Em là một nạn nhân của bạo lực "gia đình" - sở dĩ em bỏ vào dấu ngoặc kép này vì em chưa từng bị ba mẹ em đánh, mà bị một vị sư trong chùa mà ba mẹ em gửi em đánh trong nhiều năm liền...

Em xa gia đình từ tiểu học và được gửi vào chùa, những ngày đầu vào ở, em cảm thấy rất vui và được chiều. Em không có vấn đề gì với việc ăn chay trường. Hằng ngày theo sư tụng kinh niệm Phật và ban ngày được đến trường như bao bạn khác. Nhưng đến khi em bắt đầu ở quen rồi thì sư rất hay đánh em, hầu như là mỗi ngày dù đó là những lỗi sai rất nhỏ.

Mỗi ngày khi em dắt xe về đến cổng, em đều phải nghĩ "hôm nay không biết mình sẽ bị đánh về vụ gì nữa?".  Có 1 lần vào lớp 4, em lên hốt tiêu vào kẻo trời mưa, hốt không hết nên em tuồn vào chỗ thoát nước mưa. Bị phát hiện, sư đè mặt em xuống nền nhà và tát liên hoàn, đến giờ em vẫn còn ám ảnh, hôm sau cô giáo em hỏi sao mà bị đánh ghê vậy. Có 1 khoảng thời gian, sư hay nhéo vào *âm đạo* của em vào lôi đi, vừa kéo vừa chửi. Có lúc lại đá vào mông em, nói chung đủ chỗ đủ thể loại. Riết em sinh ra tâm lý sợ hãi và hay nói dối. Mỗi lần điểm thấp hay phiếu liên lạc không cao, em thường dấu đi. Bị phát hiện càng bị đánh tơi bời. 1 lần nữa vào lớp 12, em đã lỡ miệng cãi lại 1 câu. Kết quả là em bị thụi tơi bời không đi nỗi thụi đến khi hết sức không đánh nữa, một vị sư khác khuya lén đắp muối giã máu bầm cho em. (Giờ viết lại nước mắt vẫn rơi)
Thời đó, mỗi lần có khách vào em rất mừng, vì có khách sẽ không bị đánh.

Ngoài thể xác, em còn bị tổn thương bởi tâm lý rất nặng, những lời chửi em là đồ chó, đồ tổn phước, cha mẹ vô phúc, m đừng giống cha m, me m ...rất rất nhiều suốt hơn 10 năm...

Khoảng thời gian ở đó, em đã có ý định tự tử vài lần, hàng ngàn lần muốn chạy trốn nhưng không thể vì không có tiền, ba mẹ thì ở quá xa. Mỗi năm em về thăm nhà được 1 lần, mỗi lần vào lại khóc húp mắt vì nhớ nhà cả 1 tuần.

Bây giờ thật may, em đã được tránh xa nơi ấy. Em biết rằng công sanh không bằng công dưỡng. Nhờ vậy em mới có như ngày hôm nay, mọi sự đều bắt đầu như một mối lương duyên. Em biết thân xác này được sư nuôi lớn, nét chữ này được sư rèn cho. Phép tắc lễ nghĩa cũng được sư rèn uốn từng ngày. Nhưng sao khi em càng lớn, em càng không hiểu được tại sao có thể đối xử với 1 đứa bé đang tuổi hình thành nhân cách một cách nhẫn tâm như thế, làm sao để thay đổi được cách giáo dục sai trái này.
Để rồi đây, tình cảm còn lại em dành cho người em mang ơn chỉ toàn là nỗi sợ hãi, kể cả trong giấc mơ mà khi bừng tỉnh em luôn cảm thấy may quá.

Lời kết bạo lực luôn ở đâu đó xung quanh chúng ta, đến từ những nơi ta còn không ngờ đến dù là họ đã theo phương châm Từ bi Hỷ xả.