.
Sàn nhà chỉ đủ trải một tấm thảm vừa dáng người, ông không có chăn, không có gối, bởi hai thứ ấy đã bị mụ vợ giành hết. Ông cất cái xô nước và chiếc câu vào trong một góc tường cạnh lối ra. Trên chiếc bàn ăn là cốc nước lã, nước đầy ắp nhưng ông đâu thèm nước, ông thèm được ăn no và được ấm cúng. Ông cho tay vào túi quần rồi lấy ra hai tờ mười nghìn đặt dưới cốc nước để gió biển không thổi đi. Ông dùng đôi chân đen sì dơ dáy và hôi thối dọn cái phần sàn bé nhỏ cho thân người gày gò của ông mà nằm ngủ. Đêm đó có con chó hoang đến chơi.
Ông lão trông nghèo nàn và rách rưới, con chó vàng lông bết dính dơ dáy, ông cảm thấy tình bạn tri kỷ với con chó hơn là kẻ phá rối giấc ngủ. Ông ngoắc nó lại gần, nó cũng vâng lời mà tỏn tẽn bước lại. Một cái ôm thật chặt sẽ giúp ông ấm người để chống chọi với cơn gió rít mà chỉ có mụ vợ mập mạp yêu thích.
Ông thích ngủ, mặc dù càng già càng khó ngủ nhưng ông thích nằm cuốn vào cái chăn khi trời sáng lúc mụ vợ đi vắng cùng với hai mươi nghìn đồng. Con chó cũng rời đi, có lẽ nó đi tìm cái ăn, ông nằm suy nghĩ như thế rồi bật dậy xách cây cần câu ra mà câu cá. Ông chỉ đi được nữa bước ra khỏi nhà thì lại quay vào khoác cái chăn xung quanh người như chiếc áo bào rồi ra ngồi câu. Hôm nay ông gặp lại đám nhóc xả rác.
Tụi nó loắt choắt chụm thành một tụ xung quanh ông cùng nhau sưởi ấm. Ông cũng chẳng thèm hỏi han chúng nó mà chỉ tự mình thắc mắc sao trời nay lạnh ban ngày. “Cháu nghe mẹ kể là sắp có bão lớn.”. Ông lão quay sang nhìn nó tròn mắt. Thằng kế bên nói : “Không phải bão đâu, do người ta đang chuẩn bị thí nghiệm mưa nhân tạo đó.”, trông nó to hơn thằng vừa nãy, thậm chí nó còn đeo cặp kính to đùng. Ông không chớp mắt, thậm chí còn cố mở to đôi mắt hơn. Thằng thứ ba, bé người nhất bọn, nó không lên tiếng. “Sao? Sao mày không nói gì?”, ông hỏi nó với cái giọng khàn khàn. Trong cái họng nó bị kẹt hai chữ “Ư”,”A”, nên chẳng ai có thể nghe nó phát biểu. Có thằng hỏi ông : “Ông thích động vật không? Cá nè?” – “Không, tao đéo thích cá.”. Thằng nhóc muốn hỏi tiếp thì bị ông chen ngang : “Tao bắt cá ăn chứ không thích cá, tao ăn chứ tao không thích.”. Nó im re.
Thằng đeo kính tựa lưng vào ông rồi nói : “Hôm nọ con bảo mẹ rằng con thích chú cá heo từ rạp xiếc, ngay hôm sau mẹ đem con cá heo về làm cái bể cho nó nhưng nó không chịu bơi rồi chết vào tối hôm ấy, rạp xiếc cũng không còn chương trình xiếc cá heo nữa. Ông nghĩ mình sẽ sống đến bao giờ?”. Ông lão cố gắng giương cổ lên để nhìn nó, ông nhìn rõ cái vết sẹo bên chân mày trái của nó. Ông không nói gì. Thằng đeo kính nó hỏi ông : “Ông có nuôi con vật nào không?”, rất dứt khoát ông bảo nó : “Có có, tao có nuôi một con heo với một con chó.”. Thằng kiệm lời cuối cùng cũng hỏi : “Nó như nào hả ông?” – “Con heo thì mập lắm, nó hay đi chơi từ sáng đến tối mới về, con chó cũng thế nhưng được vài hôm mới về một lần.”, thằng nhóc không hiểu : “Heo thì mập vậy nó có gì để chơi hả ông?” – “Tao cho nó động lực để chơi, tối nó mệt tao cho nó tí động lực để sáng nó đi tiếp, buồn là nó chẳng đem lời về cho tao hay tao bán nó đi được.”, nói thế ông hất cần câu lên và bắt được con cá vừa bàn tay, tụi nhỏ rén lên ồ oà nhìn ông từ từ đưa con cá gần đến mặt mình.
Khi đưa con cá gần sát mí mắt, ông lão nhìn thấp thoáng một hiện tượng quái đản dưới chiếc vây cá, một cặp tình trẻ đang thay phiên nhau khoả thân. Tụi nhỏ cứ mò mẫm sát lại ông, rồi nhìn theo con cá từ từ được đưa lên cao đến lúc quay vào trong hướng đối diện căn nhà, ông lấy cái chăn trùm lên cả 3 đứa rồi hỏi : “Tụi bây biết con cá này là cá gì không?”.
Vừa đó, ba cô đứng tuổi phía sau vách tường của quán gà KFC gọi tên ba đứa nhóc cùng lượt. Họ gọi một cách rất quát mắng và thôi thúc, tụi nhỏ chui khỏi tấm chăn, vội chạy về phía mẹ chúng nó nhưng thằng đeo kính quay mặt lại nhìn ông : “Tại sao họ lại làm thế hả ông?”. Người đàn bà đứng ngoài cùng trông có vẻ như là mẹ thằng đeo kính, bà ta gọi tên nó mấy lần, thúc nó quay về. Bà ta nói với mấy đứa nhỏ và mẹ tụi nó, lão già chết bẫm suốt ngày rong rủi ở bờ biển, chẳng được tích sự gì cho đời đừng có dính vào.
Ông nghe, nghe rõ mồng một. Ông rống họng bò đực lên chửi mụ ta.
“Đụ con mẹ mày! Cái thứ như mày mới đếch có con cặc gì cho đời! Đụ má được ban phúc cho giáo dục thế hệ sau mà làm cũng đéo ra hồn!” – Mẹ thằng đó nhìn ông ấy rồi quát con mình vài câu, hẳn là bà đã rút kinh nghiệm bằng việc giảm âm giọng. Thằng nhóc quay lại nhìn ông khi mẹ nó đang nắm tay lôi về nhà. Nó nhìn đến khi khuất mắt.
Ông lặng đi một hồi, nhìn về phía thằng nhóc đi mất. Chợt nhớ ra, ông quay lại phía bãi biển, tụi nó vẫn còn ân ái với nhau. Ông buông cả hai tay, huơ lên xua đuổi tụi nó như đuổi vịt đuổi gà, vừa huơ ông vừa rống chửi : “ Má chúng mày không biết nơi công cộng nghĩa gì à? Thấy biển sau vắng là lôi ra đụ nhau hả? Nhà tao đối diện cái khu sản xuất em bé của chúng mày nè lũ mất dịch!”. Tụi nó trông còn trẻ lắm, nó sợ ông, nó sợ vì cái dơ cái thúi càng ngày càng đặc mùi, chứ không hẳn là do cái nết nóng tính bố đời của ông. Tụi nó gom quần áo chạy sang chổ mỏm đá xa khuất góc ông nhìn, ông còn bồn chồn lắm.
Rồi ông nhận ra cái sự ngớ ngẫn của mình, ông tự nhủ phải chi cầm theo con cá doạ thì tụi nó sợ mà chạy đi hai hướng rồi. Con cá nó dẫy một cái trước khi lìa đời trên nền cát, thậm chí là một chổ chôn đẹp đẽ được bố trị bởi vài lon coca và mấy túi ni-long. Ông tóm nó lên, đem ra biển rửa cho bớt cát rồi quay vào trong nhà.
Vì con cá chết, ông mần thịt nó luôn. Một cái bụng mập sẽ dẫn đến việc có khứu giác cực tốt. Mụ vợ từ đâu bỗng xuất hiện ngay cửa, tay trắng và vẫn bộ áo cũ đó. Mụ thấy ông đang nhóm lửa nướng cá, bà đẩy ông lăn đùng ra, bảo muốn tự tay nấu bữa trưa của mình. Ông muốn khạc nước bọt, nhưng ông không khạc trên nền nhà mà loay hoay tìm cái xô nước bọt để khạc, cái xô nằm ngoài cửa, ông chạy vèo đến để khạc, rồi hỏi mụ : “Nay bà Lụi với ông Tú có trò gì mới không?”
Mụ vợ nhìn con cá mà chảy nước dãi, một lát mới trả lời nhưng không nhìn về ông.
“Có có…Ông Tú vừa tìm được mấy thằng thích léng phéng với tụi bồ nó. Cũng ấm, được một mớ cũng ấm, chỉ là Tú nó ác tính đôi lúc, nó thích chơi khăm tụi nhỏ, mỗi lần như thế thì cái mũi kim khâu của nó lại mòn đi một ít.”
Ông nhìn ra bờ biển, nhìn nhâu mày một hồi. Mụ vợ lên tiếng hỏi : “Sao ông bắt được mỗi một con thế?”
“Tôi mất hứng câu nên chỉ một con thôi, chiều tôi rãnh thì ra câu tiếp.” – Ông quay sang nhìn cái xô nước bọt.
Mụ ừ à trong họng vì mùi cá nướng đã lấp đầy khoảng trống trong khoang mũi mụ. Ông bước lại gần, ngồi bệt xuống bên cạnh mụ.
“Bà Tâm còn giữ cái lịch không? Cái lịch kiếm tiền ăn đó?”
Mụ vợ bắt đầu nhìn về ông.
“Tôi nghe bảo bà ấy thôi lịch rồi, bảo đâu do tụi áo vàng đứng canh nhiều nên không dám động đậy. Mà bả đang tính cái khác, tính cái mà đồ ăn gì đó nghe cũng ngon lắm.”
Ông lết lại gần hơn, mặt tươi hơn, dường như nở nụ cười.
“Ngon là ngon sao bà? Có làm tiền ngon không? Có được ăn không?” – “Tôi đâu biết. Ông đi mà hỏi bà ta, tôi lo bên ông Tú rồi.”
Bà Tâm chưa bao giờ nói là làm, bà ấy hứa hẹn với mấy con chuột trong cái làng rác này sẽ kiếm việc làm để mà sinh sống. Cũng được hơn một năm rồi, bà ấy vẫn chưa kết được làm cái gì. Ông lão vẫn để tâm từng ngày dù là bà có thất hứa đi chăng nữa.
Khoảng tầm sau buổi trưa, mụ vợ đã lăn ra ngủ với cái xương cá còn dính ở mép môi. Ông lão tóm cái mũ rơm cũ chạy sang cuối dãy bờ biển gần các con đá nhỏ, nơi bà Tâm thường hay tổ chức những lần họp tìm việc. Bà Tâm nằm trườn trên chiếc ghế gỗ chôm được từ tụi cho thuê ghế để ngồi giá hơn trăm nghìn một ngày.
Tiếng lạch đạch của ông trên nền cát ướt làm bà Tâm ngóng lên nhìn. Bà hiểu chuyện nên lấy sẵn con ghế nhựa cho ông.
“Bà Tâm…bà có…việc…không?” – Ông thở hộc hộc khi vừa đến chổ, ông ngồi bệt xuống nền cát luôn chứ không ngồi ghế nhựa, rồi tay ông chóng lên chiếc ghế ấy.
“Ông từ từ. Có việc này cũng ngắn, cũng lẹ, thích hợp với cái muốn có nhiều trong một ngày của ông đây.”
“Nhanh nhanh, nói tôi nghe nhanh bà.” – Ông chòm lên trước mặt bà Tâm rồi hối thúc đến mức nước bọt của ông cũng muốn ôm mặt bà Tâm vì ông sắp có việc.
“Nhưng mà này. Tôi muốn biết ông cần lắm tiền trong ngày chi thế? Chơi gái ở tuổi ông thì hơi bị thiếu chỉ tiêu đó.”
Ông lắc đầu, trầm lặng rồi rút người về, ông kéo con ghế ngay ngắn để ngồi.
“Tôi muốn ăn. Ăn cái món thịt bò bên cái nhà hàng ở chổ tụi nhỏ chơi bời đó, nghe phong phanh tụi nó khen ngon đáng túi tiền lắm.”
“Răng yếu vầy nhai thịt lại mất răng đó ông.” – Bà Tâm khúc khích.
“Kệ. Tôi ăn là tôi ăn. Nhanh đi, việc gì đó bà?”
Bà Tâm nhìn ông lão từ chân đến đỉnh đầu, gió biển thổi lọn tóc ít ỏi của ông khiến bà chú ý hơn, mất một lúc mới nhớ để kể cho ông.
Ông lão chăm chú, đến mức không rời mắt khỏi cái mồm khô tróc của bà Tâm.
“Bán thịt, thịt chó. Chỉ một con cho hôm nay thôi, cái quán nhậu của mấy thằng bảo kê nó cần thêm một con cho tối nay, không thì cái quán đó chắc bị phá nữa.”
“Nhưng mà…tôi làm gì tìm được con chó nào?” – Ông ngập ngùng.
“Thì tuỳ ông. Tôi chỉ cho ông biết thế thôi, chứ nào ép ông đâu. À, mai tôi đi về quê con gái, chúng nó mời tôi về ở, bảo là ở cái nhà gì mà tôi sẽ quen được bạn mới, chúng nó còn bảo có giường, có nệm, có đồ ăn nữa.” – Bà Tâm ngồi dậy, nhìn ông hào hứng.
Ông lão nhìn xuống bàn tay mình, trầm lặng. Bà Tâm cũng chẳng biết gì, bà chỉ lấy niềm vui về quê của mình mà lấn cái sự suy nghĩ của ông.
“Thế nhá. Tôi đi về nhà dọn mấy cái đồ, sáng mai tôi đi xe khách về, ông có muốn ra tiễn tôi thì cứ việc.”
Bà Tâm bật dậy khỏi chiếc ghế, nhìn ông một lát rồi quay đi. Ông ngồi một mình ở đấy. Con chó hoang lại đến. Nó quăng cho ông một chiếc giày trái đã cũ khiến ông chú ý.
Ông nhìn nó với ánh mắt nghiêm túc. Nó ngồi chõm xuống nhìn ông như biết rằng dù có chuyện gì thì ông sẽ không làm hại nó. Thình lình ông lão ném chiếc giày như trút giận lên nền cát xa đằng sau, con chó hoảng lên run rẩy, nó lùi mấy bước, mắt vẫn không rời khỏi ông. Từng làn gió lướt qua mặt ông, làm nhạt nhoà đi những giọt nước mặn chát vào trong không khí, gió cứ thổi như thế dưới màu vàng rực của hoàng hôn.
Thằng nhóc đeo kính hôm sáng. Nó lén mẹ rời khỏi nhà để tìm ông lão, trên tay nó có cầm theo một chiếc thố đựng cơm và thịt bò do mẹ nó làm. Nó muốn nói chuyện với ông. Nó chạy một mạch ra bãi biển, trên đường đến nó gặp cặp đôi trẻ lúc sáng chỗ ông câu cá. Nhỏ gái thì cứ ôm cặp lấy thằng nam mà cười khúc khích rồi nói : “Mai thế nữa nhé anh yêu.”
Thằng nhóc tuy đã chạy vượt qua nhưng cũng dừng để chửi, nó quay lại thì thấy tay của thằng nam đang cứ sờ mó cái bàn toạ của nhỏ gái.
“Cái đồ dơ! DƠ! DƠ!” – Nó há mồm hét to và ngân dài chữ dơ.
Hai đứa kia cứ nhìn thằng nhóc miết kể sau đó, nhìn ngây ra đến lúc thằng nhóc bỏ chạy đi mất.
Thằng nhóc chạy đến gần với vách tường quán gà KFC. Nó va phải ông chú lạ mặt, ông này cũng chẳng thường gì, ổng thích mấy đứa nhỏ, đeo kính lại càng khoái.
“Úi chà, đi đâu vội thế bé?” – Ông chú hỏi nhẹ nhàng.
“Cháu tìm ông đánh cá.” – “Ồ. Chú vừa gặp ổng, mặt trông sụt sùi lắm. Này cháu – ”
“Cháu cảm ơn.” – Thằng nhóc nói rồi vụt đi mất.
“Hôm khác vậy nhé cháu.” – Ông chú đó nói sau lưng thằng nhóc một cách nham hiểm.
Thằng nhóc chạy rất nhanh đến cái cửa nhà đang mở toang kia. Nó nhìn bao quát căn nhà, không thấy ông đâu. Cây cần câu với xô nước bọt cũng mất.
Trước đó một khoảng ngắn.
Ông lão đuổi con chó đi bằng chiếc giày cũ, ông cuối đầu nhìn chằm vào đôi bàn chân thối bước trên bãi cát cho đến về nhà. Bà vợ đã đi mất, chỉ để lại trên bàn là chiếc ly đầy nước lã. Ông lão nhìn chằm xuống cái ly một lúc lâu rồi ngồi bệt xuống buồn sầu. Ông lão nhận ra, cây cần câu của mình có lẽ đổi được vài chục nghìn, việc còn lại là ông chỉ đi bắt thêm vài con cá rồi mới đem bán cả bộ cần câu lẫn cá.
Ông hào hứng, xách cần câu chạy vọt ra bãi biển như một đứa con nít lần đầu đi biển, ông sáng mặt hẳn ra. Cùng lúc đó, ông nghe thấy tiếng chó kêu ăng ẳng phát ra từ phía con hẻm chứa rác giữa căn nhà lá cũ và vách tường đầy những hoạ tiết màu mè bừa bộn.
Ông lão không câu, ông cầm theo cần câu đi đến vách tường xem có chuyện gì. Ông thấy con chó hay ngủ cùng ông đang bị bao vây bởi hai tên lạ mặt, tướng rất giang hồ, mặc áo ba lỗ lộ rõ các hình xăm rồng rắn trông rất hung tợn. Chúng nó mặc chiếc quần jean nhưng rồi cũng bị cắn xé một mảnh bởi con chó hoang ấy. Nó ngặm và giằng xé trong tiếng gầm gừ lên cái quần của thằng ốm nhất. Thằng đó sợ, hoảng sợ, nó hất cái chân liên tục mong con chó nhả ra, rồi thằng kế bên sút vào mạng sườn con chó một phát rõ đau, làm nó va vào những cái thùng sắt và nhiều túi rác đổ đè lên thân hình tội nghiệp ấy.
Hai thằng nó tiến gần hơn để tóm lấy con chó. Ông lão tả xung hữu đột lao ra, tay giơ cao cần câu phang một đòn thẳng lên đầu thằng đứng trước, thằng đó lăn đùng ra ôm đầu đau đớn rên rỉ, thằng còn lại xanh mặt quay sang, con mắt nó to tròn trước cái mũi câu đang chỉa thằng vào. Ông lão với ánh mắt căm hờn chuẩn bị dạy cho nó một bài học thì bị thằng dưới đất túm lấy hai chân kéo thụt về sau, làm ông té đập mạnh đầu xuống đất, ông run rẩy như muốn bất tỉnh. Hai thằng nó đạp lên tấm lưng gầy ông mấy cái cho hả dạ rồi đến con chó. Nó rên i ỉ, rút bốn cái chân lại trông sợ sệt dưới ánh mắt nâu đậm của ông, ông cảm thấy mình và con chó thật bình đẳng. Ông gượng vớ tay đến như muốn nắm lấy nó nhưng được nữa chừng thì ông gục mất.
Tụi nó bịt mõm con chó lại rồi trói cả bốn chân vào nhau mà mang đi mất, để ông lão nằm như chết tại đó. Được một lát sau, ông lão lật đật đứng dậy, tuy hơi mất thăng bằng vì sự choáng váng nhưng cuối cùng ông cũng đứng vững. Có chút bàng hoàng và đượm buồn trên khuôn mặt ông. Con chó. Ông không cứu được nó, ông không hề biết hai đứa bắt con chó đi là ai nên cũng chẳng thể nào để tìm đường.
Ông mang nổi buồn đấy về nhà. Vừa lúc mụ vợ chuẩn bị ra đường, mụ đang phủi các mảng bụi trên tấm thân mình. Khi thấy ông về, mụ quay sang hớn hở bảo ông.
“Này ông, tụi giang hồ ở quán thịt chó đang vui kìa, chúng nó tìm được thịt rồi, đã thế còn mời cả đám rác tụi mình vào chung vui nữa chứ, nghe bảo là có hàng trắng nữa, hàng trắng đó ông à.”
Ông lão giấu đi sự bất ngờ của mình với câu hỏi như chung vui cùng mụ vợ : “Thật hả bà?”
Mụ ta tưởng ông muốn thử hàng trắng nên vui vẻ lắm, mụ kéo ông đi theo men trên con đường đến cái quán thịt chó nằm xa xa ngược về phía nhà bà Tâm.
Trời có vẻ như đang vừa buồn bã vừa tức giận, màu hoàng hôn chỉ còn đọng lại đôi chút tại đường chân trời, bao trùm bởi những đám bây đen kịt tức giận, âm ĩ, chúng nó tạo nhiều làn gió vừa mát vừa cay đắng lên tấm lưng đau nhói của ông lão. Ông theo chân mụ vợ đến cái quán nhậu lề đường, cũng kha khá người qua lại vào lúc ấy, người ta cứ tưởng bão đến nên đem cả áo mưa và dù theo. Đám giang hồ đã tụ họp sẵn nơi ấy, chúng có đến bảy đứa, cả hai đứa lúc chiều bắt con chó nữa. Đám người ở bãi rác cũng lần lượt xuất hiện rồi vào quán ngồi ngay ngắn, ông lão xua tay mụ vợ vì còn bồn chồn chưa muốn ngồi xuống mà mò ra phía sau quán. Ông nghe tiếng chó còn rên rỉ trộn với tiếng phát thanh rằng việc thí nghiệm mưa nhân tạo đã thất bại, sẽ gây ra một đợt bão lớn kéo dài mấy tiếng. Mọi thuyền bè đã neo đậu tại bờ, không ai dám ra biển nữa, nhưng mấy kẻ tham thì dám. Cũng như tụi giang hồ, lũ lượt người qua đường hối hả chạy về hướng nhà ở nhưng chúng nó thì vẫn còn ngồi lại uống bia. Mụ vợ đi theo đám bãi rác lên phía các dãy phố cao hơn, xa biển hơn mặc kệ ông lão có ra sao hay ở đâu.
Thằng nhóc đeo kính thấy từng lớp người bỏ chạy tán loạn, nó cũng hoảng hốt, trắng cả mặt. Lúc này nó chỉ còn một mục tiêu là tìm ông lão tại một nơi nào đó an toàn rồi quay về. Mẹ nó đang đó len lủi trong đám người chạy vội, hô to tên thằng nhóc.
Ông lão lụm lấy chai bia trống rỗng làm vũ khí, thật ra còn nhiều chai lắm nhưng ông chỉ muốn cầm một cái. Trong khi tụi giang hồ còn đang cười đùa đám người chạy vội vã ngoài kia thì ông đã phang thật mạnh chai bia vào đầu tên làm bếp khiến hắn bất tĩnh lăn đùng ra một bãi. Một thằng khác nghe thấy tiếng đập, nó nhìn thẳng vào cái khu bếp vắng người rồi kéo vai thằng bên cạnh. Dưới gầm bếp, ông lão một tay lấy dao cố cắt dây cởi trói cho con chó, tay kia vớ lấy chiếc điện thoại bàn gọi ngay số 113. Con chó sủa lên mấy tiếng cảnh báo ông lão, ông không kịp trở tay, chỉ quay lại nhìn thì ăn một đấm thẳng vào mặt, làm ông lăn đùng ra cạnh tên làm bếp. Bọn chúng xô đổ cả căn bếp, một đám thì giằng co trói con chó, một đứa nâng ông lão lên chuẩn bị khiến ông thành bao cát.
Thằng nhóc nó chạy ngược chiều dòng người. Nó bị va đập cũng phải mấy lần, té và mất thăng bằng cũng nhiều lắm nhưng rồi nó đến cuối dòng người, nơi có quán thịt chó và tụi giang hồ. Nó thấy ông lão bị đánh tới tấp trong thế bị động, nó đánh rơi cái hộp cơm để vào can tụi kia. Nó đấm lên lưng thằng lớn người nhất, thằng nhóc đấm như mũi chích inox. Nó không những khiến cho thằng lớn thấy ngứa mà con có ý định khác, thoạt đầu nó đá thằng nhóc té ngã rơi vỡ kính.
Bỗng, một cú đấm trực diện vào gò má khiến thằng lớn lộn ngược tròng mắt mà ngã xuống. Đó chính là ông chú lạ mặt lúc được thằng nhóc hỏi về ông lão đánh cá. Ông ấy đến một cách bất ngờ rồi làm cho cả bọn giang hồ bất ngờ theo, vì phía sau một đám người chạy đi là sáu người bảo vệ bãi biển đang đứng chờ chực tụi giang hồ bỏ ông lão xuống.
Lúc đó, những cơn gió thổi mạnh đến mức từng hàng cây bị bốc lên khỏi mặt đất, các mái nhà lá, mái tôn được lắp sơ xài cũng trở thành phương tiện bay mơ ước của bao người. Trộn lẫn tiếng hét của đám đông là tiếng sấm rền vang và những tiếng va đập của những mảng tường bê tông.
Đài truyền hình đưa tin từ thành phố biển nhân tạo sáng hai hôm sau đó. Tổng số thiệt hại về tài sản là trên tám mươi tỷ đồng, bao gồm cả biển và nhà dân. Năm nghìn người bỏ mạng tại khu vực gần biển, bao gồm cả du khách và dân định cư. Khu vực xảy ra thiệt hại vẫn đang được chính phủ cho truy tìm người bị chôn vùi, ngân sách hỗ trợ dự án mưa nhân tạo sẽ trở về số âm do đền bù thiệt hại và huỷ bỏ dự án, hơn bốn mươi tiến sĩ trong cuộc thí nghiệm bị giam tù chung thân. Các nhà đầu tư bãi biển đã phải quyên góp từ thiện mong tái tạo lại khu giải trí với dự kiến hoàn thành vào khoảng bốn năm sau. Một nhóm trinh thám cho rằng dự án mưa nhân tạo là có chủ đích để phá huỷ toàn bộ bãi biển bởi những mối thù giữa các nhà đầu tư hiện đại.
Đến con chó còn không thoát được.
Đài truyền hình Việt Nam Tự Do – ngày 4/7/2061.
Hết.
Sáng tác bởi Nguyễn Minh Thiện – 11/10/2020
Sáng tác
/sang-tac
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất