Nước Đức sẽ sống chung với SARS-CoV-2 như thế nào
Nhà virus học người Đức Christian Drosten đã có một podcast nói về con đường của nước Đức trong việc sống chung với SARS-CoV-2. Bài...
Nhà virus học người Đức Christian Drosten đã có một podcast nói về con đường của nước Đức trong việc sống chung với SARS-CoV-2. Bài viết này trích dẫn một số ý cơ bản trong podcast đó.
Sau khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta sẽ có vaccine, những gì vaccine có thể làm trở nên rõ ràng: vaccine giúp xã hội đi đến tình trạng dịch địa phương (endemic) - nghĩa là học cách sống chung với virus sau khi tiêm chủng đạt ngưỡng bảo vệ cấp độ dân số. Con virus này sẽ không biến mất - rõ ràng là ngay từ lúc đầu chúng ta biết là con virus này sẽ vẫn lan truyền, nếu không thì chúng ta đã chẳng nói về việc nó trở thành dịch địa phương. Cách dùng từ "miễn dịch cộng đồng" trong những cuộc thảo luận công khai có vẻ khá lỏng lẻo - một số người nghĩ rằng đó là tình trạng khi chúng ta loại bỏ được sự hiện diện của virus. Nhưng điều này chưa bao giờ là mục tiêu cả. Nếu không có vaccine, chúng ta sẽ không thể đạt đến mục tiêu dịch địa phương như thế. Chúng ta cũng không thể đạt được điều đó vào mùa thu này khi tỉ lệ tiêm chủng vẫn còn thấp - số người chết sẽ trở nên quá cao. Chúng ta cần hạ thấp tỉ lệ tử vong để virus có thể lây lan mà không gây ảnh hưởng quá lớn. Chúng ta muốn SARS-2 trở thành giống như cảm lạnh - đó là dịch địa phương. Để đạt được điều đó cần phụ thuộc vào chúng ta và tỉ lệ tiêm chủng. Cánh cửa để đến với tình trạng dịch địa phương bị thu hẹp bởi vì hiệu quả vaccine giảm theo thời gian. Chúng ta có thể nói rằng, "OK, vậy thì tiêm nhắc lại thôi", nhưng thực ra thì việc tiêm đi tiêm lại không phải là mục tiêu. Tôi nghĩ rằng đa số nhà sinh vật học và bác sĩ đang nói rằng tình trạng dịch địa phương thì giống như cảm lạnh vậy - nhưng rồi chúng ta cũng ở trong tình cảnh rằng "việc tiêm nhắc lại" không xảy ra bằng cách này [thông qua việc tiêm nhắc lại] mà bằng cách tiếp phơi nhiễm với virus một cách định kì, để rồi miễn dịch cộng đồng sẽ trở nên ngày càng chắc chắn hơn. Điều này sẽ tạo ra miễn dịch niêm mạc lâu dài hơn. Đây là cách mà tôi muốn đạt được miễn dịch: Tôi muốn có miễn dịch từ vaccine trước tiên và đi cùng với đó, tôi muốn được phơi nhiễm lần đầu, lần thứ hai rồi lần thứ ba. Rồi tôi biết là tôi sẽ có miễn dịch dài hạn và tôi sẽ chỉ bị nhiễm virus vài ba năm một lần giống như các chủng loại coronavirus khác. Tôi có thể chịu trách nhiệm cho việc đó với tư cách là một người trưởng thành khỏe mạnh - những nhóm người khác thì không thể làm như thế, và tôi chỉ có thể làm được điều này vì tôi đã được tiêm chủng 2 lần. Ở quy mô dân số, chúng ta chưa thể làm được điều đó ngay lúc này [tại Đức]. Bởi vì nhiều người không thể gánh vác được trách nhiệm cá nhân. Bạn có thể thấy điều đó thông qua việc người [không tiêm chủng] đổ bệnh vì covid hối hận rằng: "giá như ai đó có thể giải thích cho tôi một cách tử tế thì tôi đã chọn cách gánh vác trách nhiệm cá nhân theo kiểu khác."
Đoạn tóm lược trên được dịch ra từ:
Vì được dịch từ tiếng Đức sang tiếng Anh rồi sang tiếng Việt nên khó tránh khỏi sai sót, mong bạn đọc thông cảm và góp ý nếu có gì chưa hợp lý.

Góc nhìn thời sự
/goc-nhin-thoi-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

manhphuc2107

Singapore, Thái Lan, Isarel, Mỹ, châu Âu cũng đã bắt đầu kế hoạch sống chung với virus.
Isarel đã tiêm đến 80% dân số nhưng số ca nhiễm vẫn nghìn ca mỗi ngày, nhưng vấn đề ở chỗ, Tv họ không nói tỉ lệ chuyển nặng là bao nhiêu khiến nhiều người nghĩ vaccine ko có ích.
M đọc bài viết của Gs Nguyễn Văn Tuấn về tỉ lệ tử vong do Covid ở VN là 2,5% dù cao nhất vùng ĐNA nhưng mình nghĩ vẫn là thấp so với tai nạn giao thông và ung thư. Nhưng cũng ko có dữ liệu về độ tuổi, bệnh nền về những ca tử vong này nên cũng ko biết thế nào!!!. Chưa kể tỉ lệ tự khỏi khi mắc Covid khá cao khoảng hơn 80% thì sắp tới Covid sẽ giống như cúm thường thôi.
Mình khá bi quan về việc sống chung với virus tại VN. Vẫn "bóc tách F0", vẫn "Việt Nam chiến thắng đại dịch", "xét nghiệm đại trà", tiêm vaccine thì chậm mà cứ suốt ngày "chiến dịch" và làm việc không có dữ liệu thì mình không nghĩ VN sẽ sớm sống chung với Covid.
- Báo cáo
Võ Thuật Toán
Có vẻ như các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn đang hướng tới một mục tiêu không có thật, đó là "0 ca nhiễm". Suy nghĩ này theo mình không chỉ đến từ giới lãnh đạo mà còn cả trong người dân. Hy vọng tương lai giới lãnh đạo VN và cả người dân có thể thay đổi cách nhìn về đại dịch này và tập cách sống chung với nó thay vì đăng những phóng sự mang tính "khủng bố tinh thần" của VTV vừa rồi. Mình không đánh giá thấp sự nguy hiểm của virus Corona hay đại dịch nói chung, vấn đề là VN hiện tại không đủ tiềm lực kinh tế để có thể chống đỡ việc giãn cách như hiện tại. Người dân Sài Gòn chưa chết vì nhiễm bệnh mà là sắp chết vì đói.
(Mình vẫn đang thắc mắc, số tiền trong quỹ Vaccine tại sao không dùng nó để mua từ Mỹ và Anh nhỉ, theo thông tin trên báo đài, đa số lượng vaccine hiện nay VN đã và đang tiêm cho người VN đến từ chương trình viện trợ COVAX)
- Báo cáo

Nguyễn Phúc
Bác nghĩ sao về tình trạng bình thường của Việt Nam với cách chống dịch và tình hình tiêm chủng? Và sớm nhất, bao giờ Việt Nam bước vào giai đoạn "Bình thường mới", tình trạng vẫn kinh doanh, sinh hoạt nhưng cẩn thận hơn?
Cảm ơn bác nhiều lắm ạ. Chúc bác một ngày vui vẻ.
- Báo cáo

loveless

Cho đến chừng nào lãnh đạo đất nước chưa chấp nhận sự thật rằng con virus sẽ vẫn tồn tại - mặc cho các giải pháp ngày càng leo thang và cực đoan nhưng không hề giải quyết được gì - thì VN vẫn sẽ ngày càng lún sâu vào vũng bùn này.
- Báo cáo
BadGuyNotGay
ít nhất phải đủ phần trăm số người dân được tiêm chủng, chứ mở lúc này là TOANG
- Báo cáo

Monte Cristo
bao nhiêu % là đủ? Liệu có một công thức nào không hay là võ đoán con số 70%? Tại sao lại là 70% mà không phải một con số khác? Có từ gì mới mẻ hơn từ "toang" không thưa ngài?
- Báo cáo

_nhattquang_
vậy là phải tiêm đủ liều rồi mới có khả năng phơi nhiễm trực tiếp á anh .-. em nghĩ là không cần tiêm vẫn được chứ
- Báo cáo

loveless

Tiêm đủ liều để tránh chuyển biến nặng của bệnh vì đấy là công dụng chủ yếu của vaccine. Đối với người trẻ thì tỉ lệ chuyển biến nặng cũng thấp nên tiêm hay không cũng không quá khác biệt. Cái này cần có tư vấn riêng từ bác sĩ để xem xét tùy thể trạng cá nhân nhé, anh không đưa ra lời khuyên y khoa ở đây.
- Báo cáo

Ngô Minh
Và đến tận bây giờ VN vẫn chưa thật sự sống chung với CoV-19. Trong khi các nước khác đã bơi sang bờ bên kia 

- Báo cáo