7/2021: Đọc 8 cuốn sách về dinh dưỡng, sức khỏe- Tổng số sách đã đọc được 308 quyển
1/ Nhan To Enzyme - Thuc Hanh - Hiromi Shinya
2/ NhanToEnzyme
3/ Nhân Tố Enzyme Tập 3 - Hiromi Shinya
4/ Nhân Tố Enzyme Tập 4 - Hiromi Shinya
5/Nhung Loi Khuyen Bo Ich Cho Suc Khoe Tap 2 - Nhieu Tac Gia
6/Nhung Loi Khuyen Bo Ich Cho Suc Khoe Tap 3 - Nhieu Tac Gia
7/Nhung Loi Khuyen Bo Ich Cho Suc Khoe Tap 4 - Nhieu Tac Gia
8/Nào Tối Nay Ăn Gì? Thế Lưỡng Nan Của Loài Ăn Tạp - Michael Pollan
Tín hiệu nguy hiểm thông báo giảm sút Enzim:
- Dễ bị cảm
- Đau cơ đau khớp
- Hay bị táo báo tiêu chảy, phân có mùi hôi
- Da khô dễ bị mụn
- Cơ thể lạnh
- Không có cảm giác thèm ăn, có cảm giác buồn nôn
- Ợ nóng chướng bụng, hay ợ chưa
- Mỏi mắt mờ mắt
- Đau đầu, mất ngủ
- Tóc rụng nhiều
- Tinh thần giảm sút, hay bực bội, dễ cáu bẳn, hay bị chóng mặt
mấy lời quảng bá như không ăn thịt thì cơ bắp không phát triển được đều là nói dối. Các bạn cứ nhìn vào th ế giới tự nhiên sẽ thấy. Sư tử, đại diện cho động v ật ăn thịt, chắc chắn mọi người sẽ th ấy nó có cơ bắp cực kỳ săn chắc. N hưng thực ra, cơ bắp của các loài ăn cỏ như ngựa còn p h át triển vượt trội hơn cả sư tử. Minh chứng rõ ràng chính là hổ hay sư tử khi đuổi bắt con mồi đều không đuổi b ắt trong thời gian dài. Thế m ạnh của chúng chính là giành chiến th ắn g nhờ phát huy sức m ạnh, tốc độ n h ất thời. Bởi chúng biết nếu so về độ bền thì không th ể nào bằng các loại động v ật ăn cỏ vốn có cơ bắp rất phát triển.
Không ăn thịt thì không lớn lên được, câu nói này cũng là nói dối. Voi hay hươu cao cổ đều to hơn hổ, sư tử đến m ấy lần, như ng chúng đều là động v ật ăn cỏ. Hơn nữa, có m ột sự th ậ t là khi ăn nhiều th ịt động v ật có chứa nhiều protein, tốc độ trưởng th àn h của con người được đẩy n h anh hơn. Có lẽ, tình trạn g trẻ em lớn nhanh trong những năm gần đây là do lượng protein hấp thu vào cơ th ể đã tăng lên. Tuy nhiên, trẻ em lớn nhanh cũng đồng nghĩa với việc chúng đang rơi vào nguy hiểm . Đó là "quá trìn h trưởng thành " khi đến độ tuổi nào đó sẽ chuyển sang trạn g th ái "lão hóa". Tóm lại, lối ăn uống lấy thịt động vật làm thức ăn chủ yếu sẽ đẩy nhanh tốc độ trưởng thành, hay nói cách khác chính là lối ăn uống đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Tóm lại, để trá n h bị ợ nóng cần phải làm cho axit trong dạ dày không bị trào ngược. Đổ làm được điều đó, bạn n ên hạn chế ăn uống quá nhiều, h ú t thuốc, uống rượu, cà p h ê ... Và điều quan trọ n g nữ a là nên ăn bữa tối cách giờ đi ngủ khoảng bốn, năm tiếng, và nên đ ể bụng trống khi đi ngủ.
N hầm lẫn lớn n h ất của mọi người đối với sữa bò là sữa bò giúp phòng trá n h bệnh loãng xương. Mọi người hay cho rằng theo thời gian, lượng canxi tro n g cơ thể sẽ giảm đi, vì th ế hãy uống sữa bò để phòng trá n h bệnh loãng xương. Tuy nhiên, đây lại là m ột sai lầm tai hại. Chính vì uống quá nhiều sữa bò mới dẫn đến bệnh loãng xương. Canxi trong sữa bò được cho là hấp th ụ tốt hơn canxi trong cá nhỏ hay các thực phẩm khác, như ng sự thực lại hơi khác m ột chút. Nồng độ canxi tro n g m áu người ổn định tro n g khoảng 9 - lO m g (lOOcc). Khi uống sữa bò, nồng độ canxi tro n g m áu tăn g lên n h an h chóng. Thế nên nếu chỉ nhìn qua, m ọi người sẽ cho rằn g cơ th ể hấp th u được nhiều canxi, tu y nhiên, chính cái gọi là "tăng nồng độ canxi tro n g m áu" này lại gây n ên bi kịch cho chúng ta. Thực ra, khi nồng độ canxi tro n g m áu tăn g lên, cơ th ể sẽ điều chỉnh sao cho nồng độ canxi quay về giá trị cân bằng ban đầu, lượng canxi th ừ a sẽ được th ậ n bài tiế t qua đường nước tiểu.
Thường xuyên ăn sữa chua sẽ khiến đường ruột xấu đi. Tôi có thê tự tin k ế t luận n h ư vậy là dựa vào kết quả lâm sàng của 300.000 trường hợp. Nếu bạn thường xuyên ăn sữa chua, chắc chắn phân và tru n g tiện (xì hơi) của bạn sẽ rấ t nặng m ùi.
Khi tìm hiểu thói quen ăn uống của bệnh nhân ung thư, tôi nhận ra rằng họ phần lớn là theo chế độ ăn thịt (thịt, cá trúng sữa...). Ngoài ra, người bệnh càng trẻ tuổi thì họ càng b ắt đầu ăn chế độ ăn này càng sớm (đặc biệt là th ịt và các sản phẩm từ sữa). Mặc dù có nhiều loại bệnh ung th ư n h ư ung th ư vú, ung th ư đại tràng, ung th ư tuyến tiền liệt, ung th ư p h ổ i... như ng xu hướng p h át bệnh này lại giống nhau
Có m ột điều không phải bàn cãi là rau, củ, quả hay thịt, cá càng tuơi thì càng chứa nhiều enzym e. Mỗi khi chúng ta ăn thự c phẩm tuơi mới, chúng ta cảm thấy "ngon" là do trong đó chứa rấ t nhiều enzym e.
Tôi hầu n h ư không ăn các m ón chiên xào, khi ăn tôi cũng bỏ lớp vỏ bên ngoài đi cố gắng hấp th u lượng dầu ít nhất. Với nhữ ng ai cảm th ấy ăn như vậy làm m ất h ết hương vị của m ón ăn th ì hãy giảm lượng ăn lại và khi ăn phải nhai th ậ t kỹ. Bởi khi nhai kỹ, thức ăn sẽ được trộn đều với nước bọt, nhờ đó các chất béo chuyển hóa sẽ được tru n g hòa m ột phần nào đó. Và tấ t nhiên là tấ t cả các chất béo chuyển hóa sẽ không được tru n g hòa hết. Do đó, bạn hãy nhớ rằng đồ chiên xào đang làm cạn kiệt enzym e tro n g cơ th ể bạn.
Ở mức độ sơ đẳng nhất, câu chuyện về sự sống trên Trái đất là cuộc cạnh tranh giữa các loài để giành lấy và dự trữ được càng nhiều năng lượng càng tốt - hoặc trực tiếp từ mặt trời như trong trường hợp của thực vật, hoặc bằng cách ăn thực vật và ăn thịt các loài ăn thực vật như trong trường hợp của động vật. Năng lượng được dự trữ dưới dạng phân tử các bon và được đo bằng calo: số calo chúng ta ăn, hoặc trong một bắp ngô hoặc trong một lát bíp tết, là những gói năng lượng mà trước đó thực vật đã thu giữ được. Khả năng đặc biệt của nhóm C-4 giúp lý giải sự thành công của cây ngô trong cuộc cạnh tranh này: rất ít loài thực vật có thể sản xuất được nhiều chất hữu cơ (và calo) như vậy từ cùng lượng ánh sáng mặt trời, nước và những nguyên tố cơ bản như cây ngô (90% những gì tạo nên một cây ngô có nguồn gốc từ không khí, 3% từ đất). Khả năng đặc biệt của nhóm C-4 thể hiện một đặc tính kinh tế quan trọng của một loại thực vật, tạo cho nó một lợi thế, đặc biệt ở những vùng hiếm nước và nhiệt độ cao. Để thu thập được nguyên tử các bon trong không khí, cây phải mở lỗ khí, tức là những lỗ nhỏ xíu trên lá nơi nó lấy khí vào và thải khí ra ngoài. Mỗi lần một lỗ khí mở ra để lấy các bon điôxit vào, những phân tử nước quý giá lại thoát ra ngoài, như thể mỗi lần bạn há miệng để ăn, bạn lại mất đi một lượng máu nhất định. Theo cách lý tưởng nhất, bạn sẽ hạn chế mở miệng và nuốt nhiều thức ăn hết sức có thể với mỗi lần há miệng. Về cơ bản đây là cách làm của loại thực vật thuộc nhóm C-4. Bằng cách lấy thêm nguyên tử các bon trong mỗi lần quang hợp, cây ngô có thể hạn chế thoát hơi nước và “gắn” - nghĩa là, lấy từ khí quyển và liên kết vào một phân tử hữu ích - số nguyên tử các bon nhiều hơn đáng kể so với các loài cây khác.
SỰ TRỖI DẬY CỦA ZEA MAYS Cách loại cỏ đặc biệt này, vốn có nguồn gốc ở Trung Mỹ và mãi tới năm 1492 mới được Cựu Thế giới biết đến, ngày càng xâm chiếm quá nhiều đất đai và cơ thể chúng ta, là một trong những câu chuyện thành công vĩ đại nhất của thế giới thực vật. Tôi nói câu chuyện thành công của thế giới thực vật là bởi vì chiến thắng của loài ngô không rõ có mang lại lợi ích cho phần còn lại của thế giới hay không và bởi vì ta cũng nên khen ngợi khi đáng phải làm như vậy. Ngô là người hùng trong câu chuyện của chính nó và dù cho con người đóng vai trò quan trọng hỗ trợ loài ngô nổi lên thống trị thế giới, nhưng sẽ là không chính xác khi cho rằng chính chúng ta mới đóng vai trò chủ chốt trong chuyện đó, hoặc luôn hành động vì lợi ích tốt nhất của chúng ta. Thực tế, có mọi lý do để tin rằng ngô đã thành công trong việc thuần hóa chúng ta. Ở mức độ nhất định, điều này đúng với mọi loài thực vật vàđộng vật tham gia vào một thỏa hiệp đồng tiến hóa vĩ đại với con người mà chúng ta gọi là nông nghiệp. Mặc dù chúng ta khăng khăng cho rằng việc “phát minh” ra nông nghiệp là ý tưởng của chính chúng ta, giống như lập ra nguyên tắc ghi sổ kép trong kế toán hay phát minh ra bóng đèn, thì thực ra cũng sẽ hợp lý khi ta coi nông nghiệp là một chiến lược tiến hóa xuất sắc (dù vô thức) của các loài thực vật và động vật có liên quan nhằm khiến chúng ta cải tiến đặc điểm có lợi của chúng. Bằng cách tiến hóa những đặc điểm nhất định mà chúng ta tình cờ coi là hữu ích, những loài này thu hút sự quan tâm của loài động vật có vú duy nhất, không chỉ có khả năng lan truyền gien của chúng khắp thế giới, mà còn biến đổi những vạt đất rộng mênh mông của thế giới thành môi trường sống ưa thích của chúng. Không nhóm sinh vật nào có được nhiều lợi ích nhờ kết giao với con người hơn những loài cỏ ăn được và không loài cây thân cỏ nào gặt hái được nhiều hơn từ nông nghiệp so với Zea mays, loại cây ngũ cốc quan trọng nhất trên thế giới ngày nay.
Ngô tự thụ phấn và thụ phấn nhờ gió, những thuật ngữ thực vật không hề mô tả được vẻ đẹp và sự diệu kỳ về cách thức giao phối của ngô. Cờ ở trên ngọn loại cây này là nơi chứa đựng cơ quan sinh dục đực, có hàng trăm bao phấn treo ở đó mà chỉ trong vài ngày hè sẽ giải phóng vô số phấn hoa màu vàng ở dạng bột: 14 triệu cho tới 18 triệu hạt phấn một cây, 20.000 hạt phấn có tiềm năng tạo hạt (“cẩn tắc vô ưu” hay “càng nhiều càng tốt” là nguyên tắc chung của tự nhiên cho các loại gien đực). Cách khoảng một mét ở phía dưới là nơi cơ quan sinh dục cái đang chờ đợi, hàng trăm bông hoa bé xíu được sắp xếp thành từng hàng gọn gàng dọc một cái lõi nhỏ có vỏ bọc ngoài nhô lên từ thân, ở chạc của một chiếc lá nằm giữa cờ và mặt đất. Việc bao phấn đực trông giống bông hoa còn lõi ngô cái trông giống dương vật không phải là điều kỳ lạ duy nhất trong đời sống giao phối của cây ngô.
Mỗi bông trong số 400 tới 800 bông hoa trên lõi bắp ngô có tiềm năng phát triển thành một hạt - nhưng chỉ khi một hạt phấn có thể tìm đường tới được bầu nhụy của nó, một nhiệm vụ khó khăn do khoảng cách phấn phải di chuyển và lớp vỏ cản trở bọc chặt lấy lõi ngô. Để khắc phục trở ngại cuối cùng này, mỗi bông hoa thò ra khỏi đầu lớp vỏ một sợi tơ dinh dính (từ chuyên môn gọi là “vòi nhụy”) để đón lấy hạt phấn của riêng nó. Những sợi tơ chui ra khỏi vỏ bắp ngô vào đúng ngày cờ ngô trút xuống thứ bột vàng. Điều xảy ra tiếp theo rất lạ lùng. Sau khi một hạt phấn hoa rơi xuống đậu vào đầu sợi tơ ẩm ướt, nhân của nó sẽ chia làm hai, tạo ra một cặp sinh đôi có cùng bộ gien nhưng thực hiện vai trò hoàn toàn khác nhau trong việc tạo ra hạt ngô. Nhiệm vụ của nửa thứ nhất là tạo một ống nhỏ xíu xuống trung tâm của sợi tơ. Sau đó bản sao của nó trượt xuống đường ống, qua lớp vỏ, rồi vào trong bông hoa đang chờ đợi, một chuyến đi qua chặng đường khoảng 15 đến 20 xen ti mét và mất vài giờ để hoàn thành. Khi tới bông hoa, nửa thứ hai kết hợp với trứng để tạo thành phôi, tức mầm của hạt ngô trong tương lai. Sau đó nửa thứ nhất tiếp nối, thâm nhập bông hoa bây giờ đã được thụ phấn, tại đó nó bắt đầu hình thành nội
nhũ - phần chứa nhiều tinh bột của hạt ngô. Mỗi hạt ngô là sản phẩm của một mối quan hệ tay ba phức tạp này; những hạt ngô còi cọc, nhỏ xíu chúng ta thường thấy ở cuối bắp ngô là những bông hoa mà sợi tơ của nó không được hạt phấn nào rơi xuống. Một ngày sau khi thụ phấn, sợi tơ, lúc này đã không còn cần thiết, sẽ khô lại, cuối cùng có màu nâu đỏ; khoảng năm mươi ngày sau đó, những hạt ngô bước sang giai đoạn trưởng thành[16]. Cơ chế giao phối của ngô, và cụ thể là khoảng cách lớn qua không gian bên ngoài mà phấn phải vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ của nó, giải thích rất nhiều cho sự thành công của mối liên minh giữa ngô với con người. Việc xen vào giữa phấn và hoa của một cây ngô là việc đơn giản đối với con người, và từ đó đến chỗ chủ ý lai giống cây ngô này với loại cây khác nhằm khuyến khích những đặc điểm cụ thể ở thế hệ sau chỉ là một bước ngắn. Từ rất lâu trước khi các nhà khoa học biết đến kỹ thuật lai giống, thổ dân châu Mỹ đã khám phá ra điều đó bằng cách lấy phấn từ cờ của cây ngô này và rắc lên tơ của một cây khác, họ có thể tạo ra những cây mới kết hợp được đặc điểm của cả cây bố lẫn cây mẹ. Người da đỏ là những người gây giống đầu tiên trên thế giới, những người phát triển theo đúng nghĩa đen hàng nghìn loại cây trồng khác nhau cho mọi nhu cầu sử dụng và môi trường trong tầm hiểu biết của họ.Nhìn nhận theo cách khác, ngô là loài cây đầu tiên lôi kéo con người tham gia một cách mật thiết đến thế vào đời sống giao phối của nó. Đối với một loài mà sự sinh tồn phụ thuộc vào mức độ đáp ứng được những nhu cầu liên tục thay đổi của người bảo trợ duy nhất, chiến lược tiến hóa này tỏ ra vô cùng xuất sắc. Khác những loài thuần hóa khác, nhiều loài trong số đó có thể chịu được một thời gian không có sự chú ý của con người, ngô có lợi khi sẵn sàng phục vụ con người - và làm điều đó một cách hết sức nhanh chóng.
Cách thông thường để một loài thuần hóa tìm ra những đặc điểm được đồng minh con người tưởng thưởng là thông qua quá trình thử và sai vô cùng chậm chạp của Darwin. Lai giống là phương tiện giao tiếp, hay vòng hồi tiếp giữa thực vật và con người, nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều; bằng cách cho phép con người sắp xếp hôn nhân cho chúng, chỉ trong một thế hệ, ngô có thể khám phá ra chính xác những phẩm chất nào cần phát triển mạnh.