Note.90✤Book.290✤7/2021: Sức khỏe - dinh dưỡng 1
7/2021 : Đọc 10 cuốn sách về dinh dưỡng, sức khỏe- Tổng số sách đã đọc được 290 quyển ...
7/2021: Đọc 10 cuốn sách về dinh dưỡng, sức khỏe- Tổng số sách đã đọc được 290 quyển
1/ Sức Khỏe Trong Tay Bạn - Trần Bích Hà
2/ Bí Quyết Trường Thọ Của Người Nhật - Shigeaki Hinohara
3/ Để Trầm Cảm Tấn Công Bạn, David D. Burns
4/ Ngu It Van Khoe - Satoru Tsubota
5/ 365 lời khuyên về sức khoẻ
6/ Những lời khuyên bổ ích cho sức khoẻ - Hồng Chiêu Quang - Huỳnh Phụng Ái
7/ Song Vui, Song Khoe Tuoi Tre Moi Ngay - Dr Sarah Brewer
8/ Tu Sinh Ly Den Duong Sinh - Nguyen Khac Vien
9/ Thien Va Suc Khoe - Do Hong Ngoc
10/ Thinsulin - Giam Can & Dep Dang Suot Doi - GS. BS. Nguyen Song Tuan Tu Charles & BS. Nguyen Song Anh Tu & Mary Ann Marshall
Giấc ngủ sẽ được quyết định bởi phép nhân: "Thời gian" X "Chấtlượng".
NGỦ NGẮN
NGỦ DÀI
NGỦ BIẾN THIÊN
Dưới đây là bài vè 12 câu dạy thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện:
Thót bụng thở ra
Phình bụng thở vào
Hai vai bất động
Chân tay thả lỏng
Êm chậm sâu đều
Tập trung theo dõi
Luồng ra luồng vào
Bình thường qua mũi
Khi gấp qua mồm
Đứng ngồi hay nằm
Ở đâu cũng được
Lúc nào cũng được!
Có một sự nhất quán, xuyên suốt trong lời dạy thiền định của Phật, từ Tứ niệm xứ (Satipatthàna) tới Thân hành niệm (Kàyagatàsati), rồi Nhập tức xuất tức niệm (Ànàpànasati), đó là THỞ. Kinh viết “Thở vào thì biết thở vào, thở ra thì biết thở ra. Thở vào dài thì biết thở vào dài, thở ra ngắn thì biết thở ra ngắn…”. Tóm lại, là luôn quán sát hơi thở, đặt niệm (nhớ, nghĩ) vào hơi thở. Chỉ có vậy. Nhưng khi đọc câu “Thở vào thì biết thở vào, thở ra thì biết thở ra…” có thể gây nhầm lẫn, bởi ai mà chả biết thở cơ chứ! Thế nhưng ở đây không phải là biết thở, mà là nhận thức được (recognize), ý thức rõ (realize), cảm nhận được (perceive) cái sự thở, cái hơi thở đang đi vào và đang đi ra kia kìa. Đó mới là điều cốt lõi! Nhận thức, ý thức, cảm nhận, ấy chính là niệm (nhớ), là quán (quan sát, suy tưởng) về sự thở, về hơi thở.
Có một “nghệ thuật… ngủ” như sau: Khi nào buồn ngủ thì đi ngủ ngay. Đừng ráng. Ráng thì khó mà dỗ lại giấc ngủ! Chưa buồn ngủ thì kệ nó, việc gì phải ngủ! Cơ thể sẽ biết cách tự điều chỉnh, nghĩa là biết cách ngủ bù! Tiếng Việt ta thiệt hay. Không nói mắc ngủ mà nói “buồn ngủ”! Vì buồn mới dễ ngủ. Vui khó ngủ. Vui là kích thích, là hào hứng, là rộn rả. Thở gấp, tim đập nhanh, huyết áp tăng. Buồn, mọi thứ “xìu” xuống. Giảm kích thích. Thở chậm, tim đập chậm và huyết áp cũng giảm. Cho nên cách dỗ giấc ngủ tốt nhất là để cho cơ thể rơi vào trạng thái “buồn”. Đó là cách tách “thân xác” ra khỏi “thân hơi”. Buông xả toàn bộ thân xác, như rả nó ra, xì nó xuống, làm cho nó xẹp lép, hết căng. Đặt tay chân trong tư thế tự nhiên không gò ép,miễn dễ chịu. Khi “thân xác” đã xẹp lép, lửng lơ như vậy rồi thì tập trung chú ý tới “thân hơi”, tức là hơi thở của ta. Không cần phải cố gắng điều khiển hơi thở, ráng sức điều hoà hơi thở chi cả. Bởi còn ráng, còn cố gắng thì còn căng, không gọi là buông xả đựơc! Cứ để “thân hơi” tự nhiên, nó sẽ biết lúc nào vào lúc nào ra, lúc nào nhiều lúc nào ít. Nó có cơ chế điều chỉnh tự động tùy nồng độ dưỡng khí (O2) và thán khí (CO2) tác động lên trung khu hô hấp ở hành tủy. Vậy là ta rơi vào… giấc ngủ lúc nào không hay! Cái khó lúc mới tập là ta thường dễ bị tràn ngập bởi những ý tưởng này nọ, những tính toán, những giận hờn, những âu lo… làm ta sôi lên. Mà đã sôi lên thì có trời mới ngủ được! Lúc đó nếu ta biết cách dùng thân hơi “dụ” thân xác, bằng cách tập trung theo dõi xem thân hơi đang giở trò gì, xì xọp ra sao, nhanh chậm, nhiều ít ra sao một lúc ta sẽ cắt đứt được dòng nghĩ tưởng. Khi ta nghĩ đến thân hơi, tập trung quan sát nó, thì ta đã đánh lạc hướng những cái nghĩ tưởng khác. Đã có người khuyên nên dỗ giấc ngủ bằng cách đếm sao trên trời hoặc nghĩ đến một dòng sông tuổi thơ, một bãi biển vắng người…! Đếm sao cũng còn căng thẳng, lại mất công nhớ số; nghĩ đến dòng sông tuổi thơ thì nhớ chuyện tắm truồng hồi nhỏ… Cứ chuyện này dắt chuyện kia mãi không ngớt. Chỉ có cách tìm một cái gì đó thật trung tính, không tạo kích thích thì đó là cách quan sát thân hơi. Thân hơi sẵn có, không phải tìm kiếm đâu xa, ngay trước mũi mình, cũng không đòi nghĩ tưởng gì cả. Bởi ta phải thở bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Thở ở trong ta mà như ở ngoài ta, chẳng cần ta, chẳng có ta. Thử hít một hơi thiệt dài, thiệt mạnh, thiệt sâu xem sao? Chỉ một lúc là đầu váng mắt hoa, phải tự động thở ra ngay, không muốn không được. Thử thở ra một hơi thiệt dài, thiệt mạnh, thiệt lâu xem sao! Chỉ một lúc là nó tự động thở vào, không muốn không được! Nói cách khác, cái “thân hơi” đó nó tự ý, tự động. Do đó, ta có thể dùng thân hơi như một công cụ để… dụ thân thể quên đi tất cả những chuyện khác. Mà đã quên thì hết căng, hết căng thì xìu, xìu thì… buồn, buồn thì… ngủ vậy!
Tản Đà, một thi sĩ nổi tiếng trong nghệ thuật ẩm thực, đã có câu “triết lý” về chuyện ăn như sau: “Đồ ăn ngon/ chỗ ngồi ăn không ngon/ người ngồi ăn không ngon/ không ngon! Đồ ăn ngon, chỗ ngồi ăn ngon/ người ngồi ăn không ngon/ không ngon! Đồ ăn ngon/ người ngồi ăn ngon/ chỗ ngồi ăn không ngon/ không ngon!…”
Đi bộ 10.000 bước/ngày có thể cải thiện đáng kể sức khỏe của bạn và bước tại chỗ cũng được tính là bước đi.
So với người Anh và người Mỹ, người Pháp ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa, có hàm lượng cholesterol cao tương tự, hút thuốc nhiều tương đương, và cũng ít vận động nhưng nguy cơ mắc bệnh tim mạch của họ lại thấp hơn so với người dân bất kỳ quốc gia công nghiệp nào, ngoại trừ Nhật Bản (do người Nhật ăn nhiều cá và đậu nành). Nghịch lý này thể hiện rõ nhất ở Gascony, quê nhà của loại xúc xích Toulouse giàu chất béo và món pa-tê gan ngỗng – nỗi ám ảnh của các chuyên gia tim mạch! Nguyên nhân dẫn đến sự "trái khoáy" này là do người Pháp có thói quen thưởng thức rượu vang cùng thức ăn
Người dân Aztect liên tưởng sô-cô-la với nữ thần Sinh sản Xochiquetzal và uống sô-cô- la để thông minh hơn, tăng cường năng lượng, tăng khả năng tình dục cho nam giới, giảm sự ức chế ở nữ.
Ở độ tuổi 25 đến 70, trung bình một người phụ nữ mất đi khoảng 5kg cơ, còn nam giới là 10kg cơ; vì thế quá trình chuyển hóa cơ bản bị chậm lại. Kể từ độ tuổi 25, tốc độ chuyển hóa khi nghỉ ngơi của chúng ta chậm đi khoảng 5% cứ sau mỗi 10 năm
Con người nhìn tướng mạo, thân hình bề ngoài, dường như chẳng khác nhau là bao, thật ra giữa họ tồn tại sự khác biệt rất lớn, thậm chí một trời, một vực. Cuộc đời đầy sóng gió chông gai, có ai tránh khỏi phút giây nếm mùi ngọt bùi cay đắng, song thể trạng mọi người lại có phản ứng khác nhau khi đứng trước cùng một cảnh ngộ. Thí dụ: khi gặp những chuyện giận dữ sốt ruột, anh A thì mặt đỏ bừng, tim đập nhanh, giận rung cả người; còn anh B chỉ luôn kêu đau dạ dày; chị C bị tiểu đường, chị D càng tệ hơn, mang luôn chứng ung thư… Tuy nhiên cũng có người luôn căng thẳng tức giận, song sức khỏe vẫn bình thường
Đáng lẽ thức ăn của thỏ con phải là cà rốt, rau xanh, nếu như đột nhiên thay đổi khẩu phần của chúng, cho ăn toàn trứng và mỡ, lòng đỏ trứng chứa cholesterol cao, mỡ là chất béo động vật. Bốn tuần sau, chú thỏ khó tránh khỏi nguy cơ mắc chứng bệnh đau tim. Thử làm thí nghiệm này trên vịt Bắc Kinh xem sao? Vẫn cho vịt ăn toàn trứng và mỡ, kết quả thật kỳ lạ, ngày qua ngày, con vịt chẳng bị cholesterol cao hoặc xơ cứng động mạch, tất nhiên cũng chẳng bị chứng bệnh tim nào cả. Sao kỳ vậy, tại sao thỏ ăn như thế thì bị xơ cứng động mạch, còn vịt cho ăn y như vậy lại không bị xơ cứng, lý lẽ thật giản đơn, tất cả chỉ vì nguyên nhân di truyền, vịt là vịt, thỏ là thỏ, cơ địa chúng khác nhau!
Béo phì là triệu chứng của sự già nua, còn “phát tướng” vùng bụng, là triệu chứng của tật bệnh.
Ngạn ngữ Anh có câu: “Vòng eo càng lớn, tuổi thọ càng ngắn”, muốn biết người nào tuổi thọ ra sao, chỉ cần đo vòng eo anh ta sẽ biết!
Đông y có câu nói như sau: muốn cơ thể bình an, luôn giữ ba phần lạnh và đói. Câu thứ nhất là chỉ ăn no khoảng 7-8 phần, nghĩa là khi anh rời bàn ăn còn chưa no, còn muốn ăn nữa. Câu thứ hai là lên lầu, đi bộ và chạy chậm, nghĩa là ra ngoài nên đi bộ, lên lầu bằng thang bộ, vì đi bộ là thể dục tốt nhất trên thế giới, mà chỉ cần siêng tập thể dục, đủ giúp bạn tránh xa các chứng bệnh tiểu đường, tim mạch và cao huyết áp
Một trong những tác động xấu của chứng trầm cảm là làm tê liệt ý chí của bạn. Ở thể nhẹ nhất, bạn lần lữa không muốn làm một số việc vốn dĩ bạn không ưa. Khi tình trạng trở nặng, gần như mọi hoạt động đều có vẻ quá khó khăn đến nỗi bạn không muốn động tay động chân làm gì cả. Bởi những gì bạn làm được quá ít ỏi nên càng lúc bạn càng cảm thấy tồi tệ. Bạn không chỉ tự cắt đứt nguồn cảm hứng, niềm vui trong công việc của mình mà bạn còn thiếu hiệu quả, và chính điều đó càng gia tăng cảm giác căm ghét bản thân, khiến bạn càng lúc càng trở nên xa cách, mất năng lực
Cái chết không đến với riêng bản thân mình, mà là một định luật của thế giới tự nhiên, hệt như một ngày bắt đầu khi bình minh ló dạng và kết thúc lúc chiều tà, như quãng đường mặt trời nhô lên ở đường chân trời bên này và lặn xuống ở đường chân trời đối diện. Trong thế giới tự nhiên bao la ấy, có bản thân ta, ta không chết đi một mình và đơn độc. Như bông hoa nở ra rồi héo tàn, cái chết là một quy luật của vũ trụ mà ta không thể can thiệp, chỉ có thể dao động như một con sóng.
Triết gia Pháp Jean – Jacques Rousseau (1712 – 1778) từng nói: “Muốn trẻ mau hư hỏng thì cứ việc cho chúng tất cả những thứ chúng muốn!”.
2.500 năm trước, Platon đã từng nói với người già rằng: “Hãy đi đến những nơi người trẻ hoạt động, nhảy múa và vui chơi; hãy tìm niềm vui bằng việc ngắm nhìn những người trẻ với cơ thể đẹp đẽ và dẻo dai của họ, thứ mà các người không còn nữa; hãy nhớ lại mình đã đẹp và đáng yêu nhường nào lúc còn thanh xuân!”. Và ông tiếp lời: “Hãy tán thưởng những người trẻ nào mang lại nhiều niềm vui đến với nhiều người già nhất qua những hoạt động ấy
Trí tuệ nằm sâu bên trong mỗi người qua kinh nghiệm sống của người đó. Tri thức có phong phú đến đâu chăng nữa thì xã hội cũng không thể phát triển chỉ với tri thức, vì nhất thiết phải có trí tuệ để sử dụng tri thức đúng đắn cho mục đích tốt. Thiền sư Suzuki Daisetsu (1870 – 1966) sống nhiều năm ở Mỹ và tôi là bác sĩ chăm sóc chính cho ông trong sáu năm cuối đời từ thời điểm ông 90 tuổi đến lúc lâm chung. Thiền sư trở về Nhật Bản từ những năm giữa độ tuổi 80, cùng về có cô thư ký tên là Okamura Mieko ở độ tuổi ngoài 20, người Nhật thế hệ thứ hai sinh trưởng ở Mỹ. Một ngày nọ, thiền sư nói với cô rằng: “Này cháu, cháu phải sống thọ đấy nhé. Có những việc nếu không sống đến tuổi 90 thì không hiểu được đâu”
Triết gia Hy Lạp cổ đại Aristotle (384 – 322 TCN) nói rằng: “Thói quen là những hoạt động lặp đi lặp lại”, và thói quen sẽ hình thành nhân cách, cá tính của con người. Những người sớm ý thức được thói quen của bản thân sẽ thành công lớn trong đời, những kẻ coi thường thói quen của bản thân sẽ kết thúc cuộc đời mình một cách vô vị. Thói quen được hình thành qua sự tích lũy theo năm tháng nên nếu ta biến nó thành hoạt động học hỏi thì sẽ không còn cảm thấy chán nản hay mệt mỏi. Việc còn lại phải làm là để cho cơ thể mình ngấm dần những thói quen tốt. Loài chim không thể thay đổi cách bay cố hữu của chúng. Động vật khác không thể thay đổi cách thức bẩm sinh của chúng trong việc trườn, bò, chạy, nhảy. Chỉ có con người là có thể thay đổi lối sống của mình. Con người làm được điều đó bởi ngay từ ban đầu ta đã biết đời sống của mình một ngày nào đó sẽ chấm dứt. Chỉ con người mới có năng lực đặc biệt để tư duy xem mình nên sống như thế nào với cuộc đời hữu hạn của mình. Nhà phân tâm học Erik Erikson (1902 – 1994) đã từng phát biểu rằng: “Tiến trình phát triển của con người song hành với con đường tiến đến cái chết”. Thật đáng quý biết bao khi cùng với năm tháng, cơ thể ngày càng suy yếu đi nhưng tâm hồn ta vẫn có thể tiếp tục tìm tòi ý nghĩa cuộc sống và tiến lên phía trước.
Khi có tuổi, trên mặt ta sẽ có thêm nhiều nếp hằn sâu nhưng ta vẫn muốn được sống đẹp. Nếu lúc nào ta cũng mỉm cười thì chắc chắn sẽ có ngày ta có những nếp nhăn in theo dấu nụ cười. Mỗi một độ già thêm, nội tâm sẽ thể hiện rõ hơn trên khuôn mặt. Hãy để những nét nhăn nụ cười tăng lên và làm tràn trề “khí”. Chính thứ “khí” này làm cho con người khỏe mạnh, là nguồn mạch của sự sôi nổi.
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất