7/2021: Đọc các cuốn sách về kỹ năng sống, phát triển bản thân, thế giới - Tổng số sách đã đọc được 279 quyển
1/ The Inevitable: Làm Chủ Công Nghệ Làm Chủ Tương Lai
2/ Yes or no những quyết định thay đổi cuộc sống
3/ Bai Hoc Dieu Ky Tu Chiec Xe Rac
5/ Ky Nang Buong Bo
6/ Khoi nghiep voi $100 - Chris Guillebeau
7/ Vươn đến sự hoàn thiện (Better than good)
8/ Nhung Trao Luu Moi Trong Xa Hoi My - E. Kinney Zalesne
9/ Sinh Ra Để Giành Chiến Thắng - Zig Ziglar & Tom Ziglar
10/ Toi Dung, Ban Sai - Gio Thi Sao - Xavier Amador
Jackie Robinson chính là người mà Branch Rickey tìm kiếm. Rickey là chủ tịch đội bóng chày chuyên nghiệp Brooklyn Dodgers. Robinson là cầu thủ của đội Kansas City Monarchs, một đội bóng chày chuyên nghiệp chơi ở giải Negro League. Kế hoạch Branch Rickey đặt ra phá vỡ rào cản chủng tộc trong lĩnh vực bóng chày chuyên nghiệp và Jackie Robinson là cầu thủ được chọn. Năm đầu tiên ở giải đấu, cuộc sống của Robinson quay cuồng trong vòng xoáy của sự ngược đãi, kỳ thị, bất công, đúng như Rickey đã dự đoán. Hàng triệu người liên kết lại với nhau để chống lại anh: các cổ động viên chế nhạo và la ó khi anh xuất hiện trên sân, các cầu thủ từ chối ra sân khi thấy tên anh trong danh sách thi đấu, thậm chí họ lập tức bỏ ra ngoài mỗi khi anh bước vào phòng thay đồ, và khách sạn cũng không xếp phòng cho anh trong những chuyến lưu đấu. Nhiều người quá khích còn gửi thư đe dọa anh. Nhưng bỏ ngoài tai tất cả những chuyện đó, Jackie Robinson vẫn tập trung chơi bóng chày. Robinson đã cam kết không trả đũa và anh tôn trọng cam kết đó. Anh vẫn đứng vững giữa bao thử thách. Sau này, Robinson đã viết lại về khoảng thời gian đầy khó khăn đó trong tập hồi ký I never had it made (Không có gì dành sẵn cho tôi): Tôi cỏ thể giơ đầu cho người ta đánh mà không hề phản kháng không? Tôi không biết liệu mình sẽ thực hiện điều đỏ như thế nào, nhưng tôi biết tôi nhất định sẽ làm được. Tôi phải làm điều đỏ vì nhiều lý do, vì giới trẻ da màu, vì mẹ tôi, vì Rae, vì chính tôi, và cả Branch Rickey nữa.
Hãy nhớ rằng dù trong hoàn cảnh nào, bạn cũng vẫn có thể tìm ra cách hành xử khác. Chỉ cần bạn nhìn nhận lại vấn đề và suy nghĩ một cách thấu đáo hơn. Đừng để cho những “chiếc xe rác” kích động, lôi kéo bạn vào một cuộc chiến dai dẳng và vô bổ, rồi cuối cùng bạn lạc hướng khỏi mục tiêu của mình.
Bài học thứ hai là không chỉ có người khác mang “rác rưởi” tới cuộc sống của chúng ta, mà chính chúng ta cũng tự “làm bẩn” cuộc sống của mình. Chỉ vì cứ mãi dằn vặt về những chuyện đã qua, hoặc lo lắng về những nỗi sợ hãi chỉ có trong tưởng tượng mà nhiều người đã tự tạo áp lực cho mình, chẳng khác nào dựng rào chắn tự ngăn mình đến với một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn.
Việc nhớ lại một sự kiện trong quá khứ mang lại cho ta cảm giác giống như mở ra xem lại một bức tranh và khôi phục lại một câu chuyện đã cũ. Cảm xúc là một trong những vấn đề phức tạp nhất của bộ não. Trí nhớ không phải là một người ghi chép biết nghe lời để giữ lại những bản sao lưu đầy đủ từ những trải nghiệm, mà giống như một biên tập viên được toàn quyền tự quyết - nó chọn lọc và lưu lại những yếu tố quan trọng trong dòng chảy của những sự kiện đã diễn ra, sau đó sử dụng những yếu tố này để viết lại câu chuyện ban đầu theo nhiều hướng khác nhau mỗi lần chúng ta cần đọc lại
Tất cả chúng ta đều có thể dễ dàng biến thành “chiếc xe rác”, lúc này hay lúc khác. Điều đó xảy ra khi chúng ta ôm giữ trong lòng nỗi tức giận, thất vọng, lo lắng, oán hờn. Đến khi “cái gánh” đó trở nên quá nặng nề, chúng ta ắt phải phát tán “rác” ra môi trường xung quanh như một cách để tự giải thoát. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người lái xe trong tâm trạng chịu nhiều áp lực có khả năng gây ra tai nạn chết người cao hơn gấp năm lần so với người bình thường. Chỉ cần lái xe trên đường cao tốc vài ngày liên tục, bạn sẽ được chứng kiến cách người ta “dạy” nhau về luật lái xe. Một số người tỏ ra bất mãn nếu có chiếc xe khác qua mặt họ. Một số khác quá nhạy cảm với những vụ va quệt nhỏ trong quá trình lưu thông. Nếu thấy có người vượt lên mà không bật đèn xin đường, họ sẽ bấm còi inh ỏi, đuổi theo sát đuôi xe kẻ kia, chửi bới điên cuồng hay có những hành vi gây hấn khác. Hiện tượng tâm lý này có tên gọi là “xung đột hoán đổi”. Hiểu một cách đơn giản, xung đột hoán đổi là trút hết sự thất vọng, bực tức của mình vào người khác, tương tự như ý nghĩa của câu tục ngữ “Giận cá, chém thớt”.
Vùng không có “xe rác” là nơi bạn kỳ vọng rằng bạn sẽ không chịu thua trước những sức ép tiêu cực xung quanh, hay bị cuốn theo những người mà mục đích của họ là xô đẩy bạn, khiến bạn cư xử đáng trách, thiếu chu đáo và gây tổn thương. Bạn cần có sức mạnh để không nhượng bộ những kẻ ưa gây đau đớn — cả về thể chất lẫn tinh thần — cho bạn hay bất kỳ ai khác. Lời cam kết nói Không với “xe rác” đòi hỏi bạn phải biết độ lượng và khoan dung đối với những lỗi lầm nhỏ của người khác - là những lỗi lầm mà chính bạn cũng muốn được tha thứ, nếu chẳng may mắc phải. Bạn có thể lựa chọn cách tiết giảm tình thế bằng cách hướng sự chú ý vào những điều quan trọng hơn.
Thật ra, không nhất thiết lúc nào cũng phải tìm được những quyết định tốt nhất đâu. để có được kết quả tốt hơn, chúng ta chỉ cần đưa ra những quyết định tốt hơn thôi. Nếu như chúng ta liên tiếp đưa ra những quyết định tốt hơn, cái sau tốt hơn cái trước, thì cuối cùng ta sẽ có đước điều ta cần. Ta hy vọng cậu cũng sẽ thấy thế.
“Nếu anh muốn pha một tách tra nóng, trước hết anh phải đổ trà nguội trong chiếc cốc ấy”.
Winston Churchill:”Tôi lúc nào cũng sẵn lòng học hỏi, có điều không phải lúc nào tôi cũng thích được dạy dỗ hay ai đó dẫn đường chỉ lối”
Hãy phân tích điều chúng ta CẦN và điều chúng ta MUỐN:Điều chúng ta MUỐN là một điều mong ước. điều ta CẦN mới là nhu cầu thật sự
chúng ta ai chẳng muốn thưởng thức bào ngư vi cá nhưng những bữa cơm hàng ngày cần thiết với chúng ta hơn. Bào ngư vi cá hấp dẫn thật đấy nhưng nó không thể nuôi sống ta được. Những thành công thực sự thường bắt đầu bằng việc theo đuổi những cái họ cho là cần thiết với cuộc sống của họ.
Vince Lombardi, huấn luyện viên nổi tiếng của Green Bay Packers, đã rất thông thái khi nói rằng: “Chiến thắng không phải là tất cả, nhưng mong muốn chiến thắng thì có.”
Mọi phát minh mới và hứa hẹn nào cũng sẽ có những người phản đối, và những lời hứa càng to tát thì những lời phản đối càng quyết liệt. Khi Internet và web mới ra đời, gần như không khó để tìm ra những người có học thức nói những điều ngốc nghếch về chúng. Vào cuối năm 1994, tờ Time đã có bài viết tại sao Internet không bao giờ được sử dụng rộng rãi: “Nó không được thiết kế để sử dụng trong lĩnh vực thương mại, và nó gây khó dễ cho những người dùng mới.” Chao ôi! Bạn hãy nhìn Internet ngày nay và xem người ta đã từng phát ngôn thế nào. Tờ Newsweek cũng từng bày tỏ nghi ngại về Internet với tiêu đề báo tháng Hai năm 1995 rằng: “Internet? Thật sao?” Bài báo đó được viết bởi Cliff Stoll, một nhà Vật lý học Thiên văn1 và cũng là một chuyên gia mạng. Ông đã lý luận rằng mua sắm trực tuyến và các cộng đồng mạng là những ảo tưởng phi thực tế đi ngược lại hiểu biết thông thường. “Sự thực là không một có cơ sở dữ liệu trực tuyến nào có thể thay thế được báo giấy,” Stoll đã khẳng định. “Nhưng ngài Nicholas Negroponte, Giám đốc phòng Nghiên cứu phương tiện truyền thông của MIT lại dự đoán rằng chúng ta sẽ sớm mua sách và báo qua mạng. Ừ, chắc vậy”. Stoll đã phản ánh đúng sự hoài nghi rộng rãi của công chúng bấy giờ về thế giới số hóa với những “thư viện tương tác, cộng đồng ảo và thương mại điện tử” khi đánh giá về nó chỉ bằng một từ: “vớ vẩn.” Thái độ phủ nhận dành cho Internet này tràn ngập trong cuộc gặp mặt của tôi với các lãnh đạo hàng đầu của ABC1 năm 1989. Tôi đã đến gặp họ để thuyết trình về Internet. ABC là một trong ba mạng lưới truyền hình lớn mạnh nhất thế giới, và so với quy mô ấy, Internet chỉ là con muỗi. Nhưng những người thường xuyên dùng Internet (như tôi) nói rằng Internet có thể thay đổi việc làm ăn của họ. Thế nhưng chẳng điều gì tôi nói đủ để thuyết phục họ rằng Internet không phải thứ công cụ ngoài rìa, không chỉ để đánh máy và nhất là không phải một công cụ chưa hoàn chỉnh. Nhưng những hoạt động chia sẻ và những thứ miễn phí trên mạng dường như bất khả thi đối với các giám đốc kinh doanh của ABC. Stephen Weiswasser, Phó Chủ tịch cấp cao của ABC cuối cùng đã nói: “Internet sẽ chỉ là một cái đài băng tần dân dụng2 của những năm 90 thôi.” Và những lời này được ông lặp lại khi trả lời phỏng vấn trên báo. Ông còn tổng kết lại rằng: “Chúng tôi không có ý định biến những khách hàng thụ động thành những kẻ quấy rối chủ động trên Internet.”
Các loại trí tuệ nhân tạo chúng ta đang và sẽ làm trong thế kỷ tới sẽ được thiết kế cho từng công việc chuyên môn, thường sẽ là những việc con người không làm được. Những phát minh cơ khí quan trọng nhất của chúng ta không phải là những cỗ máy có thể làm tốt hơn con người mà là những máy móc làm những điều chúng ta không thể làm. Cỗ máy có tư duy quan trọng nhất của chúng ta cũng không phải cỗ máy nghĩ nhanh hơn mà phải là cỗ máy có thể nghĩ ra những thứ chúng ta không thể nghĩ tới.
Dù có thể khó tin, nhưng trước khi thế kỷ này kết thúc, 70% các ngành nghề hiện nay sẽ bị thay thế bằng sự tự động hóa, kể cả công việc mà bạn đang làm. Hay nói cách khác, sự xuất hiện của robot là tất yếu và việc những công việc bị nó thay thế chỉ là vấn đề thời gian. Cuộc cách mạng này sẽ được dẫn đầu bởi làn sóng tự động hóa thứ hai, với trung tâm là trí tuệ nhân tạo, những cảm biến giá rẻ và những máy móc biết học hỏi. Sự tự động hóa quy mô lớn này sẽ chạm đến mọi ngành nghề từ lao động chân tay đến lao động trí óc.
Phiên bản chung của một bản ghi âm hòa nhạc có thể miễn phí, nhưng nếu bạn muốn mua một bản sao đã được điều chỉnh để đạt được chất lượng âm thanh hoàn hảo nhất trong phòng khách của riêng bạn, giống như thể buổi hòa nhạc đang được biểu diễn trong căn phòng của bạn, thì bạn phải trả chi phí cá nhân hóa sản phẩm. Bản sao miễn phí của một cuốn sách có thể được biên tập bởi nhà xuất bản để phù hợp với nền tảng đọc sách trước đây của bạn. Một bộ phim miễn phí bạn mua có thể được cắt bớt một số cảnh để phù hợp với nhu cầu xem phim trong gia đình của bạn (không có cảnh nóng và phù hợp với trẻ nhỏ). Trong cả hai ví dụ này, bạn có bản sao miễn phí và chi trả cho phiên bản cá nhân hóa của sản phẩm. Ngày nay, aspirin về cơ bản là miễn phí, nhưng aspirin được sản xuất dựa trên ADN riêng của bạn có thể rất có giá trị và đắt đỏ. Sự cá nhân hóa đòi hỏi nhiều lần trao đổi giữa nhà sáng chế và khách hàng, nghệ sĩ và fan hâm mộ, nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nó là một sản phẩm mang tính “có thể tạo ra” cao vì nó là quá trình trao đổi nhiều lần và tốn thời gian giữa hai phía. Các nhà làm marketing gọi đó là “sự gắn bó”, bởi người làm ra và người dùng đều phải duy trì mối quan hệ gắn bó để tạo ra được sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu cá nhân của người dùng. Hơn nữa, sự thay đổi khách hàng hoặc bắt đầu lại từ đầu giữa hai bên là rất hạn chế. Bởi, bạn không thể nào cắt và dán (cut and paste) những công đoạn tương tác giữa người dùng và người sản xuất này.
1. Cố định. Hiếm. Tiêu chuẩn khởi đầu là các sản phẩm quý giá cần nhiều chuyên môn để chế tạo. Mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật, hoàn thiện, độc lập và được bán dưới dạng các bản sao chất lượng cao để chi trả cho nhà sáng tạo. 2. Miễn phí. Phổ biến. Sự thay đổi đầu tiên chính là khả năng sao chép sản phẩm hàng loạt và không ngừng đến nỗi nó trở thành một hàng hóa. Các bản sao hoàn hảo với giá rẻ hoặc được sử dụng miễn phí có mặt ở bất cứ nơi đâu có nhu cầu. Sự phổ biến rộng rãi của các bản sao đã gây chấn động nền kinh tế được thiết lập bấy lâu nay. 3. Dòng chảy. Chia sẻ. Sự thay đổi thứ hai đã chia nhỏ một sản phẩm thành nhiều phần với mỗi bộ phận được đưa vào dòng chảy Internet đến những người dùng mới và được tái thiết lập để trở thành những sản phẩm mới khác. Sản phẩm giờ đây trở thành một luồng các dịch vụ phát hành từ các lưu trữ đám mây được chia sẻ rộng rãi. Nó trở thành nền tảng cho sự thịnh vượng và sáng tạo. 4. Mở. Trở thành. Sự thay đổi thứ ba được tạo ra bởi hai sự thay đổi trước. Các luồng dịch vụ mạnh mẽ và những công cụ sẵn có, ít tốn kém đã cho phép những người nghiệp dư với ít kiến thức chuyên môn có thể tạo ra các sản phẩm mới hoặc các loại sản phẩm mới. Quá trình sáng tạo bị đảo ngược, khán giả cũng có thể trở thành nghệ sĩ. Đầu ra sản phẩm, sự lựa chọn và chất lượng sản phẩm không ngừng được gia tăng nhanh chóng.
Một số học giả văn học cho rằng sách là một nơi mang tính giả tưởng mà tâm trí bạn sẽ tìm đến khi đang đọc sách. Nó là một trạng thái mang tính khái niệm của sự tưởng tượng được gọi là “không gian văn học.” Theo các học giả này, khi bạn bước vào không gian văn học, não bộ của bạn hoạt động theo một cách khác với não bộ lúc bạn đang đọc trên màn hình. Các nghiên cứu về thần kinh chỉ ra rằng học đọc làm thay đổi các mạch não. Thay vì đọc các con chữ (được xây dựng từ các bit trên màn hình) rời rạc và gây mất tập trung, đọc sách giấy khiến bạn thực sự bị lôi cuốn, tập trung và đắm chìm vào các dòng chữ.
Từ thời kỳ bảng chữ cái viết trên đất sét của người Sumer đến nay, con người đã “xuất bản” ít nhất 310 triệu cuốn sách, 1,4 tỷ bài viết và bài luận, 180 triệu bài hát và 3,5 nghìn tỷ hình ảnh, 330 nghìn bộ phim, 1 tỷ giờ video, chương trình ti vi, phim ngắn và 60 nghìn tỷ trang web. Tất cả những tư liệu này đang được lưu trữ trong thư viện và các danh mục trên thế giới. Khi tất cả được số hóa, với trình độ công nghệ hiện tại, chúng sẽ được nén thành 50 petabyte đĩa cứng. Mười năm trước, bạn cần một tòa nhà lớn bằng cả một thư viện của một thị trấn nhỏ để chứa 50 petabyte. Nhưng ngày nay, một thư viện toàn cầu chỉ lớn bằng phòng ngủ của bạn. Với công nghệ trong tương lai, tất cả sẽ được chứa vừa trong chiếc di động của bạn. Nhưng những công nghệ mang đến cho chúng ta mọi tư liệu cũng sẽ thay đổi bản chất của những thứ chúng ta vẫn gọi là “sách” và “thư viện”. Thư viện toàn cầu và “sách” sẽ không giống với thư viện và sách mà chúng ta đã biết, thay vì đọc, chúng ta trình chiếu nó trên màn hình. Trước thành công của mạng lưới liên kết khổng lồ trên Wikipedia, nhiều kẻ mọt sách đã tin rằng một tỷ người đọc có thể cùng nhau tạo nên các trang của những cuốn sách cũ với nhiều đường link khác nhau. Những người có niềm đam mê với những chủ đề mới lạ, những tác giả ít tiếng tăm và những cuốn sách yêu thích có thể dần dần kết nối các bộ sưu tập của chính họ lại với nhau. Khi sự kết nối và chia sẻ được nhân rộng giữa hàng triệu độc giả, thư viện toàn cầu sẽ được tích hợp đầy đủ bởi chính các fan hâm mộ và cũng để phục vụ chính họ.
Trong 30 năm trước, xu hướng chung là sản xuất những vật dụng tốt hơn với ít vật liệu hơn. Một ví dụ điển hình chính là chai đựng bia, với hình dáng, kích cỡ và chức năng đơn giản không hề thay đổi trong 80 năm. Năm 1950, chai bia được làm bằng thép mạ thiếc và nặng 73 gam. Đến năm 1972, chai bia đã nhẹ hơn (13 gam - bằng 1/5 khối lượng ban đầu), mỏng hơn và được làm bằng nhôm một cách khéo léo. Đến nay, những chai bia mới còn không cần đến cái mở bia để khui nắp. Khi cải tiến 20% vật liệu, chúng ta đã thu được nhiều lợi ích hơn. Đó chính là sự phi vật chất hóa.
Một khía cạnh quan trọng của blockchain là nó là một tài nguyên công. Không có ai thực sự sở hữu nó vì tất cả mọi người đều sở hữu nó. Là một phát minh kỹ thuật số, nó có xu hướng được chia sẻ và do đó không có chủ sở hữu. Khi mọi người đều sở hữu, cũng có nghĩa là không ai sở hữu cả. Đó chính là cái chúng ta thường gọi là tài sản công hoặc tài nguyên công. Tôi đi trên những con đường mình không sở hữu. Tôi có thể đi trên 99% con đường và đường cao tốc trên thế giới mà không cần sở hữu chúng vì chúng là tài sản công. Chúng ta đều được đi trên những con phố này vì chúng ta đều cùng đóng thuế địa phương. Vậy là, dù với bất kỳ mục đích gì, những con đường trên thế giới phục vụ tôi như thể tôi đang sở hữu chúng. Thậm chí là tốt hơn vì nếu sở hữu những con đường đó thì tôi còn phải duy trì (sửa sang, quét dọn) chúng. Toàn bộ các cơ sở hạ tầng công cộng mang đến cho chúng ta một lợi ích còn tốt hơn việc sở hữu chúng.
Web và Internet được phân tán hiện nay cũng là tài nguyên công đóng vai trò trung tâm. Hàng hóa của web phục vụ tôi như thể tôi là chủ nhân của nó, trong khi đó tôi lại gần như không phải làm gì để duy trì nó. Tôi có thể gọi nó lên bất cứ lúc nào chỉ với một ngón tay và tận hưởng đầy đủ mọi lợi ích của nó. Web có thể trả lời các câu hỏi như một thiên tài, chỉ đường như một phù thủy và giúp người dùng giải trí như một chuyên gia chỉ bằng cách truy cập vào nó mà không mang đến gánh nặng về quyền sở hữu. (Tôi trả thuế với thông qua đăng ký truy cập Internet). Xã hội càng được phân tán, quyền truy cập càng trở nên quan trọng.
Cứ 12 tháng chúng ta lại sản xuất ra 8 triệu bài hát mới, 2 triệu cuốn sách mới, 16.000 bộ phim mới, 30 tỷ bài đăng mới trên các blog, 182 tỷ tweet, 400.000 sản phẩm mới. Một người bình thường ngày nay có thể tìm thấy mọi thứ mình cần trong Thư viện chứa tất cả (Library of Everything) chỉ với không quá một lần click chuột. Nếu muốn, bạn có thể đọc nhiều văn bản Hy Lạp bằng tiếng Hy Lạp hơn những nhà quý tộc thanh thế nhất thời Hy Lạp cổ đại. Điều này cũng tương tự với các cuộn giấy của Trung Quốc cổ đại, bạn có thể đọc nhiều hơn cả những hoàng đế Trung Hoa ngày trước. Những bản tranh khắc thời Phục hưng, hay những buổi hòa nhạc trực tiếp của Mozart từng là thứ hiếm hoi trước đây thì ngày nay cũng có thể truy cập dễ dàng. Ở mọi khía cạnh, các phương tiện truyền thông hiện nay đang ở đỉnh cao của vinh quang.
Chúng ta sàng lọc theo “người gác cổng”: các nhà chức trách, cha mẹ, linh mục và giáo viên sẽ loại bỏ những cái xấu và chọn lọc những thứ tốt. Chúng ta sàng lọc qua những “người trung gian”: Skyhigh1 đóng vai trò trung gian trong việc sàng lọc các nhà xuất bản sách, nhãn hiệu âm nhạc và các studio phim trước khi sản phẩm được phân phối rộng rãi. Và họ thường từ chối nhiều hơn là chấp nhận các sản phẩm được kiểm duyệt. Bên cạnh đó, mọi tiêu đề trên báo cũng đóng vai trò như một bộ lọc để người đọc đọc thêm thông tin hoặc bỏ qua bài báo đó. 1 Nhà môi giới bảo mật truy cập đám mây hàng đầu được tin cậy bởi hơn 600 doanh nghiệp để bảo vệ dữ liệu của họ trong hàng ngàn dịch vụ đám mây. Với Skyhigh, các tổ chức tận dụng một nền tảng điện toán đám mây duy nhất để đáp ứng các cần yêu cầu tuân thủ, thực thi các chính sách bảo mật, phát hiện và đối phó với các mối đe dọa tiềm ẩn. Chúng ta sàng lọc theo người quản lý: các cửa hàng bán lẻ không nhập mọi thứ hàng, bảo tàng không trưng bày mọi thứ và thư viện công cũng không mua mọi cuốn sách. Những người quản lý này lựa chọn hàng hóa phù hợp và cũng đóng vai trò như bộ lọc. Chúng ta sàng lọc theo thương hiệu: khi phải lựa chọn giữa những hàng hóa tương tự nhau, những người mua hàng lần đầu sẽ chọn những thương hiệu quen thuộc với họ bởi nó là một cách tốn bớt công sức để giảm thiểu rủi ro phát sinh khi mua hàng. Các thương hiệu giúp chúng ta sàng lọc trong số hàng hóa đa dạng. Chúng ta sàng lọc theo chính phủ: những điều cấm kỵ, những lời chỉ trích lãnh đạo và tôn giáo bị cấm, trong khi các vấn đề về lòng yêu nước và chủ nghĩa dân tộc thì được thúc đẩy. Chúng ta sàng lọc theo môi trường văn hóa: Trẻ em được dạy những thông điệp, nội dung và những lựa chọn khác nhau tùy thuộc vào kỳ vọng của nhà trường, gia đình và xã hội.Chúng ta sàng lọc theo bạn bè: bạn bè có ảnh hưởng lớn đến lựa chọn của chúng ta, và ta thường có xu hướng chọn những thứ bạn bè chọn. Chúng ta tự mình lựa chọn: chúng ta lựa chọn theo sở thích và đánh giá của chính mình. Đây vốn là bộ lọc hiếm thấy nhất.