(2021) Đọc Những cuốn sách về tiềm thức, lý tưởng sống 🕮 Tổng số sách đã đọc được: 252 quyển
1/ Khám phá sức mạnh nội tâm của mình Author: Luis S.R.Vas
2/ Khám Phá Sức Mạnh Bản Thân Tác giả: Gillian Stokes
3/ Nhảy Việc Hay Thay Đổi Chính Mình Tác giả: Jon Acuff
4/ Sức Mạnh Của Trí Tuệ Xã Hội. Tony Buzan
5/ Joseph Murphy - Khai Thác Sức Mạnh Tiềm Thức
6/ Bí quyết của người chiến thắng (Jeet Aapki)
7/ Vuot Len Nhung Chuyen Nho Trong Cong Viec - Richard Carlson
8/ Trí Tuệ Loài Rùa - Sức Mạnh Đến Từ Nội Tại - Tác giả: Donna DeNomme
9/ Tu Tao Tuong Lai Cua Chinh Minh - Brian Tracy
10/ Sức Mạnh Của Sự Tử Tế
11/ Sức mạnh của hiện tại (The Power of Now: A Guide to Spiritual Enlightenment) Sách của Eckhart Tolle
12/ Suc Manh Cua Tinh Tam - Hai Hoa
13/ Suc Manh Cua Tinh Lang - Eckhart Tolle
14/ Suc Manh Cua Diem Dung - Terry Hershey
15/ Trộm Lấy Cơ May Từ Vận Rủi Tác giả: Ryan Holiday
16/ Phút Nhìn Lại Mình Tác giả: Spencer Johnson
17/ khac-biet-de-but-pha-jason-fried
18/ Đánh thức con người phi thường trong bạn (Awaken the Giant Within) Sách của Tony Robbins
Vào năm 1938, ông bị bọn phát xít bắt giam vì tội tin vào những tư tưởng chính trị đối nghịch. Mặc dù bị giam hãm trong nhà tù hết sức khắc nghiệt, Assagioli đã miêu tả cách ông khám phá ra tự do của riêng mình như sau: "Những tháng ngày sống trong xà lim chật hẹp tăm tối ấy, tôi nhận ra rằng những điều đang diễn ra chính là một phần cuộc sống của tôi và tôi hoàn toàn có quyền tự do chọn lựa cho mình thái độ ứng xử đối với hoàn cảnh hiện tại: Hoặc là tôi cho phép những tư tưởng chống đối trỗi dậy và luôn tỏ thái độ thù hằn; hoặc tôi chấp nhận thực tại để sống thanh thản hơn; Hoặc tôi có thể tự xoa dịu mình bằng những lời than thân trách phận và cảm thấy an ủi khi nghĩ rằng mình đang chịu khổ cực thay cho những người khác; hoặc tôi quyết định sẽ đón nhận những điều xảy ra như là một trò chơi đầy thử thách và mạo hiểm. Tôi cũng có thể xem đó như một cơ hội để mình nghỉ ngơi, để nhìn lại quãng đời đã qua và suy ngẫm về nó." - ROBERTO ASSAGIOLI, "FREEDOM IN JAIL" (TỰ DO SAU SONG SẮT)
"Quan trọng không phải là những điều xảy đến với bạn, mà chính là cách bạn chọn để phản ứng với những điều đó." - ALDOUS HUXLEY
Khi cuộc nội chiến lên đến đỉnh điểm, trong một bài phát biểu, Tổng thống Abraham Lincoln đã gọi những người sống ở miền Nam nước Mỹ là những đồng bào đang mắc sai lầm. Một người phụ nữ lớn tuổi đã lên tiếng chỉ trích ông về điều này vì ông đã không gọi họ là kẻ thù không đội trời chung cần phải tiêu diệt. "Vì sao? Thưa bà!", ông Lincoln trả lời. "Làm sao tôi có thể làm được điều đó trong khi tôi coi họ là bạn." - ROBERT GREENE
- Nhóm người điềm tĩnh và có khả năng tổ chức tốt: Ngăn tủ áo quần của bạn lúc nào cũng gọn gàng, bạn luôn nhớ chính xác ngày sinh của những người thân trong gia đình, bạn biết rõ số dư trong tài khoản ngân hàng của mình mà không cần phải kiểm tra, hiếm khi nào trong nhà bạn hết những vật dụng cần thiết, và xe của bạn chẳng bao giờ rơi vào tình trạng hết xăng. Trước mỗi chuyến du lịch, bạn luôn lên kế hoạch thật chi tiết cho cuộc hành trình. - Nhóm người nửa vời: Có rất nhiều điều có thể truyền cảm hứng cho bạn. Bạn không bỏ qua những cơ hội để học hỏi cái mới và có thể thay đổi kế hoạch của mình trong chốc lát. Bạn có khuynh hướng bỏ dở công việc hiện tại để đảm nhiệm một công việc khác cuốn hút hơn hay quan trọng hơn. Đối với bạn, mọi việc đều đến rất nhanh chóng và thuận lợi khiến bạn cảm thấy mau chán. - Nhóm người dễ bị áp lực công việc làm ảnh hưởng: Bạn thường phát huy hết khả năng khi làm việc trong môi trường có cường độ làm việc cao và luôn hoàn tất công việc vào những phút cuối cùng của kế hoạch. Bạn thường làm thất lạc đồ đạc bởi bàn làm việc của bạn lúc nào cũng lẫn lộn cả chồng hồ sơ và giấy tờ. Bạn thích cứ rong chơi thật trễ, ngủ qua loa, rồi vội vã đến văn phòng vào sáng hôm sau. Bạn thường làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn một cách không cần thiết bằng việc chuyển chỗ ở, thay đổi việc làm, chọn cách giải quyết bằng xung đột hay chi tiêu không dự tính. Bạn thường hấp tấp trong những quyết định để rồi lại cảm thấy hối tiếc vì hành động của mình.
Khi bạn đã có kỹ năng, chúng sẽ thuộc về bạn mãi mãi. Không ai có thể lấy mất kỹ năng ấy của bạn. Khi bạn nghỉ việc, những kỹ năng bạn học được ở đó cũng ra đi cùng bạn. Bạn phải giữ cho những kỹ năng đó thật nhạy bén, và chúng vẫn được bảo lưu trong Tài Khoản Tiết Kiệm Sự Nghiệp của bạn. Kỹ năng là những khả năng giúp bạn ngày càng trở nên giỏi hơn trong công việc. Đó là những tài năng tự nhiên nhưng bạn buộc phải làm việc chăm chỉ mới có thể khai quật được. Chúng ta thường nghĩ rằng những tài năng đó đã được đóng dấu trong giấy khai sinh ngay khi chúng ta còn trong bệnh viện. Nhưng mỗi cuộc nghiên cứu đều đưa ra những lập luận hoàn toàn khác. Những kỹ năng đó có thể có được nhờ học hỏi. Chúng có thể được phát triển. Chúng có thể bị thay đổi. Khi cần có kỹ năng, những chú chó già có thể (và buộc phải) học những kỹ năng mới.
Sau đây là 10 thói quen xấu cản trở khả năng lắng nghe hiệu quả và làm suy yếu Trí tuệ Xã hội của bạn:
1. Giả vờ chăm chú nghe
2. Làm việc khác trong khi đang lắng nghe
3. Cho rằng chủ đề lắng nghe không thú vị
4. Bị phân tâm bởi cách nói chuyện hoặc điệu bộ của người nói ố ế ỗ ỏ
5. Bị cuốn quá sâu vào câu chuyện đến nỗi bỏ sót nội dung chính trong bức thông điệp của người nói
6. Để cho những lời lẽ đầy cảm xúc khuấy động cơn giận và sự phản kháng bên trong bạn
7. Tập trung vào những yếu tố gây phân tâm thay vì chú ý đến thông điệp của người nói
8. Liên tục ghi chú – chỉ nghe và không có phản hồi 9. Lắng nghe chỉ để lấy dữ kiện
10. Tránh né những điều phức tạp, khó hiểu
■Đứng với tư thế đĩnh đạc, tự tin và hoạt bát; bắt tay với lực vừa đủ mạnh; nhìn vào mắt người đối diện khi chào, và đừng quên nở một nụ cười.
■Giao tiếp bằng ánh mắt với người đối diện – điều này thể hiện bạn có quan tâm tới họ, và tự động bạn sẽ nhận được thái độ thiện cảm, quan tâm từ họ.
■Hành động tự tin và tích cực – ngay cả khi hiện thời bạn không ở trong tâm trạng đó! Hành động (vờ!) thoải mái, tự tin của bạn sẽ khiến cho người đối diện cảm thấy thoải mái hơn, và theo đó sự tự tin của bạn cũng tăng lên.
■Ăn mặc ấn tượng – song vẫn phải đúng mực! Việc ăn mặc tươm tất trong buổi phỏng vấn tuyển dụng tự thân nó đã nói lên tất cả, nhưng thỉnh thoảng bạn cần hỏi ý kiến mọi người xung quanh để cải thiện hơn nữa hình ảnh bản thân.
Vào những năm đầu của thế kỷ 20, Tiến sĩ von Restorff đã công bố một phát hiện thú vị, đó là: chúng ta có khuynh hướng nhớ những đồ vật, con người, địa điểm, v.v. được xem là nổi bật và khác thường.
“Mức độ hạnh phúc của con người tùy thuộc vào quyết định sống hạnh phúc của họ.” - Abraham Lincoln
Một đoàn làm phim về lịch sử tự nhiên Canada quyết định quay một bộ phim chưa từng được thực hiện trước đó – một năm về cuộc sống của một bầy sói. Họ sử dụng cả máy bay trực thăng để có thể ghi hình từ trên không cuộc di trú hằng năm của bầy sói cùng với “nguồn thực phẩm” chính của chúng, những con hươu. Ngạc nhiên lớn đầu tiên khi đoàn làm phim quan sát mối quan hệ giữa bầy hươu và bầy sói là hành vi mang tính xã hội của chúng. Có giả định cho rằng trong cuộc di trú, bầy hươu phải tự quản lý và bảo vệ bầy đàn; còn đàn sói cứ “lẽo đẽo” theo sau, thường tấn công một cách “lén lút”, “hèn nhát” vào những lúc bầy hươu đuối sức nhất. Tuy nhiên, thật ra là bầy hươu và bầy sói… cùng nhau di trú! Không chỉ vậy, chúng thực sự là… những người bạn! Suốt nhiều ngày liên tục, chúng chạy cùng nhau, vờn nhau và cùng nghỉ ngơi. ỉ ế ắ ầ ố ổ Chỉ đến khi đám sói bắt đầu đói bụng thì mối quan hệ mới thay đổi, thậm chí đây cũng là một thỏa thuận ngầm giữa đôi bên. Con sói đầu đàn, một con sói cái, sẽ bất ngờ dừng lại, ra dấu cho những “gã thợ săn” của nó rằng cuộc săn đuổi bắt đầu. Đám hươu bình tĩnh gom đàn lại, và chờ đàn sói ra hiệu – “Chạy”. Ngay khi có tín hiệu, mọi sự liền diễn ra theo mô thức mang tính xã hội đã được thỏa thuận. Đàn sói chỉ chọn một con hươu làm mục tiêu săn đuổi – thường là con yếu hơn cả, nhưng thỉnh thoảng sẽ là một con bình thường nào đó trong bầy. Cuộc săn đuổi thường kéo dài tối đa là 10 phút, và hầu như lúc nào đàn sói cũng thành công. Một khi mục tiêu đã được chọn, những con hươu còn lại cứ nhởn nha như bình thường. Tuy nhiên, cứ khoảng năm lần thì có một lần con hươu khỏe mạnh, kiên cường chạy thoát được và quay trở về đàn. Liệu đàn sói có tiếp tục đuổi bắt và chọn một con hươu ít kiên cường hơn? Không! Chúng tuân thủ “thỏa thuận” và chấp nhận nhịn đói trong một hay hai ngày tới. Cho đến khi đàn sói sẵn sàng kiếm ăn lần nữa, không thì trước đó bầy hươu và bầy sói vẫn sống hòa bình bên nhau như bạn đồng hành – đàn sói bảo vệ bầy hươu trước những kẻ săn mồi khác, và bầy hươu cung cấp… nguồn thực phẩm tươi sống, bổ dưỡng cho đàn sói. Khám phá này thật đáng kinh ngạc, nhưng sẽ còn nhiều điều kỳ thú khác đang chờ phía trước! Một ngày nọ, máy bay trực thăng dẫn đầu đoàn làm phim thông báo rằng đàn sói đang tiến đến hướng xác của một con hươu sừng tấm. Điều đặc biệt khiến viên phi công thấy thú vị là hai con thú khác – gấu xám và chồn Bắc Mỹ – cũng đánh hơi thấy thịt của con hươu này, và đang tiến đến từ hai hướng khác nhau. Mặc dù tương đối nhỏ con nhưng chồn Bắc Mỹ được xem là một trong những loài hiếu chiến nhất thế giới, sẵn sàng chiến đấu giành giật từng miếng mồi. Với móng vuốt và răng của mình, chúng có thể dễ dàng xé nát túp lều, và chỉ một cú đớp thôi cũng có thể xơi gọn hai lon thực phẩm. Con sói đầu đàn tách khỏi bầy để điều tra mùi hương trêu ngươi kia, và viên phi công trực thăng hăm hở dự đoán thể nào cũng nổ ra một trận “thư hùng” giữa các loài với nhau – một cảnh tượng chưa từng được ghi hình. Bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra? Những gì mà bộ phim trình chiếu thật khác thường và hoàn toàn không dự đoán trước được. Ba loài hiếu chiến tề tựu ở vạt rừng trống đó gần như cùng lúc, mỗi bên cũng đã bắt đầu nhận thức được sự có mặt của đối thủ. Nhưng thay vì tỏ ra hung hãn và ngay lập tức xông trận, mỗi bên vẫn bình tĩnh quan sát lẫn nhau. Chúng chờ đợi và quan sát… ế Con sói cái, trong tư thế như một con mèo đang rình rập một chú chim, nhẹ nhàng bước một chân về phía trước, dừng lại, ngó chừng hai con thú kia. Nhận thấy mọi chuyện đều ổn, nó bước thêm một bước nữa. Nó cứ từ từ di chuyển như thế, trông chậm chạp đến là khổ sở, cho đến khi tiến đến xác con hươu. Tại đó, “ả” tiếp tục quan sát động thái của đối thủ để đảm bảo mọi thứ vẫn ổn, rồi mới hết sức từ tốn táp một miếng thịt lớn. Và cũng không cho phép mình bất cẩn một giây phút nào, nó từ từ quay trở lại vị trí ban đầu. Ngay khi con sói cái vừa trở về vị trí cũ, “gã” gấu cũng thực hiện chính xác những bước như vậy, và sau đó đến lượt “tên” chồn Bắc Mỹ! Chúng lặp lại quy trình ấy nhiều lần. Mỗi con liên tục ngó chừng động tĩnh của những con còn lại và lần lượt hưởng phần – mỗi lượt chỉ được lấy “phần chia công bằng” của mình mà thôi! Đó là một điệu vũ giao hòa chậm, đẹp đến hoàn hảo giữa trời đông tuyết giá! Nhưng tại sao ba “chiến binh” dũng mãnh nhất trong vương quốc loài vật lại bỏ qua cơ hội “tranh hùng xưng bá”? Bởi vì, không giống như những kẻ hiếu thắng sẵn sàng lao vào cuộc chiến, chúng “thông minh” – về mặt xã hội – hơn! Qua kinh nghiệm và khả năng đọc ngôn ngữ cơ thể tinh tế, từng con đã nhận thức được nhu cầu và lượng biết được sức mạnh của đối phương. Tự thân chúng biết mình có thế mạnh và kỹ năng chiến đấu để giành chiến thắng trong cuộc chiến này. Bên cạnh đó, chúng cũng nhận thấy trong cuộc chiến ấy, ngay cả khi chiến thắng thì chắc chắn chúng sẽ bị thương nặng, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. Do vậy tất cả đều đưa ra một quyết định sáng suốt: nhận biết nhu cầu của đối phương, chia sẻ nguồn thức ăn, giữ sức và bảo toàn nguyên vẹn tính mạng của mình hơn là hứng chịu những vết thương nghiêm trọng. Khi từng con đã thỏa mãn nhu cầu, bạn gần như có thể cảm nhận chúng gật đầu ra hiệu cho nhau, sau đó chầm chậm quay đi và trở về với nơi chúng đã đến. Sau khi chứng kiến những điều tuyệt vời ngoài mong đợi, viên phi công trực thăng đã sững sờ nín lặng.
Giả sử ai đó đến gặp ta và nói, “Tôi sẽ cho bạn 86.400 Đô-la mỗi ngày, nhưng bạn phải tiêu hết tất cả mỗi ngày”. Mỗi ngày bạn sẽ nhận được không hơn không kém. Bạn không thể giữ lại hoặc dành dụm. Đó chẳng phải là một món quà kỳ thú sao? Thượng đế ban cho mỗi người chúng ta một món quà tương tự − 86.400 giây mỗi ngày trong đời ta. Ta phải sử dụng hết những giây đồng hồ ấy mỗi ngày. Ta không thể giữ lại hoặc dành dụm. Ta có thể quẳng những giây ấy vào những trò phù phiếm hoặc để chúng trôi qua phí hoài. Hoặc ta có thể sử dụng chúng để phát triển trí tuệ của mình, để làm việc hoặc vui chơi, để ở bên bạn bè và gia đình, để giúp đỡ người khác. Hãy sử dụng xứng đáng món quà này. Đó là một món quà từ Thượng đế.
Có một câu chuyện về một người đến gặp triết gia nổi tiếng của Pháp -Blaise Pascal và trầm trồ bảo:“Nếu có được bộ óc như ngài, tôi sẽ thành người giỏi hơn!”. Pascal đáp: “Là người giỏi hơn rồi anh sẽ có được bộ óc như tôi”.
1. Môi trường (Environment)
2. Trải nghiệm (Experience)
3. Giáo dục (Education)
Môi trường bao gồm: • Gia đình: có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực • Trường học: áp lực từ các bạn đồng trang lứa • Công việc: được cấp trên hỗ trợ hoặc ngược lại - bị chỉ trích quá mức • Phương tiện truyền thông: truyền hình, báo chí, truyền thanh, phim ảnh • Nền tảng văn hóa • Tôn giáo • Truyền thống và niềm tin • Môi trường xã hội • Tư tưởng chính trị
Đừng để đến ngày mai những việc bạn có thể làm hôm nay. - Benjamin Franklin”
“Truyện kể rằng, trong một khu rừng nọ, loài vật quyết định mở trường. Học viên gồm chim, sóc, cá, chó, thỏ và một chú lươn chậm phát triển. Ban giám hiệu được thành lập để lên chương trình đào tạo. Họ quyết định sẽ xoáy vào giáo dục đa năng với các ngành bay lượn, leo cây, bơi lội và đào hang. Mọi học viên đều phải học đủ tất cả các môn này. Chim bay rất giỏi nên đạt điểm A trong môn học này, nhưng đến môn đào hang thì liên tục gãy mỏ, trật cánh và bị đánh rớt. Chẳng bao lâu, nó chỉ toàn đạt điểm C cho môn bay và đương nhiên điểm F cho hai môn leo cây và bơi lội. Sóc trèo cây rất tài nhưng rớt môn bơi. Cá bơi giỏi nhất nhưng không lên được bờ nên đạt điểm F trong các môn học khác. Chó không chịu học,ngừng luôn nghĩa vụ đóng học phí và liên tục đấu tranh đòi ban quản lý nhà trường phải đưa môn sủa vào chương trình đào tạo. Thỏ đạt điểm A môn đào hang nhưng leo cây là vấn đề nan giải với nó. Chú ta liên tục bị té và chấn thương sọ não, nên sau đó cũng không đào hang tốt được và rốt cuộc bị điểm C ở môn sở trường này. Riêng chú lươn chậm phát triển, do học môn nào cũng ở mức trung bình, nên được tuyên dương là tấm gương tiêu biểu của lớp. Ban giám hiệu lấy làm vui mừng vì mọi học sinh đã được giáo dục một cách toàn diện.”
Dốt nát không đáng xấu hổ bằng thái độ không muốn học hỏi. - Benjamin Franklin”
Người thích kiểm soát thường bị căng thẳng bởi họ không chỉ bận tâm đến quyết định và thái độ cư xử của bản thân mà còn đòi hỏi mọi người xung quanh cũng phải suy nghĩ và hành động theo một số cách nhất định. Điều tồi tệ là dường như mong muốn kiểm soát đã ngăn họ nhận ra thực tế rằng mỗi cá nhân đều có những suy nghĩ khác nhau. Và càng tồi tệ hơn khi người thích kiểm soát muốn điều khiển người khác như những con rối. Mặc dù thỉnh thoảng họ có thể gây ảnh hưởng lên người khác nhưng chắc chắn rằng không ai có thể buộc mọi người phải hành động theo mình mãi được. Chính vì không làm được điều đó nên những người thích kiểm soát phải gánh lấy nhiều nỗi thất vọng nặng nề. Khi dùng chữ “kiểm soát”, nghĩa là tôi đang nói đến những nỗ lực không đáng của nhiều người trong việc điều chỉnh hành vi của người khác, áp đặt “cái tôi” của mình lên môi trường làm việc, hoặc khăng khăng buộc mọi thứ phải theo một trật tự nhất định. Từ đó, họ tỏ ra cố chấp, phòng thủ và bực tức khi người khác không cư xử theo chỉ định của họ hoặc theo cách họ muốn. Những người thích kiểm soát luôn bận tâm về hành động của những người xung quanh. Họ luôn xét nét thái độ của người khác khi thái độ đó không phù hợp với mong muốn của họ. Sau khi có dịp quan sát một số người có thói quen kiểm soát người khác, tôi rút ra được hai điều sau. Thứ nhất, có quá nhiều người như vậy. Thứ hai, thái độ kiểm soát đó gây nên căng thẳng cao độ cho cả người kiểm soát và người bị kiểm soát. Chính vì vậy, nếu muốn có được một cuộc sống nhẹ nhàng, bạn hãy điều chỉnh lại khuynh hướng này của mình.
Dành mười phút mỗi ngày không làm gì cả, chỉ ngồi đó, tận hưởng sự tĩnh lặng có thể giúp bạn tránh bị tác động bởi những chuyện nhỏ. Mười phút này có thể giúp bạn lấy lại tầm nhìn và tìm đến vùng tĩnh lặng của tâm trí - nơi mà sự sáng suốt thường xuất hiện. Khi bạn ngồi yên và không làm gì cả, tâm trí bạn có cơ hội sắp xếp lại các sự kiện hỗn loạn đồng thời được nghỉ ngơi và hồi phục. Lúc này, các ý tưởng và giải pháp cũng tìm đến với bạn. Sau mười phút đó, bạn cảm thấy cuộc sống trôi qua chậm rãi hơn và mọi công việc cũng trở nên dễ chịu hơn.
“Rất nhiều loài rùa mang theo các dấu hiệu trưởng thành ở trên đỉnh nhọn của mai… giống như các loài thực vật biểu lộ vòng đời ra phần thân cây.” - TIẾN SỸ TIM HALLIDAY
Khi bạn được sinh ra, bạn và mọi đứa trẻ khác đã có hai tính cách tuyệt vời. Thứ nhất, bạn hoàn toàn không sợ hãi. Trẻ sơ sinh tự nhiên không biết sợ hãi là gì, ngoại trừ sợ hãi việc té xuống và các tiếng động. Thứ hai, bạn hoàn toàn tự phát. Trẻ sơ sinh tự bày tỏ sự tự do và cởi mở, không có bất cứ suy nghĩ hay sự quan tâm nào về những gì những người khác nói hay nghĩ. Nhưng, khi bạn lớn lên, cha mẹ và những người xung quanh bạn bắt đầu dạy cho bạn biết sợ hãi. Họ bắt đầu lập trình những sự sợ hãi trong bạn mà có thể giữ bạn lại trong trong toàn bộ cuộc sống của bạn. Ví dụ, khi bạn bắt đầu khám phá thế giới xung quanh bạn, họ bắt đầu nói những điều như: “Hãy ngừng lại!” “Hãy tránh xa chỗ đó!” “Đừng chạm vào cái đó!” “Đặt cái đó xuống!” “Hãy đi ra khỏi đây!” Và chắc chắn là những từ ngữ tiêu cực có tác động mạnh mẽ nhất trong tất cả là: “Không! Con không thể làm được điều đó!”
Người nào tìm đặng sự khôn ngoan và được sự thông sáng thì thật phước thay! Vì có được nó thì tốt hơn là có được tiền bạc; hoa lợi mà nó sinh ra tốt hơn vàng ròng. Sự khôn ngoan quý báu hơn châu ngọc, chẳng một báu vật nào con ưa thích mà sánh kịp nó được”. Kinh thánh, sách Cách ngôn 3:13-15
Giác Ngộ là gì? Có một ông lão ăn xin ngồi ở bên lề đường đã hơn ba mươi năm... Ngày nọ, có một người khách lạ đi qua, ông lão đưa tay chìa chiếc nón cũ ra và nói: - Xin ông có chút tiền lẻ nào cho tôi? Người khách đáp: - Tôi chẳng có gì để cho ông, nhưng kìa, ông đang ngồi trên cái gì vậy? Lão ăn xin trả lời: - Đó chỉ là chiếc hòm cũ thôi, tôi đã lê lết với nó từ rất lâu rồi! Người khách lại hỏi: - Ông có bao giờ để mắt nhìn xem bên trong có thứ gì không? Lão ăn xin hờ hững trả lời: - Chưa bao giờ! Rồi lão nói thêm: - Nhưng mở ra để làm gì chứ, tôi đã biết nó chẳng có gì bên trong mà! Ông khách vẫn khuyến khích: - Nhưng bây giờ ông hãy thử mở xem nào. Lúc đó, vì nể lời vị khách nên lão ăn xin miễn cưỡng đưa tay mở nắp chiếc hòm ra. Vừa nhìn vào trong - ông lão bỗng sửng sốt - không thể tin vào mắt mình: Bên trong chiếc hòm cũ kỹ ấy chứa đầy những thỏi vàng...
Trong tiểu thuyết ngắn Sợi dây chuyền kim cương, Maupassant đã kể một câu chuyện như sau: Cô nàng Mathilde – vợ của một anh lục sự “thường thường bậc trung” sắp tham gia một bữa tiệc. Nhưng khổ nỗi, do không có món trang sức quý giá nào, nên cô ta đã mượn cô bạn thân một sợi dây chuyền kim cương. Trong buổi tiệc, Mathilde vốn xinh đẹp quyến rũ, lại đeo thêm sợi dây chuyền kim cương sáng lấp lánh nên càng trở nên cuốn hút lạ thường, thu hút ánh nhìn ngưỡng mộ của mọi người. Tuy nhiên trên đường về nhà, cô ta vô tình làm mất sợi dây chuyền kim cương. Mathilde buộc phải cùng lúc làm mấy công việc, ăn tiêu chắt bóp để dồn tiền bồi thường cho cô bạn. Mười năm qua đi, một hôm, Mathilde vô tình gặp lại người bạn năm xưa trong công viên, nhưng lúc ấy Mathilde đã bị áp lực cuộc sống giày vò tới mức dung nhan tiều tụy, trông già nua khắc khổ, khiến bạn bè gần như không thể nhận ra. Nhưng điều trớ trêu là, cuối cùng cô mới biết rằng, sợi dây chuyền mà mình mượn năm xưa là một sợi dây chuyền kim cương giả, còn cô thì vì chút hư vinh của bản thân mà đã phải trả giá bằng sự lao động vất vả cùng sự tổn hại dung nhan xinh đẹp trong suốt mười năm ròng. Tính sĩ diện cũng giống như sợi dây chuyền của Mathilde vậy, nó có thể là châu báu làm đẹp, khiến bạn có được sự tỏa sáng nhất thời, nhưng cũng có thể trở thành sợi dây thừng lạnh lẽo, trói chặt cuộc đời bạn.
Có người từng nói: “Người ham thích hư vinh thì chỉ nhìn vào tên của mình, còn những người anh hùng chân chính thì nhìn vào sự nghiệp của tổ quốc”.
Trong thiên Nguyên đạo huấn - sách Hoài Nam tử có đoạn: “…Vì thế bậc đại trượng phu điềm nhiên vô tư, thản nhiên không lo lắng, coi trời là nắp đậy, coi đất là xe, bốn mùa là ngựa, âm dương là kẻ hầu… Coi trời là nắp đậy ắt không có chốn nào là không che được; coi đất là xe, ắt không có gì là không tải nổi; coi bốn mùa là ngựa, ắt không có gì mà không điều khiển được; coi âm dương là kẻ hầu, ắt không có gì là không chu toàn. Vì thế tuy nhanh mà không dao động, tuy xa mà không mệt mỏi…”
Mục sư nói: Thượng Đế giao cho tôi nhiệm vụ dắt một con ốc sên đi dạo. Tôi chẳng có cách nào để đi nhanh được, mặc dù ốc sên đã cố gắng hết sức bò lên phía trước, nhưng nó cũng chỉ có thể dịch chuyển từng chút một. Tôi không ngừng thúc giục nó, trách mắng nó, thậm chí đe dọa nó, nhưng ốc sên chỉ biết nhìn tôi bằng ánh mắt như biết lỗi, dường như muốn nói với tôi rằng: “Tôi đã cố hết sức rồi!” Tôi kéo nó, thậm chí muốn đạp một cái vào lưng nó. Nó thở hổn hển, đầm đìa mồ hôi, cố sức bò lên trước… Đúng là khó hiểu, vì sao Thượng Đế lại giao cho tôi một nhiệm vụ kì lạ như vậy? “Thượng Đế ơi! Rốt cuộc là vì sao?” - Tôi ngửng đầu hỏi trời, nhưng xung quanh chỉ là một vùng tĩnh lặng. Có lẽ Thượng Đế đã bắt ốc sên đi rồi! Thôi được, tôi quyết định phó mặc mọi chuyện. Dù sao thì Thượng Đế cũng đã thôi không nói nữa, tôi còn bận tâm nhiều như vậy làm gì! Ốc sên tiếp tục bò lên trước, tôi bực tức theo sau nó. Dần dần, bước chân của tôi cũng chậm lại, tâm tôi tĩnh lại… Ồ? Đột nhiên tôi ngửi thấy mùi hương của hoa cỏ, thì ra ngay cạnh tôi có một vườn hoa rất đẹp. Tôi còn cảm thấy có làn gió nhè nhẹ thổi tới, trước đây tôi chưa bao giờ để ý rằng, gió trong đêm lại dịu dàng như vậy. Ô, còn có tiếng chim, tiếng côn trùng kêu rỉ rả… tôi nhìn thấy ánh sao khắp trời, thật đẹp. Vì sao trước đây tôi chưa từng có trải nghiệm này? Thì ra là nhờ Thượng Đế bảo tôi dắt một con ốc sên đi dạo. Bạn đã tìm thấy con ốc sên của mình chưa? Hãy đi dạo giống như tôi đi!
Không gian Sabbath hay không gian cho sự tĩnh tại nội tâm không cần phải là một khu rừng vắng vẻ. Đó có thể là khu vườn, chỗ ngồi đằng sau tay lái, trên xích đu, bên bờ sông hoặc bờ hồ, hay tại đài phun nước trong công viên. Không gian Sabbath có thể là một góc đặc biệt trong nhà bạn, góc kín nào đó trong thư viện hay là cái ghế trong quán cà phê bạn ưa thích.
Tôi thích thú nhìn ngắm những bụi trúc thiên đường (nandina) với những chiếc lá màu đỏ sơ ri, vàng bơ và xanh úa. Chúng được tôn lên nổi bật nhờ thảm cỏ mondo sậm màu mọc xung quanh. Phía sau là bức phông nền pha trộn giữa màu úa của bụi cây lanh cao ngang tầm người có những chiếc lá dài trông như lưỡi kiếm với màu xanh lục dễ chịu của đám lá cây tuyết tùng. Con đường nhỏ bằng đá xanh lấp lánh sau cơn mưa. Khung cảnh nên thơ đó làm tôi cảm thấy thật dễ chịu.
N hững điều khiến cho cuộc đời con người trở nên tệ hại đó là: áp đặt quyền lực lên người khác, mặc sức vun vén đến mức có thể, trả thù (với kẻ thù ở khắp mọi nơi), và làm cho bản thân mê muội, không nhận ra nỗi đau của việc không là người đúng nghĩa. - Gene Logsdon
1. Bạn hãy viết ngay ra danh sách tất cả các yếu tố bạn muốn có trong cá tính của mình. trong khi viết, bạn hãy tin tưởng rằng chỉ cần bạn quyết tâm là bạn có thể thay đổi. Ai có những đức tính mà bạn muốn có? Họ có thể làm mẫu mực cho bạn không? Bạn hãy tưởng tượng bạn sẽ hít thở thế nào? Đi đứng thế nào? Suy nghĩ thế nào? Cảm nhận thế nào? 2. Nếu bạn thực sự muốn phát triển cá tính và đời sống của mình, thì ngay lúc này, bạn hãy có ý thức quyết định mình sẽ là con người như thế nào. Hãy hồ hởi như một đứa bé và mô tả con người mà bạn muốn trở thành hôm nay. Hãy viết ra danh sách phát triển của bạn. 3. Bây giờ bạn hãy khai triển một chương trình hành động mà bạn có thể thực hiện để thúc đẩy bạn ý thức rằng bạn đang sống trung thực và nhất quán với cá tính mới của mình. Trong khi khai triển chương trình này, bạn hãy để ý tới những bạn bè mà bạn thích giao tiếp. Họ có giúp tăng cường hay phá hoại cá tính mà bạn đang xây dựng? 4. Bước cuối cùng là gắn bó với cá tính mới này của bạn bằng cách làm lan tỏa nó ra chung quanh bạn. Tuy nhiên cách lan tỏa quan trọng nhất lại là công bố cho chính bản thân bạn. Hãy dùng nhãn hiệu mới của mình để mô tả bản thân mình mỗi ngày, rồi nó sẽ trở thành tập quán của bạn. “Nếu tất cả chúng ta đều làm những gì mình có khả năng làm, chúng ta sẽ khiến chính mình phải thực sự kinh ngạc” -THOMAS EDISON
“Thân thể con người là hình ảnh đẹp nhất của linh hồn con người”. -LUDWIG WITTGENSTEIN