Các dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ chậm lại ngày một gia tăng, một câu hỏi quan trọng được đặt ra là liệu điều này có đủ để kiểm soát giảm lạm phát mà không khiến cho nước Mỹ rời vào suy thoái hay không?
GDP của nước Mỹ đã giảm quý thứ 2 liên tiếp, theo dự liệu được công bố vào ngày 28/07. Nhưng điều này sẽ thật "kì lạ" nếu như ta cho rằng sáu tháng đầu năm - giai đoạn được đánh dấu bởi thị trường việc làm bùng nổ - là Suy thoái kinh tế (recession), theo David Mericle - nhà kinh tế trưởng Hoa Kỳ tại Goldman Sachs Research. Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (The National Bureau of Economic Research) sử dụng hàng loạt các tiêu chí để đưa ra lời kêu gọi chính thức về việc liệu kinh tế Mỹ có rơi vào suy thoái.
Chú thích người dịch: Thông thường, việc GDP tăng trưởng âm 2 quý liên tiếp sẽ được coi là Suy thoái kinh tế, tuy nhiên việc Suy thoái kinh tế còn phụ vào các tiêu chí như: Các chỉ số hàng tháng (việc làm, ...), Chỉ số hàng đầu (Leading indicators: DJIA và S&P500) và Chỉ số chậm (Lagging indicators). Vì vậy, việc tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ đang được kiểm soát rất tốt ở mức 3,5%, cùng với việc bổ sung thêm 528.000 việc làm trong tháng 7 đã nên tình hình kinh tế Mỹ hiện nay chỉ đi vào Suy thoái kĩ thuật (technical recession).
Điều đó không có nghĩa là một cuộc suy thoái toàn diện không thể xảy đến: Các nhà kinh tế tại Goldman nhận thấy nguy cơ suy thoái tăng cao trong 2 năm tới. Họ kì vọng rằng Cục dữ trữ Liên bang (Federal Reserve) sẽ làm chậm tốc độ tăng lãi suất xuống mức 50 điểm cơ bản (0,5%) vào tháng 9 và 25 điểm cơ bản (0,25%) vào tháng 11 và 12, làm lãi suất rơi vào khoảng 3,25% đến 3,5%.
Mericle cho rằng có những dấu hiệu cho thấy Fed đang cố gắng kiềm chế tăng trưởng GDP đủ để tái cân bằng thị trường lao động và cung cầu, nhưng vẫn còn phải chú ý xem liệu điều đó có đủ để làm chậm sự gia tăng CPI (consumer price index - chỉ số giá tiêu dùng) trở lại mức 2% đúng như kì vọng của Fed.
Chú thích người dịch: Chỉ số CPI của Mỹ được công bố mới đây đã giảm xuống còn 8,5% (giảm 0,2% so với dự đoán), trong khi đó CPI cốt lõi (không bao gồm các thành phần thực phẩm và năng lượng dễ biến động) là 5,9% (tăng 0,3%). Những dấu hiệu tích cực trên được cho là đến từ việc giá xăng đã giảm mạnh (dưới ngưỡng 4,5 USD/gallon). Mặc dù được kì vọng sẽ chỉ tăng 0,5% lãi suất vào cuộc họp tháng 9 tới đây, tuy nhiên việc công bố chỉ số việc làm và tỉ lệ thất nghiệp vô cùng "đẹp" có thể khiến Fed vẫn giữ nguyên mức tăng 0,75% vào tháng 9 tới. Hiện tại, Fed rate monitor đang nghiêng về kịch bản tăng 0,5%, tuy nhiên đã có nhiều dự đoán nghiêng về kịch bản tăng 0,75% hơn trong tuần qua. (Hình dưới)

Bản dịch các câu hỏi được đặt ra cho tác giả bài viết gốc:

Goldman Sachs Research đã lưu ý vào tuần trước rằng định nghĩa chính thức của Suy thoái kinh tế là sự kết hợp của các chỉ số khác nữa, hầu hết các chỉ số trên đều cho thấy dấu hiệu tích cực trong nửa đầu năm 2022. Điều đó liệu có nghĩa rằng Hoa Kỳ đang không trong suy thoái?
Đúng vậy, các chỉ số khác về hoạt động của kinh tế - việc làm, thu nhập cá nhân và sản xuất công nghiệp - đều tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm. Tôi nghĩ rằng thật lạ nếu ta cho rằng thời điểm 2 quý đầu năm (khoảng thời gian thị trường việc làm tăng mạnh) được coi là suy thoái.
Có thể nói rằng giải quyết vấn đề lạm phát mà không xảy ra suy thoái kinh tế vẫn sẽ là một thách thức lớn - nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta đang không rơi vào suy thoái.
Đâu là điểm mạnh và điểm yếu trong báo cáo GDP vừa rồi?
Ý kiến của tôi cho rằng nền kinh tế đã trải qua một sự suy giảm cần thiết để đạt được tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng tiềm năng trong dài hạn, nhưng có lẽ nó không rơi vào suy thoái.
Chúng tôi đã tranh luận vào đầu năm rằng Fed cần thắt chặt chính sách nhiều hơn mức dự kiến để giảm mức độ tăng trưởng xuống mức thấp hơn triển vọng, điều này có thể giúp cung tăng nhanh hơn cầu và đưa cả 2 về trạng thái cân bằng. Nhờ việc thắt chặt chính sách tài khóa (fiscal policy) chính sách tiền tệ (monetary policy) đã được báo hiệu và thực hiện trong năm nay, có vẻ như chúng ta vẫn đang đi đúng quỹ đạo.
Đào sâu hơn vào báo cáo GDP, chi tiêu của người tiêu dùng đã tăng thêm 1%, đây là mức tăng trưởng GDP tổng thể mà chúng tôi kì vọng. Đầu tư vào khu dân cư giảm rất mạnh, việc này được cho là đến từ chính sách thắt chặt tiền tệ đã làm tăng lãi suất thế chấp (mortgage rates).
Đầu tư vào các hoạt động kinh doanh giảm vào Q2, và trong khi chúng tôi dự đoán rằng nó sẽ bắt đầu tăng trưởng trở lại vào cuối năm nay, chúng tôi đang theo dõi vô cùng sát sao vì đây là lĩnh vực mà chúng tôi lo lắng nhất về việc tâm lí kinh doanh xấu đi có thể làm giảm hoạt động quá nhiều và quá nhanh.
Bạn có nghĩ rằng báo cáo GDP sẽ thay đổi suy nghĩ của Fed về việc tăng lãi suất và nó có làm thay đổi dự đoán của bạn về chính sách của Fed trong tương lai không?
Chúng tôi không thay đổi dự báo của mình và chúng tôi tiếp tục kì vọng Fed sẽ giảm tốc độ thắt chặt vào các cuộc họp còn lại trong năm nay. Chúng tôi có 2 lí do chính để tiếp tục giữ nguyên kì vọng:
Thứ nhất, chúng tôi cho rằng họ mong muốn tăng lãi suất mức độ nhỏ hơn khi đạt đến mức lãi suất quỹ và đặc biệt là khi nó vượt quá ước tính của họ về lãi suất trung tính (neutral rate).
Thứ hai, chúng tôi nghĩ rằng một khi có những dấu hiệu rõ ràng và dứt khoát hơn về việc tăng trưởng Mỹ đang chậm lại, các quan chức cấp cao tại Fed sẽ bắt đầu đặt nặng vấn đề này hơn và hướng sự chú ý ra khỏi dữ liệu lạm phát.
Chúng tôi đã nghe cả hai quan điểm trên từ Chủ tích Fed - Jerome Powell vào cuộc họp trong tháng 7. Các quan chức tại Fed vẫn cam kết cố gắng giải quyết vấn đề lạm phát một cách nhẹ nhàng thông qua việc tái cân bằng cung và cầu, và dường như họ cũng đồng tình với đánh giá của chúng tôi rằng hiện nay, Mỹ đang ở trên quỹ đạo tăng trưởng đủ thấp nên việc tăng lãi suất cần chậm lại để giảm các hậu quả nghiêm trọng.
Những chỉ số nào đang được bạn và nhóm bạn theo dõi chặt chẽ để đánh giá nền kinh tế?
Bức tranh toàn cảnh, Fed đang đặt ra mục tiêu (1) giữ nền kinh tế tăng trưởng dưới mức tiềm năng trong dài hạn để (2) tái cân bằng cung và cầu trên thị trường lao động và (3) giảm tăng trưởng lương và lạm phát.
Vì vậy chúng tôi đang theo dõi các chỉ số giúp cho cho biết 3 mục tiêu trên đang được tiến hành như nào. Có thể nói, Mỹ đang làm rất tốt ở (1), dữ liệu việc làm đang cho thấy một khởi đầu vô cùng ổn (2), tuy nhiên cần thêm thời gian để mức độ tăng lương và chỉ số lạm phát có thể mang lại dấu hiệu tích cực hơn (3).

Link bài viết gốc:

Chú thích người dịch: Bài viết này thuộc một Series mới về việc phân tích nền kinh tế của Mỹ, các vấn đề được khai thác sẽ liên quan đến Lãi suất, Chỉ số lạm phát, .... rất mong mọi người sẽ ủng hộ. Các ý kiến góp ý sẽ được tranh luận một cách văn minh ở phần comment hêh. Cảm ơn mọi người đã đọc!?!