OLYMPUS OM-1, mua máy gì cho người mới bắt đầu chụp film ?
Một câu hỏi mà các bạn khi bắt đầu đắm mình vào bộ môn chụp film đặt ra nhiều nhất đó là: " NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU THÌ NÊN MUA MÁY GÌ."...
Một câu hỏi mà các bạn khi bắt đầu đắm mình vào bộ môn chụp film đặt ra nhiều nhất đó là:" NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU THÌ NÊN MUA MÁY GÌ."
Nên hôm nay mình sẽ giới thiệu một em máy film xinh đẹp đó là Olympus OM-1.
Sau khi Nikon F chiếm lĩnh thị trường máy ảnh film như một sự lựa chọn chuyên nghiệp nhất, Olympus cho ra đời phiên bản OM -1vào năm 1972. Vấn đề là Nikon F lớn hơn, nặng hơn gấp nhiều lần so với các máy rangefinder khác mà nó thay thế. Olympus OM-1 là chiếc máy mở màn cho hệ thống máy ảnh đơn kính phản chiếu OM lừng danh của hãng Olympus, mở đầu cho một thời kỳ mới trong chế tác máy ảnh phim. Trước Olympus OM-1, tất cả các loại máy ảnh đơn kính phản chiếu đều to lớn, kềnh càng. Máy càng chuyên nghiệp, tối tân thì càng nặng nề, phức tạp. Với mục tiêu tạo ra sự đột phá cho Olympus, lúc bấy giờ chỉ là một hãng kém tên tuổi, kĩ sư Maitani đã quyết định chế tạo một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp với kích thước siêu nhỏ so với các tiêu chuẩn thời bấy giờ.
Nhìn bao quát bên ngoài thì OM1 là một chiếc máy ảnh rất đẹp với trọng lượng và kích thước nhỏ gọn, đặc biệt là thiết kế chóp gù tam giác nhỏ trên đỉnh khiến em OM1 trong cân xứng và tinh tế hơn.
OM-1 là một máy ảnh cơ học với một đồng hồ đo ánh sáng có thể nhìn thấy qua khung ngắm. Kính ngắm lớn và sáng, có kim để đọc phơi sáng rất đơn giản để sử dụng và dễ nhìn. Mặt trên máy ảnh, ta có hệ thống cần tua film, cần lên film, bánh chỉnh ISO, và nút chụp. Mặt trước máy có công tắc trả phim, cần gạt hẹn giờ và công tắc khóa gương lật. Một điều yêu thích ở OM1 đối với mình là bộ phận chỉnh tốc được gắn ngay ở ngàm ống kính, điều này rất tiện lợi trong việc chụp film đó :">.
OM-1 có dải tốc độ trải dài từ 1 giây đến 1/1000 giây và BLUM. ISO chỉnh được từ 25 đến 1600. Máy không có chế độ chụp tự động. Hệ thống báo sáng trong khung ngắm này cũng vô cùng đơn giản: bao gồm kim đo sáng chạy từ (+) đến (-).
Nằm đối diện cân đối với nhau ở rìa trong là hai nút bấm, một để tháo lắp kính và một để xem trước độ sâu trường ảnh (đây là một điểm khác biệt khá thú vị của Olympus, khi mà các hãng khác đều bố trí nút này trên thân máy thay vì trên kính), ví dụ chọn một khẩu độ cố định, sau đó bạn có thể kiểm tra những gì đang lấy nét. View ngắm lớn với độ che phủ đến 97%, giúp bạn dễ dàng quan sát cũng như lấy nét.
Về ống kính, các ống kính có sẵn cho hệ thống OM có chất lượng khá tốt chấp nhận những hạn chế của film. Các ống kính zuiko đặc biệt nhỏ gọn cho hiệu suất của họ. Đại đa số kính trong hệ thống đều có kích cỡ vòng ren là 49 li. Vòng xoay khẩu độ được di chuyển ra sát rìa ngoài của kính, tạo đủ khoảng cách để phân biệt với vòng xoay tốc độ trên thân máy. Và đặc biệt, đều được làm bằng kim loại. Chỉ có vòng xoay lấy nét là được bao bọc bằng lớp đệm gai cao su.
Kết luận
1. Ưu điểm
Quá trình sự dụng em OM1 này mang cho mình cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái vì kích cỡ nhỏ gọn của em này. Giờ mình toàn dùng mấy em Nikon với Nikormat nặng chịch. Nên em OM1 này là sự lựa chọn hoàn hảo cho các bạn nữ không cầm được nặng, chứ đua đòi cầm nặng rồi chụp ra hình sẽ bị rung đó :))
Em OM1 này hoàn toàn là máy cơ, còn hệ thống đo sáng thì dùng pin, nên không sợ bị hỏng hóc như mấy em máy điện. Chỉ cần đừng vô tình làm rơi em ý thì em ý sẽ ở bên cạnh các cậu bền bỉ theo thời gian.
Thứ ba là việc vòng chỉnh tốc được chuyển xuống trước ngàm ống kích kết hợp với vòng xoay khẩu độ trên ống kính là một thiết kế đỉnh cao. Bạn không cần phải rời mắt khỏi ống kính để chỉnh tốc, tay phải giữ nút chụp, tay trái điều chỉnh khẩu mong muốn, nhích một chút xuống là có thể vặn tốc phù hợp. Sau đó lấy nét và "Tách", thế là được một bức ảnh film rồi.
Thứ tư là hệ thống đo sáng đơn giản dễ hiểu, sau khi chỉnh khẩu mong muốn, bạn chỉ cần giựa vào kim đo sáng để chỉnh tốc, nếu kim nhích về phía dấu trừ thì bức ảnh bị thiếu sáng do đó cần phải chỉnh tốc thấp xuống và ngược lại.
2. Nhược điểm
Nếu kể về nhược điểm thì chỉ có một bất lợi nhỏ của OM1 là em này sử dụng pin PX625 1,35V. Vào thời đó thì PX625 tất nhiên là một loại pin thông dụng, nhưng giờ thì lại hiếm và khó tìm. Vì vậy khi hết pin, may mắn là bạn sẽ tìm được pin thay thế, không thì đành phải đo sáng bằng niềm tin hoặc qua app điện thoại.
Tuy nhiêm chỉ một điểm bất lợi này cũng không khiến em Plympus OM1 trở nên hết hot và được ưa chuộng. Olympus OM1 là chiếc máy ảnh tạo nên tên tuổi của Olympus. Hiện nay những chiếc máy Olympus vẫn được bán trên thị trường với giá dao động từ 1.500.000 đến 3.000.000.
Nếu còn băn khoăn thì em này là một sự lựa chọn không tồi đâu !!!
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất