Ô nhiễm nước sông Đà – Vì sao thấy bất thường nhưng vẫn cấp nước?
1. Cơ sở đánh giá chất lượng nước cấp Tương tự như chỉ số chất lượng không khí (AQI), nước cũng có chỉ số riêng đánh giá chất lượng...
1. Cơ sở đánh giá chất lượng nước cấp
Tương tự như chỉ số chất lượng không khí (AQI), nước cũng có chỉ số riêng đánh giá chất lượng nước là WQI (Water Quality Index). WQI thông số (WQISI) được tính toán cho các thông số BOD5, COD, N-NH4, P-PO4 , TSS, độ đục, Tổng Coliform. WQI nếu đạt chỉ tiêu phù hợp sẽ được sử dụng theo mục đích tương ứng:
2. Cơ sở đánh giá chất lượng nước sinh hoạt - ăn uống
Chất lượng nước sinh hoạt được quy định theo QCVN01:2009/BYT.
Có 109 thông số được liệt kê, trong đó có một vài thông số trùng với WQI. 109 thông số này được chia làm 3 nhóm A, B, C tương ứng với 3 chế độ giám sát chất lượng:
3. Sự cố sông Đà
Ngày 08/10/2019, phát hiện dầu thải gần nguồn nước cấp cho nhà máy nước sông Đà. Đa số các thông số bị ảnh hưởng từ dầu thải thuộc nhóm C, và không ảnh hưởng nhiều đến WQI của nguồn.
Về phía nhà máy nước: Rõ ràng chỉ số WQI vẫn nằm trong mức có thể sử dụng làm nước cấp, tuy xuất hiện váng dầu nổi cũng như mùi trong nguồn nước. Biện pháp được đưa ra là huy động nhân lực đi vớt dầu, làm sạch... đồng thời tăng lượng Clo để khử trùng, khử mùi (?) và tiếp tục cấp nước.
WQI vẫn ổn nên vẫn cấp nước!
Vấn đề 1: Nhà máy chưa đánh giá đúng vấn đề. Lẽ ra sự việc xuất hiện dầu thải trên nguồn nước cấp phải nằm trong mục Sự cố môi trường và cần được giám sát đột xuất, đồng thời có thông báo hoặc ngừng cấp nước cho đến khi khắc phục sự cố. Song, thực tế nhà máy chỉ dựa vào WQI để quyết định có tiếp tục cấp nước hay không, bỏ qua những nguy cơ tiềm ẩn của dầu thải.
Vấn đề 2: Tăng sục Clo là việc làm vô nghĩa, thậm chí gây nguy hiểm thậm tệ. Việc các Hợp chất hữu cơ tiếp xúc với Clo tạo điều kiện chuyển hoá thành các hợp chất Clo hoá, vốn rất độc với sinh thái. Việc làm này thể hiện sự yếu kém trong vận hành và kiểm soát nhà máy.
Hệ quả: Ngày 10/10/2019, người dân Hà Nội phản ánh có mùi lạ trong nước. Kết quả phân tích sơ bộ cho thấy lượng Clo dư vượt tiêu chuẩn nước sinh hoạt. Các phân tích chuyên sâu sau đó chỉ ra nguyên nhân mùi trong nước là do có lượng Styren trong nước sinh hoạt, chưa kể đến các thành phần khác. Sau sự việc, nhà máy mới ngừng cấp nước và tiến hành giám sát cũng như khắc phục hậu quả.
Từ vị trí người "bị hại", nhà máy nước sông Đà với sự yếu kém trong quản lý và vận hành đã tự biến mình thành kẻ "có tội", đồng thời kéo theo hàng ngàn hệ luỵ và rủi ro phía sau.
4. Thấy gì sau sự cố?
- WQI còn quá đơn giản để đưa ra quyết định cấp nước. Dưới góc nhìn chủ doanh nghiệp, việc WQI đủ điều kiện cấp nước, và niềm tin mù quáng rằng Clo có thể là giải pháp đã kéo theo quyết định hết sức sai lầm. WQI chỉ là một phần, nhưng chưa phải tất cả để quyết định chất lượng nguồn nước.
- Yếu kém trong quản lý và vận hành. Mọi hành động của nhà máy đã thể hiện rõ sự yếu kém này. Từ việc đánh giá sai vấn đề, đến sai biện pháp xử lý, và cũng sai luôn cái cách xác định trách nhiệm và khắc phục sự cố.
- Một lời xin lỗi khó đến vậy sao? Nhà máy đảm nhiệm chức năng xử lý và cung cấp nước sinh hoạt. Việc nước không đạt chỉ tiêu chắc chắn là lỗi do nhà máy, không vì bất kì lí do khách quan nào khác. Nếu đã thấy vấn đề sao không cho dừng để xử lý? Mọi lời bào chữa chỉ làm cho sự việc thêm gay gắt. Một lời xin lỗi, trước hết là nhận trách nhiệm, sau đó là trấn an dư luận và cùng tìm biện pháp khắc phục, mới là những lời mà lãnh đạo nhà máy nên phát biểu.
- Quản lý Chất thải nguy hại còn lỗ hổng. Việc 5 can dầu thải (nhóm CTNH) có thể dễ dàng được di chuyển và thải bỏ phi pháp cho thấy hệ thống quản lý CTNH có vấn đề nghiêm trọng.
5. Kết
Dù rằng sự việc đã đi qua và dường như cuộc sống đang quay trở lại quỹ đạo vốn có, song các tiềm ẩn về sức khoẻ vẫn sẽ là dấu hỏi lớn trong tương lai.
Các yếu kém trong quản lý chất thải nói chung vẫn là nguy cơ lớn cho các sự việc tương tự có thể xảy ra. Tuy nhiên, việc cộng đồng liên tục nâng cao nhận thức và tiến bộ xã hội sẽ góp phần cải thiện, sửa chữa bổ sung những thiếu sót mà hệ thống quản lý đang gặp phải.
Cần những người có đủ chuyên môn và khả năng, có tâm và có tầm làm lãnh đạo. Nâng cao "dân trí", và hơn hết là nâng cao "quan trí". Người cầm cờ dẫn đường, phải có đủ bản lĩnh và sáng suốt thì mới đi đúng hướng được. Sự nhu nhược, sự đùn đẩy trách nhiệm nếu còn tồn tại thì sẽ còn những sự việc đáng tiếc xảy ra.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất