Note.78✤Book.208✤7/2021: Dale Carnegie
(2021) Đọc 8 cuốn sách về Dale Carnegie 🕮 Tổng số sách đã đọc được: 208 quyển 1/ 10 Buoc De Co Cuoc Song Tron Ven - Dale Carnegie...
(2021) Đọc 8 cuốn sách về Dale Carnegie 🕮 Tổng số sách đã đọc được: 208 quyển1/ 10 Buoc De Co Cuoc Song Tron Ven - Dale Carnegie2/ 40 Guong Thanh Cong - Dale Carnegie3/ Bang Huu Chi Giao - Dale Carnegie4/ Chien Thang Noi Lo Va Su Cang Thang - Dale Carnegie5/ Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie6/ Đắc Nhân Tâm Theo Phong Cách Phật Giáo - Chính Trung7/ Quẳng gánh lo đi và Vui sống - Dale Carnegie8/ Thay Doi De Thanh Cong - Dale Carnegie
Giả sử trăm nghìn kiếp
Nghiệp đã tạo không quên
Nhân duyên khi gặp gỡ
Quả báo lại phải chịu.
Hans Seyle nói: “Chúng ta càng ham muốn sự khen thưởng, thì chúng ta càng ghê sợ sự khiển trách”.
Cho nên, ngày mai chúng ta sẽ dự tính phê phán ai thì hãy nhớ Al Capone, “Two-Gun” Crowley và Albert Fall. Hãy biết rằng sự phê phán giống như con chim bồ câu đưa thư: nó luôn luôn trở về nơi xuất phát. Hãy nói với nhau rằng người mà chúng ta chê trách và muốn sửa chữa sẽ làm đủ cách để cho mình là đúng và trở lại lên án chúng ta.
Thời chiến tranh Nam-Bắc, Lincoln phải nhiều lần thay đổi các tướng lĩnh đứng đầu quân đội Potomac; họ liên tục vi phạm những sai lầm tai hại làm cho Lincoln thất vọng. Một nửa đất nước nguyền rủa dữ dằn những tướng lĩnh bất lực ấy. Tuy vậy, Lincoln, “không hề ác ý mà bao dung với tất cả”, vẫn chừng mực khi tiếp chuyện họ. Ông thường thích dẫn ra câu: “Đừng xét xử gì cả nếu anh không muốn bị xét xử”. Và khi bà Lincoln hoặc những người khác trách cứ gắt gao những người miền Nam, Lincoln trả lời: “Đừng lên án họ; trong những hoàn cảnh giống như vậy, thì chúng ta sẽ hành động đúng như họ mà thôi”.
“Vị tướng thân mến của tôi, “Tôi không tin rằng anh đánh giá đúng tai hại lớn lao do việc chạy thoát của Lee. Sự việc đã ở tầm tay và, nếu anh đã tấn công Lee, một trận đánh nhanh của anh, tiếp theo những chiến thắng vừa qua của chúng ta, sẽ đưa đến kết thúc chiến tranh. Giờ đây, thì ngược lại, chiến tranh sẽ kéo dài vô tận. Nếu anh không thể đánh thắng Lee, thứ hai vừa rồi, thì làm sao anh có thể tiến công ông ta ở phía bên kia sông, với chỉ có hai phần ba quân lực mà anh điều qua? Sẽ chẳng có lý gì để mà hi vọng, và tôi không hi vọng giờ đây anh có thể đạt được những tiến bộ rõ rệt. Điều may mắn đẹp nhất của anh đã qua, và anh thấy tôi buồn vô cùng về chuyện đó”.
Theodore Roosevelt kể lại chuyện thời làm tổng thống, mỗi lần gặp phải công việc khó khăn, ông dựa lưng vào ghế bành, ngước mắt nhìn chân dung lớn của Lincoln treo trên tường và tự hỏi: “Vào vị trí của tôi thì Lincoln sẽ làm gì? Lincoln sẽ giải quyết vấn đề như thế nào?” Vậy nên, lần sau khi chúng ta định “la mắng ai” thì hãy nghĩ đến Lincoln và tự hỏi: “Ông ấy sẽ làm gì khi ở vị trí của tôi?”
William James nói: “Nguyên lý sâu xa nhất của bản chất con người, đó là sự khao khát được đánh giá đúng”. Ông không nói là ước ao hay mong muốn, mà nói là “khao khát” được đánh giá đúng. Đó là một khao khát không thể dập tắt được và ai có thể thật lòng làm dịu cơn khát đó thì nắm giữ được đồng loại của mình trong tay. Sự ham muốn được là quan trọng không tồn tại ở loài vật. Đó là một trong những khác biệt chủ yếu giữa vật và người.
Hãy nói cho tôi anh muốn thỏa nguyện nhu cầu được là quan trọng như thế nào, tôi sẽ nói anh là ai. Điều đó xác định nhân cách của anh. Điều đó làm nên tính cách của anh.
Các nhà tỉ phú của nước Mỹ đã tài trợ cho chuyến viễn hành Nam cực của đô đốc Byrd để đổi lấy lời hứa hẹn đơn giản là những dãy núi đóng băng của châu Nam cực sẽ mang tên của họ. Victor Hugo không mong muốn gì hơn là cho thành phố Paris mang tên của mình. Và Shakespeare, tuy đã là nhà văn lớn trong số các nhà văn lớn, vẫn còn muốn vinh quang của mình chói sáng khi đề nghị cấp cho gia đình mình những tước hiệu quí tộc.
Bí mật của anh là đây: tôi chuyển đến các anh nguyên lời lẽ của Schwab, những lời đáng được khắc lên đồng, và đặt trong mỗi gia đình, mỗi trường học, mỗi cửa hàng và mỗi văn phòng; những lời mà mọi trẻ em cần khắc sâu trong trí nhớ, thay vì mất thời gian để nhớ cách chia động từ tiếng Latinh hay là lượng mưa trung bình hàng năm ở Brésil, những lời nói làm biến đổi cuộc sống của chúng ta, nếu chúng ta muốn “Tôi cho rằng, Schwab nói, quyền lực của tôi thức tỉnh nhiệt tình ở mọi người như là cái vốn quí nhất của tôi. Bằng cách khích lệ cá nhân mà người ta phát hiện ra và phát triển những năng khiếu tốt đẹp của họ”. “Không có gì giết chết lòng ham muốn của một cá nhân bằng những lời công kích của bậc trên của họ. Tôi không trách cứ ai bao giờ. Tôi tin rằng tốt nhất là khơi dậy, đem lại cho con người một lý tưởng để phấn đấu. Vì vậy tôi luôn luôn sẵn sàng khen ngợi và tôi ghét sự la mắng. Nếu tôi thấy một công việc làm tốt, tôi thành thật khen ngợi không tiếc lời”.
Carnegie không bao giờ thiếu lời khen ngợi những người cộng tác với mình, công khai cũng như riêng hai người. Và, cả sau khi ông qua đời, ông còn tìm được cách để khen ngợi họ; ông soạn lời bia mộ của ông: “Ở đây yên nghỉ một con người biết tập hợp những người thông minh hơn mình”.
Điều gì có thể thôi thúc phụ nữ rời bỏ gia đình? Chỉ đơn giản là vì “sự thờ ơ” của các ông chồng. Họ coi người liên kết với cuộc đời như là một phần của ngôi nhà hơn là nghĩ đến lợi ích của đối phương
Có một Bà vợ yêu cầu chồng cho danh mục lời khuyên cần thiết để trở thành một người vợ tốt nhất.
Người chồng tỏ ra ngạc nhiên trước yêu cầu của vợ và quyết định sẽ làm điều ngược lại, anh ta trì hoãn thời gian để làm vợ bất ngờ: - “Em hãy cho anh thời gian suy nghĩ, anh sẽ trả lời em sáng mai”.
“Ngày hôm sau, anh chồng này dậy thật sớm, đến nhà người bán hoa và đặt mua sáu bông hồng đỏ về tặng cho vợ tôi với lời gửi kèm theo: “Anh không thể tìm ra điểm gì mà anh thích em đổi thay. Anh yêu em như em vốn là thế!”
“Khi tôi trở về nhà chiều hôm ấy, vợ anh đợi ở ngưỡng cửa. Dường như nước mắt long lanh trên đôi mắt nàng.
Thế là ngày hôm đó người vợ tự kiểm điểm toàn diện về trách nhiệm của mình.
Là người chồng thì đừng chê trách người vợ mà hãy dành hết những lời khen chân thực.
Loyd George, Thủ tướng của Anh quốc thời chiến tranh thế giới lần thứ nhất, biết dùng chiến thuật đó rất cừ. Khi người ta hỏi ông vì sao ông giữ được quyền lực của mình, trong khi những người cầm đầu khác của thời ông: Wilson, Orlando, v.v... đều bị lãng quên, ông trả lời: “Tôi luôn luôn cố gắng chọn loại mồi mà cá ưa chuộng”.
Một nhà triết học đã nói: “thể hiện cá tính của mình là một điều tất yếu chủ đạo cho con người”. Vậy thì vì sao không sử dụng chiến thuật đó trong công việc? Khi nào nảy sinh trong chúng ta một ý kiến sáng láng, thì hãy tin rằng ý kiến sáng láng đó nảy sinh từ khách hàng hay là người cộng tác với chúng ta.
Tất cả chúng ta, dù là gì - anh hàng thịt, kỹ sư hay là vua trên ngai vàng - tất cả, chúng ta yêu quí những người ngưỡng mộ ta. Hãy lấy ví dụ của Kaiser. Cuối cuộc thế chiến lần thứ nhất, chắc chắn ông là người bị thù ghét ghê gớm nhất trên thế giới. Nhân dân của nước ông quay lại chống đối ông và ông phải trốn qua Hà Lan để khỏi mất đầu. Ông đã chuốc lấy sự ghê tởm đến mức hàng triệu người sẽ thích thú thiêu sống hay phanh thây ông ta. Tuy nhiên, giữa lúc hận thù bốc lửa, một cậu bé đã viết cho Kaiser một bức thư giản dị và chân thành, chứa chan tình cảm và ngưỡng mộ. Cậu bé giải thích là dù cho tất cả những người khác nghĩ như thế nào, cậu vẫn mãi yêu quí Guillaume, vị hoàng đế của mình. Kaiser vô cùng cảm động bởi thông điệp đó và mời cậu bé đến thăm ông ta ở Hà Lan. Cậu bé đến cùng mẹ đi theo, và tất cả kết thúc với một đám cưới...
Publilius Syrus, nhận xét: “Chúng ta quan tâm đến người khác khi họ quan tâm đến chúng ta”.
giáo sư James U. McConnell, nhà tâm lý học của Đại học Michigan. “Những ai hay mỉm cười, ông nói, có khuynh hướng chỉ huy, giảng dạy hoặc buôn bán với hiệu quả cao, và nhìn chung, con cái của họ đều sung sướng hơn. Một nụ cười có hiệu quả hơn một cái chau mày. Vì vậy mà những lời động viên có tác dụng hơn là khiển trách”.
Trong vài năm qua, công ty Điện thoại của New York có công việc với một khách hàng đặc biệt nóng tính. Ông ta thường nổi cơn bão tố, bốc khói, đe dọa. Ông ta từ chối trả tiền một số bưu kiện mà ông nói đã lạc hết. Ông viết những yêu sách trên báo chí. Ông chuyển vô số lời than phiền đến Ban dịch vụ công cộng và nhiều đơn kiện công ty Điện thoại. Mệt lắm rồi với tiếng tăm ồn ào đó, công ty này quyết định cử một đại diện thương mại khôn khéo nhất đến bên cạnh con chim báo điềm dữ này. Đặc phái viên này lắng nghe cái lão quàu quạu, để cho hắn tuôn hết cơn giận, bằng lòng chấp nhận và nói amen. Đặc phái viên này đã báo cáo lại như sau: “Trong ba giờ liền ông đã trút qua cho tôi mọi lời phàn nàn, còn tôi chỉ lắng nghe, tỏ ra dễ thương, câm nín và chấp thuận, rồi ông để tôi đi. Tôi trở lại thăm ông ta, và ông lại tiếp tục nói với lời lẽ sôi nổi, ồn ào. Bốn lần như vậy tôi đã đến gặp ông ta. Trước lần thăm thứ tư, tôi đã trở thành ủy viên danh dự của một tổ chức ông ta mới thành lập: “Hiệp hội bảo vệ những khách hàng Điện thoại”. Tôi luôn luôn được đối xử bằng cách ấy 107 bởi công ty Điện thoại, và ông ta đã tỏ ra nhân ái hơn. Vấn đề thúc đẩy tiến trình của tôi chỉ được nói đến khi kết thúc. Nhưng, vào lúc đó, vụ tranh chấp đã được sắp xếp: tôi nhận trả tất cả những ghi chú thua thiệt và, lần đầu tiên trong những niên giám của những người tranh chấp với công ty, con người ấy rút lui những lời than phiền Ban Dịch vụ công cộng. Điều có khả năng đúng là ông X... tự coi mình như là một người tiên phong can đảm, một người bảo vệ cho quyền lợi công cộng. Nhưng trong thực tế, điều ông ta muốn, chính là khẳng định sự quan trọng của ông. Đầu tiên ông đạt được bằng cách chống đối và khiếu nại, rồi khi sự quan trọng ấy được chấp nhận bởi một vị đại diện công ty Điện thoại, thì những lời kêu ca tưởng tượng ấy biến mất.
Nếu anh muốn biết phải làm gì để mọi người trốn tránh anh, chế giễu anh sau lưng, hoặc là khinh bỉ anh, thì anh đừng bao giờ nghe người khác nói cả; anh hãy thường xuyên nói về anh. Nếu anh nảy ra một ý kiến khi người khác đang nói, thì đừng chờ người ta nói xong. Có ích gì? Điều người ta đang kể không hay gì bằng điều anh sắp nói. Vì sao phải mất thì giờ nghe những lời ba hoa? Ngắt lời ngay giữa chừng.
“Con người chỉ nói về mình thì cũng chỉ nghĩ về mình thôi. Và con người mà chỉ nghĩ về mình là hết cách chạy chữa”, Nicholas Murray Butler, hiệu trưởng Đại học Columbia, đã nói như vậy. “Anh ta không có giáo dục, cho dù trình độ học vấn cao đến đâu”.
Hãy ý thức về điều này: tất cả ai mà chúng ta gặp gỡ đều tin rằng họ cao hơn ta về một mặt nào đó. Nếu anh muốn tìm thấy con đường của trái tim họ thì anh hãy chứng tỏ một cách tế nhị là anh thành thật thừa nhận tầm quan trọng của họ. Anh hãy nhớ lời của Emerson: “Tất cả mọi người đều cao hơn tôi về một mặt nào đó, và tôi học tập họ”. Thật buồn lòng khi thấy có những kẻ chẳng có gì đáng kiêu hãnh lại tìm cách che đậy những mặt yếu kém thầm kín của họ bằng những biểu hiện khoe khoang ồn ào xúc phạm những ai phải chứng kiến. Như Shakespeare đã từng nói: “Con người! Ôi con người phù phiếm! Mới được bọc vào chút ít quyền lực, mà đã bày ra trước trời cao những trò lố bịch làm cho các thiên thần phải khóc than”.
Một hôm, Lincoln đã trách cứ một sĩ quan trẻ cãi cọ dai dẳng với một trong những người bạn. Ông đã nói với anh ta: “Con người muốn tự hoàn thiện và vươn lên thì không để mất thì giờ vào những tranh cãi riêng tư. Chúng làm khô cằn tính cách và làm cho con người mất tự chủ. Đừng sợ phải nhượng bộ ít nhiều. Nhường lại đường đi cho một con chó hơn là để bị nó cắn vì tranh lối đi qua. Vì dù có giết nó thì vết cắn vẫn còn đó”. Hãy làm chủ cơn giận của anh. Hãy nhớ rằng người ta phán xét một con người về điều gì có thể làm anh ta nổi giận. Hãy bắt đầu lắng nghe. Hãy để cho những ai đối kháng với anh khả năng tự bộc lộ. Hãy để cho họ tha hồ nói. Đừng cưỡng lại, đừng tự bảo vệ, đừng tranh cãi, bởi vì sự phản ứng đó tạo nên những ngăn cách. Hãy thử xây dựng chiếc cầu thông cảm. Đừng dựng lên những bức tường của sự bất hòa. Hãy tìm đến những mảnh đất của sự thỏa thuận. Khi anh lắng nghe những người đối kháng với anh đến cùng, anh hãy dừng lại để suy nghĩ về những điểm và những khoản có thể thỏa thuận được. Hãy trung thực. Hãy tìm những điểm mà anh có thể nhận thức sai và chấp nhận chúng. Hãy xin lỗi về những sai lầm của anh. Điều đó giúp anh tước vũ khí địch thủ và giảm bớt thái độ tự vệ của nó. 137 Hãy hứa hẹn suy nghĩ về những ý tưởng của những người đối kháng với anh, nghiên cứu những ý tưởng đó thật cẩn thận. Hãy làm đi. Có thể những người đối kháng với anh có lý. Chấp nhận suy nghĩ về những điều họ nói ra dễ dàng hơn là lún sâu vào một vị thế làm cho các đối thủ của anh nhận xét: “chúng tôi cố gắng nói điều đó với anh nhưng anh đã từ chối lắng nghe”. Hãy cảm ơn chân thành các đối thủ của anh vì lợi ích của họ. Mọi người dành thời gian để tỏ ra không nhất trí với anh đã quan tâm đến những vấn đề như anh. Hãy nghĩ đến những người đối địch với anh khi thực tế họ muốn giúp đỡ anh, và có thể anh biến họ thành bạn thân. Hãy hoãn lại hành động của anh để cho hai bên hiện diện có thời gian xem xét chi tiết vấn đề. Hãy gợi ý một cuộc họp chậm hơn trong ngày, hay ngày mai, để cho mọi sự kiện được tập hợp. Để chuẩn bị cuộc họp đó, anh hãy đặt những câu hỏi sau đây: Có thể nào là sự thật trong lập luận của họ? Sự phản ứng của tôi có giải quyết được vấn đề hay đơn giản chỉ vì tôi muốn loại bỏ sự tước đoạt? Phản ứng của tôi làm cho các địch thủ xa lánh tôi hay ngược lại làm cho họ xích lại gần tôi? Có nâng cao uy tín của tôi với mọi người không? Tôi sẽ được hay mất? Nếu tôi được thì tôi trả giá bao nhiêu? Nếu tôi giữ được kín đáo thì sự bất hòa có tan biến đi không? Phải chăng hoàn cảnh khó khăn này là một cơ hội cho tôi để tiến bộ?
Giảng dạy mà không tỏ ra là giảng dạy Hãy cống hiến khoa học mới như là sự nhắc lại một điều bị lãng quên 141 Đã ba thế kỷ trôi qua, Galilée chẳng đã từng nói: Giảng dạy, đó là nhắc lại cho người khác điều gì mà họ đã biết rồi. Lord Chesterfield nói với con trai: Hãy khôn ngoan hơn người khác, nếu anh muốn; nhưng đừng làm cho họ cảm thấy điều đó. Socrate nhắc lại cho các đồ đệ ở Athène: Tôi chỉ biết có một điều: Đó là tôi chẳng biết gì cả.
“Tôi thường bước ra khỏi một văn phòng nào đó với sự đắc ý rằng mình đã dạy cho gã khách hàng tiềm năng nhưng ngu ngốc ấy một bài học. Rõ ràng là tôi đã dạy cho anh ta điều gì đó nhưng không biết anh ta có cảm nhận được gì không và rốt cục – điều quan trọng nhất là - tôi chẳng bán được gì cho anh ta cả”.
“Đây là nơi yên nghỉ của William Jay, Người đã cho rằng mình luôn luôn đúng Nhưng dù sai hay đúng, Ông cũng vẫn chết, không kém, không hơn.”
William Lyon Phelps, giáo sư văn học của Đại học Yale, đã viết: “Khi lên tám, vào cuối tuần tôi thường đi thăm dì Libby Linsley ở Stratford. Một tối nọ, có người đàn ông đứng tuổi đến nhà. Sau khi trao đổi công việc với dì, ông quay sang trò chuyện cùng tôi. Lúc bấy giờ, tôi đang say mê tàu thủy và ông ấy đã bàn luận với tôi biết bao điều hấp dẫn về tàu thủy. Sau khi ông ra về, tôi ca ngợi ông hết lời. Một con người thật đặc biệt! Dì tôi cho biết ông là một luật sư ở New York và ông chẳng quan tâm gì đến tàu thủy cả. Tôi hỏi: “Nhưng tại sao suốt buổi ông ấy chỉ nói về tàu thủy ?”. Dì tôi đáp: “Bởi vì ông là một người lịch sự. Ông thấy cháu quan tâm đến tàu thủy nên ông nói về tàu thủy để cháu vui”. Tôi sẽ không bao giờ quên điều đó”.
Ông Duvernoy kể lại câu chuyện như sau: “Sau khi nghiên cứu các mối quan hệ giữa người với người, tôi quyết định thay đổi chiến thuật. Tôi cố tìm hiểu điều mà con người ấy ưa thích, say mê. Tôi phát hiện ông là hội viên của Hiệp hội Các nhà kinh doanh khách sạn hiếu khách Hoa Kỳ (The Hotel Greeters of America). Không chỉ thế, do tính cách sôi nổi, tích cực, ông còn được bầu làm chủ tịch Hiệp hội này. Ở đâu có hoạt động của hội, ở đó có mặt ông. Thế là hôm sau đến thăm ông, tôi bắt đầu nói đến hoạt động của Hiệp hội. Ông hào hứng trò chuyện với tôi suốt nửa giờ đồng hồ về hội. Tôi có thể thấy rõ ràng rằng hội này không những là điều ông ưa thích, mà nó còn là khát vọng của đời ông. Trước khi tôi rời khỏi văn phòng, ông đã cho phép tôi trở thành một thành viên của tổ chức này. Trong suốt cuộc tiếp xúc, tôi không nói một lời nào về bánh mì. Nhưng vài ngày sau, viên quản lý khách sạn đó gọi điện thoại mời tôi mang các mẫu bánh mì và bảng giá đến.
Có một quy tắc hết sức quan trọng trong việc đối nhân xử thế. Nếu chịu tuân thủ quy tắc này thì hầu như chúng ta sẽ không bao giờ gặp rắc rối trong giao tiếp, sẽ có vô số bạn bè và sẽ luôn hạnh phúc. Còn ngược lại, vi phạm quy tắc này, bạn sẽ gặp khó khăn triền miên. Quy tắc ấy là: “Luôn luôn làm cho người khác cảm thấy họ quan trọng“. William James nói: “Nguyên tắc sâu xa nhất trong bản chất con người là sự thèm khát được khen ngợi.” Đây chính là điều khiến con người trở nên khác biệt với muôn loài và thúc đẩy nền văn minh nhân loại phát triển.
Câu chuyện như sau: Hall Caine thích sonnet và ballad cho nên ông đọc ngấu nghiến toàn bộ thơ của Dante Gabriel Rossetti. Thậm chí, ông còn viết một bài ca ngợi Rossetti và gửi một bản cho chính Rossetti. Rossetti rất cảm kích và nghĩ: “Chàng trai nào cảm nhận tài năng mình tinh tế như vậy hẳn phải thông minh lắm đây”. Thế là Rossetti mời chàng trai ấy đến Luân Đôn làm thư ký cho ông. Đó là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của Hall Caine. Ở vị trí mới, ông được gặp gỡ rất nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng thời bấy giờ. Họ đã chỉ dẫn và khuyến khích ông bước vào con đường văn chương, đưa tên tuổi ông lên đỉnh cao của vinh quang. Lâu đài Greeba Castle của Hall Caine trên đảo Man sau đó trở thành một nơi được mệnh danh là “Thánh địa Mecca của châu Âu” thu hút du khách từ những đất nước xa xôi trên khắp thế giới đến viếng thăm. Ông để lại một tài sản trị giá vài triệu đô-la. Ai biết được ông có thể đã chết lặng lẽ trong nghèo khó nếu như không biểu lộ sự thán phục một nhân vật nổi tiếng bằng bài viết đó.
David M. Goodrich, hội trưởng công ty làm vỏ xe hơi B.F. Goodrich. Ông đáp: “Điều kiện quan trọng nhất để thành công là yêu công việc của mình, như vậy thì tuy làm hàng giờ mà có cảm tưởng mình chỉ giải trí”. Đó là trường hợp ông Edison, một người hồi nhỏ thất học, phải bán báo, mà sau làm thay đổi hẳn nền kỹ nghệ của Mỹ. Ông thường ăn ngủ, ngay trong phòng thí nghiệm để có thể làm việc 18 giờ một ngày, nhưng ông không thấy mệt chút nào hết. Ông tuyên bố: “Suốt đời tôi, tôi có làm việc đâu. Vui quá! Như trò chơi tuyệt thú vậy!”.
Charles Schwab cũng nói với tôi đại loại như vậy. Ông rằng: “Nếu bạn thấy vô cùng hăng hái trong khi làm việc, thì gần như không có việc gì mà bạn không thành công”.
1. Đừng nhờ những nhà dùng phương pháp thần bí lựa nghề giùm, như các nhà chiêm tinh, các “mét coi chỉ tay, chữ viết, coi tướng …” Phương pháp của họ không tin được.
2. Đừng đi hỏi người nào tin rằng chỉ cần làm một trắc nghiệm là lựa được nghề hợp với mình ngay. Cách đó trái hẳn với quy tắc hướng dẫn, vì phải xét đủ những điều kiện vật chất, xã hội, kinh tế ở chung quanh ta mới được.
3. Lựa một nhà chuyên môn có đủ sách để kiếm tài liệu về các nghề nghiệp trước khi khuyên bạn.
4. Nhà chuyên môn phải xét bạn nhiều lần rồi mới quyết định được.
5. Nếu họ chưa xét đi xét lại mà đã viết thư khuyên, bạn đừng thèm nghe.
“Này anh Ted, anh nên coi đời của anh như cái đồng hồ cát. Anh biết rằng phần trên đồng hồ đó có đựng hàng ngàn hột cát. Và những hột cát ấy, đều lần lần liên tiếp nhau, chui qua cái cổ nhỏ ở giữa để rớt xuống phần dưới. Không có cách gì cho nhiều hạt cát chui cùng một lúc được, trừ phi là đập đồng hồ ra, hết thảy bọn chúng ta đều như chiếc đồng hồ ấy. Buổi sáng, thức dậy, ta có hàng trăm công việc phải làm trong nội ngày. Nhưng nếu chúng ta không làm từng việc một, chậm chạp, đều đều như những hột cát chui qua cái cổ đồng hồ kia thì chắc chắn là cơ thể và tinh thần ta hư hại mất”.
Người xưa có câu: “Quá khứ đã qua, chúng ta không thể thay đổi được nó; tương lai là điều chúng ta không thể biết được, nhưng ngày hôm nay lại là một tặng vật (present) - đó là lý do tại sao chúng ta gọi nó là hiện tại (present)”.
Nếu bạn không thể ngủ thì hãy thức dậy và làm một điều gì đó, thay vì cứ nằm mãi trên giường mà lo lắng. Sự lo lắng là cái trừng phạt bạn, chứ không phải sự mất ngủ.
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất