Note.75✤Book.195✤7/2021: MADAM NHU TRẦN LỆ XUÂN (Volkan Vutich)
(2021) Đọc Madam Nhu Trần Lệ Xuân 🕮 Tổng số sách đã đọc được: 195 quyển 1) Madam nhu trần lệ xuân - quyền lực bà rồng 2) Đệ nhất...
(2021) Đọc Madam Nhu Trần Lệ Xuân 🕮 Tổng số sách đã đọc được: 195 quyển1) Madam nhu trần lệ xuân - quyền lực bà rồng2) Đệ nhất phu nhân của Hoàng Trọng Miên
Rồng Cái là hình ảnh tưởng tượng kiểu Tây phương về một người Đông phương - dâm dục, suy đồi, và nguy hiểm. Cái khuôn mẫu độc ác này đã đúc ra những người đàn bà châu Á quyền lực trước bà Nhu, như bà Tống Mỹ Linh, vợ Tưởng Giới Thạch và Từ Hi Thái Hậu. Vụ án phản quốc Tokyo Rose, giọng nói nữ của chương trình phát thanh tuyên truyền Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai, vẫn còn in đậm trong ký ức chung ở Mỹ khi bà Nhu buộc tội những người Mỹ ở Việt Nam đã hành động như "những tên lính đánh thuê". Hậu quả là hình ảnh Rồng Cái mà công chúng thấy ở bà Nhu là một chiều, như một tên vô lại ria xoắn trong một kịch bản Hollywood tồi, mà như vậy thì hơi quá dễ dãi.
Tấm ảnh tôi thích nhất là của Larry Burrows chụp bà Nhu năm 1962. Với những lọn tóc đen và móng tay sơn bóng nhoáng, bà nổi bật lên giữa đám đông mặc binh phục màu lục vàng thời chiến. Mặc chiếc áo dài truyền thống Việt Nam, màu trắng tinh khiết, và với cái eo nhỏ xíu, có thể nói bà là người đàn bà thanh nhã ngoại trừ khẩu súng lục màu đen mà bà giương lên, nhắm và sẵn sàng bắn. Có lần người anh chồng của bà, Tổng thống Ngô Đình Diệm, nghi ngờ sự kín đáo của cái áo vét vừa khít thân hình mảnh dẻ của bà Nhu, ý nói đến sự hở vai hở cổ của nó, nghe nói bà đã làm ông cứng họng bằng câu trả lời khinh thị: "Không phải cổ anh lòi ra mà là cổ tôi. Nên anh im đi giùm".
Cha mẹ bà Nhu từng rất nổi tiếng trong giới ngoại giao, thậm chí có một giai đoạn ngắn họ nổi tiếng vì công khai từ chối đứa con gái Rồng Cái vào năm 1963. Ở Việt Nam, vợ chồng ông Chương thuộc dòng dõi quyền quí: Ông Chương là đại địa chủ và là luật sư Việt Nam đầu tiên có bằng tiến sĩ luật của Pháp; bà Nam Trân, là công chúa, con của Kiên Thái Vương (em vua Tự Đức). Họ sống một cuộc đời vương giả ở Việt Nam trước chiến tranh, với hai chục người hầu hạ từ đầu đến chân. Bà Chương bám chặt vào cảm giác vương quyền ngay cả khi giữ vai trò vợ của một nhà ngoại giao ở Washington, D.C. Khi tiếp khách, bà yêu cầu mọi người không được mặc y phục màu vàng, màu hoàng gia, ngoại trừ bà.
Trong truyền thống Khổng giáo Á Đông, con trai được chờ đợi sẽ chăm
sóc cha mẹ khi già yếu, và chỉ có con trai mới là quan trọng trong tập tục
thờ cúng tổ tiên của người Việt. Tục ngữ Việt Nam truyền thống đã thâu
tóm nỗi thất vọng của việc sinh con gái: "Nhất nam viết hữu, thập nữ
viết vô", hay "Một trăm con gái không bằng hòn dái con trai". 4 Vào
ngày cưới, người đàn ông đưa về gia đình một vật sở hữu quý giá hơn
tất thảy: một cô con dâu, người sẽ chỉ được giải thoát khỏi vai trò người
hầu thật sự của gia đình chồng, đặc biệt là mẹ anh ta, chỉ đến khi cô có
con trai. Vòng luẩn quẩn cứ thế tiếp diễn.
sóc cha mẹ khi già yếu, và chỉ có con trai mới là quan trọng trong tập tục
thờ cúng tổ tiên của người Việt. Tục ngữ Việt Nam truyền thống đã thâu
tóm nỗi thất vọng của việc sinh con gái: "Nhất nam viết hữu, thập nữ
viết vô", hay "Một trăm con gái không bằng hòn dái con trai". 4 Vào
ngày cưới, người đàn ông đưa về gia đình một vật sở hữu quý giá hơn
tất thảy: một cô con dâu, người sẽ chỉ được giải thoát khỏi vai trò người
hầu thật sự của gia đình chồng, đặc biệt là mẹ anh ta, chỉ đến khi cô có
con trai. Vòng luẩn quẩn cứ thế tiếp diễn.
Đứa con gái thứ hai này chỉ làm trì hoãn ngày tự do của bà Chương mà thôi, cho đến khi sinh được con trai, bà là người thấp cổ bé họng nhất trong nấc thang thứ bậc của gia đình chồng. Hơn thế nữa, mẹ chồng bà đã đưa ra một vài lời đe dọa đáng ngại. Bà muốn con trai bà, ông Chương, lấy vợ lẽ nếu đứa thứ hai này không phải con trai. Ông Chương, suy cho cùng, là con trai trưởng của nhà họ Trần danh giá - ông nên tận dụng mọi cơ hội để truyền thừa sự vĩ đại của gia đình bằng huyết nhục của chính mình. Tục đa thê đã là một phần của truyền thống văn hóa ở Việt Nam trong nhiều thế kỷ. Một người phụ nữ chỉ biết sinh con gái, dù có là đứa con dâu trung thành hay không, cũng chẳng có mấy giá trị. Những thất bại nên được xóa sạch càng nhanh càng tốt.
Thầy tử vi của gia đình là một trong những người nhìn mặt em bé đầu tiên. Công việc của ông ta là đoán quyết vận mạng của bé bằng cách đối chiếu ngày sinh, mùa hoàng đạo, giờ sinh với vị trí của mặt trời và mặt trăng và không quên tính cả những ngôi sao chổi đang lướt qua. Một khả năng rất lớn là nhằm cổ vũ tinh thần của người mẹ đáng thương bị phong kín trong căn phòng tối ba tháng trời, cùng đứa con gái nhỏ mà bà không hề mong muốn, ông thầy đã thốt lên về số phận của đứa trẻ: "Thật là ngoài sức tưởng tượng!" Đứa bé, ông nói với bà Chương đang run lẩy bẩy, sẽ leo lên đến những đỉnh cao vời vợi. "Ngôi sao chiếu mệnh của nó không thể nào tốt hơn!" Bé gái sẽ lớn lên trong niềm tin vào vận mệnh của mình đồng thời với lời tiên tri xán lạn đã khiến mẹ cô ghen tỵ một cách sâu xa. Kết quả là một cuộc đời với những mối quan hệ mẹ con đầy căng thẳng và sự ngờ vực bất tận.
Một đứa trẻ khác có thể đã phản ứng khác hẳn, trở nên dễ bảo khi đã quen với hoàn cảnh thực tế của mình. Nhưng bà Nhu đã nhớ về thời thơ ấu như một quãng thời gian đầy tức tối. Bà khao khát sự chú ý và chấp thuận. Để có được nó, bà đã phải làm việc chăm chỉ hơn, khóc to tiếng hơn. Ngay khi là một cô gái nhỏ, bà đã tin rằng mình có quyền nhiều hơn thế
Lệ Xuân được dạy nói, đọc, viết, và suy nghĩ như một nữ sinh Pháp bé nhỏ. Cô học thuộc thứ tự các vị vua nước Pháp và ngày tháng tất cả những cuộc chiến giữa Pháp và Anh. Cô có thể đọc vanh vách những cánh rừng và những ngọn núi tuyết phủ mà thậm chí chưa từng nhìn thấy chúng. Cô làm bài kiểm tra về thi ca và chính tả tiếng Pháp nhưng không được học về di sản của đất nước mình. Lệ Xuân có bổn phận phải quên cô là người Việt và được khích lệ để tin rằng định mệnh của cô là trở thành một phần của một nền văn hóa khác, ưu việt hơn.
Người Việt Nam có cả một kho tàng huyền sử kể về những người mẹ cao quý và anh hùng. Người ta kể rằng một trong những vị vua huyền thoại của Việt Nam, Lê Lợi, đã được giấu trong vạt áo của mẹ ông và nhờ đó thoát khỏi bàn tay của những kẻ xâm lược nhà Minh. Thần thoại về người mẹ gắn liền với câu chuyện sáng tạo của dân tộc Việt, tình thương và lòng tận tụy của người mẹ đã được công nhận là những nét phẩm hạnh phi thường của các nữ nhân vật Việt Nam. Người Cộng sản ắt hẳn đã rất thành công trong việc đúc kết sự hy sinh của người mẹ và lòng yêu nước vào cuộc tuyên truyền cách mạng của họ, nhưng bà Nhu cũng đã cố gắng, trong suốt những năm trên ghế quyền lực, sử dụng thiên chức làm mẹ như một hình ảnh về sự đạo đức. Vì vậy, tôi phải tự hỏi, phải chăng sự coi trọng hình tượng Quốc Mẫu của người Việt, đã tác động đến cách nhìn của bà Nhu về bản thân mình trong câu chuyện? Dù sao đi nữa, lòng tin vào sự không thể bị đánh bại của bà đã trở thành hiện thực. Việc băng qua cầu một cách táo tợn đã gia tăng niềm tin của bà rằng bà sẽ sống sót qua thử thách này và bất kỳ thử thách nào khác có thể đến.
Ông bà Nhu đã dọn lên Đà Lạt, một biệt thự đẹp như tranh náu mình giữa ngàn thông và những ngọn núi vùng cao nguyên trung phần Việt Nam. Và mặc kệ chiến tranh, bà Nhu đã gọi những năm tháng đó là "quãng thời gian hạnh phúc nhất" đời bà. Đà Lạt đã được dựng lên từ hư không đặc biệt cho mục đích hưởng lạc. Người Pháp đã quyết định từ đầu thế kỷ hai mươi là xây một thành phố nghỉ mát trên vùng núi như một nơi trốn tránh cái nóng và sự dơ bẩn của những thành phố. Nó được xây dựng một cách rất cô lập, điều mà các nhà sáng lập tin là sẽ làm cho trải nghiệm ở Đà Lạt càng thêm thích thú. Người Pháp đã tạo ra một địa điểm để giúp họ quên hoàn toàn họ đang ở Đông Dương - một "hòn đảo da trắng" ở vùng nhiệt đới. 3 Họ xây dựng những ngôi nhà như những biệt thự nghỉ trượt tuyết, và ga tàu lửa trông như một sân ga ở Deauville, một thành phố ven biển Normandie. Họ trồng những cây cho các loại thực phẩm mà họ thiếu. Đến hôm nay những ngôi chợ Đà Lạt có đầy đủ các thành phần để nấu món xúp đúng kiểu Pháp: tỏi tây, cần tây, cà rốt, hành, rau xanh, và khoai tây.
Gia đình bà Nhu đã đến với Đà Lạt "mãi mãi". Họ yêu nó vì cùng những lý do mà người Pháp yêu. Nó nâng họ lên trên sự hỗn tạp bẩn tưởi của loài người trong những thành phố quá đông đúc và nóng bức. Ở đó có những khách sạn đẹp kỳ lạ, những sân gôn, và những nhà hàng Pháp và Trung Hoa. Ở đó cũng có những hộp đêm, nhà hát và nhạc jazz. Anh họ của bà Nhu, hoàng đế Bảo Đại, có một cung điện ở Đà Lạt, giống như của quan toàn quyền Pháp. Đà Lạt vẫn nổi danh về sự thư nhàn và xa hoa; giờ đây nó là điểm đến trăng mật cho những cặp vợ chồng Việt mới cưới. Đà Lạt gợi tôi nhớ đến Thác Niagara với hơi ít ánh đèn nê-ông và thật nhiều quán karaoke. Những trái tim hồng và hoa hồng đỏ in trên giấy nến được dán khắp nơi - cả trong những câu khẩu hiệu đảng phái in trên băng rôn vàng chóe treo khắp các ngả đường chính. Những ngọn đèn Noël thắp sáng quanh năm lung linh trên những cành cây. Những chiếc thuyền đạp nước hình thiên nga cho thuê dọc bờ hồ. Chúng khuấy tung mặt hồ nhân tạo phẳng lặng giữa trung tâm thành phố, làm cho nước ngầu đục và sóng sánh. Nổi danh với ngàn hoa, cảm giác thành phố này giống như một gian hàng Valentine tại cửa hàng CVS vào giữa tháng Hai. Sự vội vã quy hoạch và quản lý ngành công nghiệp du lịch lãng mạn đầy lợi nhuận này của nhà nước đã giáng đòn nặng nề vào vẻ đẹp tự nhiên của Đà Lạt.
Khi ông bà Nhu đến vào mùa xuân năm 1947, Đà Lạt đã không còn giống như trong kỷ ức thời trẻ của bà Nhu. Những lùm rừng nhiệt đới đã chiếm chỗ những trảng cỏ lớn của thành phố. Cuộc suy thoái toàn thế giới lan đến Việt Nam vào đầu những năm 1930 đã cắt xén đáng kể ngân sách du lịch. Đến thời điểm chiến cuộc nổ ra ở Âu châu năm 1939, Đà Lạt đã bị bỏ mặc không ai ngó ngàng tới. Những sân tennis xác xơ và phủ đầy cỏ dại. Những sòng bạc ngừng hoạt động. Những hộp đêm và rạp xi nê bị đóng cửa, và những lối đi dọc bờ hồ vắng lặng đìu hiu. Trong suốt chiến tranh, người Nhật đã bố ráp và giam cầm bất kỳ ai cố ở lại. Khách sạn Palace không một bóng du khách - cầu thang gác hoành tráng ngày nào đã đổ sập, và không có ai ở đó để sửa sang. Lợn lòi và mèo rừng xâm lấn vào ranh giới thành phố.
Nhưng không có gì ở Đà Lạt là hoàn toàn giống với cái dường như là nó. Ngay chính tiền đề về nơi này như một hòn đảo cho sự nghỉ ngơi và yên tĩnh lành mạnh của người da trắng là một điều đại dối trá. Vì một điều, số phận của nó không bao giờ cách ly khỏi người Việt được. Nơi này được xây trên mồ hôi và xương máu của lao động khổ sai. Bất chấp nguồn vốn nhân lực vô tận và đặt nặng vào sự xa hoa, các nhà sáng lập thực dân đã cạn kiệt tiền bạc. Trớ trêu thay, khu nghỉ mát được xây dựng như một nơi trốn lánh có lợi cho sức khỏe của mọi người lại là một cái ổ phát sinh muỗi sốt rét do những cái hồ nhân tạo. Đà Lạt cũng không phải là nơi ẩn náu êm đềm khỏi chiến tranh. Nó đã trở thành đại bản doanh trên thực tế của những tham vọng chính trị và quân sự của Pháp ở Đông Dương. Hơn nữa, ông Nhu không hoàn toàn say sưa với hoa lan như ông tỏ ra. Ồng đang ấp ủ một cái gì đó nguy hiểm hơn nhiều. Trong suốt những năm ở Đà Lạt, từ 1947 đến 1954, Ngô Đình Nhu đã gieo trồng những hạt mầm của một đảng phái chính trị, đảng mà ông gọi là Cần lao (Đảng Cần lao Nhân vị - Personalist Labor Party). Nó tuyển mộ những thành viên vào một mạng lưới những chi bộ trong đó mỗi người không biết nhiều hơn một vài đồng chí trong hội. Tất cả những vận động ngấm ngầm đó đã sinh hoa kết quả, tạo ra một bộ máy chính trị với mười ngàn thành viên. Nó sẽ ủng hộ và củng cố chiếc ghế Tổng thống của Ngô Đình Diệm trong chín năm, nhưng tổ chức này sẽ không bao giờ rũ sạch những bí mật của những năm tháng sáng lập nó. Nó đã chuốc lấy cho chính nó và người sáng lập, ông Nhu, một tiếng tăm bất chính. Nguyên tắc cơ bản nhất của "Chủ nghĩa Nhân vị" nói rằng nhân cách là thuốc giải bách độc cho một cá thể. Đó là một khái niệm hoàn toàn gây bối rối. Ồng Nhu đã làm quen với triết thuyết Thiên Chúa giáo mơ hồ tăm tối hồi còn là một sinh viên năm 1930 ở Pháp. Những nỗ lực của ông để lý giải làm thế nào một triết thuyết Công giáo Pháp có thể áp dụng để xây dựng một Việt Nam độc lập luôn luôn dài dòng và khó hiểu. Niềm tin của ông, tuy nhiên, rất nhiệt thành. Ông Nhu đang xây dựng một phương án thay thế thật sự cho Pháp lẫn Việt Minh. Ông đang gây dựng một mạng lưới những người ủng hộ cho anh trai mình là ông Diệm.
"Tôi cô đơn trong hầu hết thời gian", bà Nhu viết về cuộc hôn nhân của bà trong suốt giai đoạn đó. Trong khi ông Nhu đang xây dựng nền tảng chính trị của mình, vợ ông không hề biết ông ở đâu. "Chồng tôi đơn giản là biến mất mà không nói một lời". Bà Nhu có thể không biết chính xác chồng bà đang ở đâu, nhưng bà có một ý niệm đại thể về những gì ông đang làm. Địa điểm trăng mật không thể che đậy thực tế rằng cuộc hôn nhân của họ đã trở thành một cái gì đầy toan tính thực dụng và không có mấy thời gian còn lại dành cho tình yêu.
Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm có một vài điểm chung. Cả hai đều đến từ miền Trung Việt Nam, và cả hai đều được cha họ thấm nhuần những phẩm cách của một nhà dân tộc chủ nghĩa chống Pháp và chống thực dân. Ông Hồ thậm chí đã học tại ngôi trường ở Huế do cha ông Diệm sáng lập. Giống như ông Diệm, Hồ Chí Minh hy vọng rằng người Mỹ sẽ giúp người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Ông có lý do để nghĩ như vậy. Cơ quan Tình báo Chiến lược (OSS), tiền thân của CIA, đã can thiệp vì ông Hồ khi ông bị giam cẩm ở Trung Hoa Dân Quốc. Ông đã trích dẫn một phần của Tuyên ngôn Độc lập Mỹ khi ông tuyên bố nền độc lập của Việt Nam vào tháng Tám năm 1945, và những người lính Việt Minh của ông đã tham gia vào các sứ mệnh chống Nhật của Mỹ. Cùng lúc, Hồ Chí Minh là một người Cộng sản sắt đá, một môn đồ của Karl Marx và là người tin vào cuộc cách mạng vô sản. Ông những muốn xây dựng một Việt Nam độc lập, xã hội chủ nghĩa, nhưng ông cũng biết rằng cơ hội tốt nhất để đưa Việt Nam đến sự độc lập đó là bằng việc tạo ra một sự nghiệp chung cho những người tư bản chủ nghĩa, địa chủ, và tư sản, chí ít trong một thời gian. Xét đến sự việc họ sẽ đối đầu với nhau chỉ vừa vặn một thập niên sau, không có gì đáng ngạc nhiên khi ông Diệm không bao giờ công khai thừa nhận đã từng tiếp xúc với những lãnh tụ Việt Minh. Nhưng những nghiên cứu gần đây về những hoạt động của ông Diệm trong quãng thời gian đó chứng tỏ rằng trên thực tế ông đã có liên hệ. Ông Diệm đã quan tâm đến việc để ngỏ những lựa chọn của mình càng lâu càng tốt Ông đang chờ xem liệu một phương án thứ ba, không phải người Pháp cũng không phải người Cộng sản, có khả thi hay không. Trước năm 1949 ông Diệm rốt cuộc đã đi đến một quyết định dứt khoát, ông cự tuyệt Việt Minh và đồng thời tuyên bố sự hợp tác của cựu hoàng Bảo Đại với người Pháp là không thể chấp nhận được. Đứng một mình thì nguy hiểm thật, nhưng ông Diệm đã chán ngấy những giải pháp nửa vời. "Tôi tán thành những cải cách xã hội triệt để và táo bạo, với điều kiện là phẩm giá con người sẽ luôn được tôn trọng và được tự do phát triển". 5 Với ý nghĩa này ông Diệm đã công bố một hiệp ước dưới tên ông vào ngày 16 tháng Sáu năm 1949, hy vọng rằng, theo học giả Edward Miller, tập hợp được mọi người dưới ngọn cờ đại nghĩa của ông. "Lời tuyên bố này đã được rất nhiều người Việt Nam đọc và ghi nhớ, nhưng nó đã không tạo ra một làn sóng mến mộ mới mẻ dành cho ông Diệm... Tác động ngay tức thì của nó là làm cạn kiệt lòng kiên nhẫn của cả người Pháp và Việt Minh". Ông Diệm đang tuyệt giao với mọi người nhằm bắt đầu lại một cái gì đó mới mẻ.
Trong vài năm đầu ở Dinh, Ngô Đình Diệm và chế độ gia đình trị của ông đã làm được rất nhiều việc. Một triệu dân lánh nạn đã được an cư ở miền Nam. Sản lượng gạo đã tăng từ 2,8 lên tới 4,6 triệu tấn. Sản lượng cao su tăng từ 66.000 lên 79.000 tấn. Những chương trình tín dụng nông nghiệp và cải cách điền địa đã phá bỏ những đồn điền thời thực dân, giúp người dân đầu tư công sức vào đồng ruộng của mình và nỗ lực đa dạng hóa cầy trồng. Ba quốc lộ quan trọng đã được hoàn thành, hai trường đại học mới được thành lập, và sản lượng điện năng tảng gấp đôi đã đẩy nhanh tốc độ tái thiết cần kíp sau chín năm chiến tranh giành độc lập. Năm mươi mốt xí nghiệp sản xuất mới đã được xây dựng, nhiều nhất là trong ngành dệt, ngành mà người Pháp đã luôn luôn kiểm soát. Chi phí nhập khẩu của miền Nam Việt Nam đã giảm hơn 40 triệu Mỹ kim một năm, số tiền đáng kể với một quốc gia hãy còn rất nghèo. Nhưng tất cả những thành tựu này đã đạt được dưới sự che chở của viện trợ Hoa Kỳ - lên tới 150 triệu Mỹ kim mỗi năm trong năm năm, từ 1955 đến 1960. Con số này nghe có vẻ nhỏ nếu tính theo thời giá đô la hiện nay, nhưng đó là gấn 15 phần trăm ngân sách viện trợ của Hoa Kỳ cho việc phát triển kinh tế và kỹ thuật của tất cả các quốc gia.
John Phạm, vệ sĩ của ông Diệm, xác nhận nhiều nét thánh thiện đã được mô tả trong tiểu sử của ông Diệm. Ngài Tổng thống có một cuộc sống khổ hạnh như thầy tu. Những căn phòng riêng của ông trên tầng hai tòa cổ Dinh của Pháp có sàn gỗ trơ trụi, và giường ngủ của ông là một chiếc đệm rơm. Chỗ ngủ của ông liền kề văn phòng, nơi ông trải qua hầu hết thời gian khi thức. Đồ đạc bao gồm một chiếc bàn cà phê tròn bằng gỗ và một chiếc ghế da mòn vẹt. Ông Diệm ăn tại bàn giấy trong khi làm việc qua những bữa sáng, trưa, và tối. Vào buổi sáng ông uống cà phê với đường và thường ăn cháo với cá kho (cá nhỏ). 4 Những bữa trưa và tối của ông cũng rất đơn giản, gồm cơm và rau cải, thịt heo ba chỉ rán, hoặc một loại cá nào đó. Để tráng miệng, ông dùng hai trái bắp với đường. Ồng Diệm có những sở thích giản dị; ông ăn gần như cùng một thực đơn trong mọi ngày với chỉ món cá thay đổi. Ông không uống rượu vang hay whisky, chỉ có trà nóng, nhưng ông hút thuốc liên tục, vừa tắt điếu này đã lại đốt điếu khác. Ông Diệm bập bập từng hơi ngắn và chờ cho tàn thuốc dài ra trước khi rảy vào gạt. Ông hút nhiều đến độ những ngón tay ám khói vàng ệch. Ông Diệm ăn một mình trong hầu hết thời gian; những bữa ăn và giấc ngủ của ông rất thất thường vì giờ giấc làm việc của ông. Đôi khi ông nhịn ăn cho đến 4 giờ sáng. Từ chỗ của mình, ông có thể kéo một cái chuông để gọi nhà bếp. Hai hoặc ba người hầu được phân công túc trực suốt ngày đêm, nhưng ông luôn luôn rất rộng lượng với những người làm việc cho mình. John kể với tôi rằng ông Diệm thậm chí đã dùng tiền lương của mình cho các nạn dân để giúp họ ổn định cuộc sống. Là người tận hiến cuộc đời cho quốc gia, ông Diệm không có thì giờ cho những mối quan hệ cá nhân bên ngoài gia đình mình. Ông là người đàn ông độc thân, nhưng từ này ngụ ý một lối sống thảnh thơi vô tư lự vốn hoàn toàn không có trong tính cách của ngài Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Sự quyến luyến cá nhân duy nhất của ông là với khu vườn. Sau khi làm việc, ông Diệm sẽ tản bộ qua những mảnh vườn tược của Dinh. Khi những chức sắc ngoại quốc thăm viếng, mang theo trái cây và những thứ cao lương mỹ vị như một món quà từ xứ sở họ, ông Diệm để dành phần ngon cho những vệ sĩ của mình; ông chỉ kêu họ đưa lại hạt để ông trồng chúng trong khu vườn của mình.
Vệ sĩ John Phạm không đồng ý. Ông kể với tôi rằng ông Diệm không hoàn toàn thích bà Nhu. Ông nghĩ cô em dâu của mình "trông như một quý cô nóng bỏng, quá huênh hoang". Mọi điều về tính cách phô trương của bà đều trái ngược với bản tính trầm lặng của ông Diệm, nhưng ông vẫn kiên nhẫn chịu đựng bà. Ông nhận ra rằng ông mắc nợ cậu em Nhu về tính cách thực tế chính trị của ông - về việc làm những điều cần phải làm nhưng có thể phương hại tới những chuẩn mực đạo đức khắt khe của ông. Theo quan điểm của John Phạm, ông Diệm không nói toạc những gì không hay về bà Nhu vì ông không muốn gây phiền hà cho em trai mình.
Nguồn cảm hứng của bà Nhu đối với "những người yêu bé nhỏ" của bà đến từ huyền thoại Hai Bà Trưng, hai người phụ nữ trẻ đã khởi binh chống lại quân Hán xâm lược vào năm 40, gần hai ngàn năm trước. Những người Cộng sản cũng sử dụng huyền thoại này - họ tìm thấy yếu tố giai cấp trong câu chuyện - nhưng với những mục đích của mình, bà Nhu nhấn mạnh đến sức mạnh của phụ nữ và các bà mẹ trong chiến đấu. Tương truyền rằng, bà Trưng Trắc trả thù cho chồng bị quan thái thú nhà Hán giết hại. Em gái bà cùng một đội nữ kỵ binh ưu tú sát cánh bên bà. Một trong những người phụ nữ này đang mang thai và sinh con trong trận tiền nhưng vẫn tiếp tục chiến đấu với đứa bé sơ sinh buộc chặt sau lưng. Bà Nhu hy vọng rằng câu chuyện lịch sử đó sẽ thúc đẩy những người phụ nữ thời đại bà học tập những kỹ năng bảo vệ gia đình mình. Thậm chí bà còn cho dựng tượng đồng Hai Bà Trưng, đứng chào đón những chiếc tàu cập cảng Sài Gòn. Nhưng khi tượng được dựng lên, khuôn mặt và vóc dáng của Hai Bà Trưng giống bà Nhu quá đến mức thành lời ong tiếng ve. Bà Nhu muốn phụ nữ miền Nam ngưỡng mộ hai vị nữ anh hùng thời xa xưa hay Đệ nhất Phu nhân của họ? Rất có thể bản thân điêu khắc gia đã áp đặt những đường nét tương tự với ý định nịnh bợ Đệ nhất Phu nhân, nhưng diễn giải phổ biến nhất là, một lần nữa, bà đang sử dụng phong trào phụ nữ để phục vụ cho những mục đích riêng của mình
Nhưng hầu hết người Việt Nam không theo Công giáo. Họ là Phật tử, chí ít là pha trộn. Tôn giáo phổ biến nhất ở Việt Nam vẫn là sự pha trộn của Phật giáo, Khổng giáo, và Đạo giáo, cộng với một số hình thức thờ phụng tổ tiên. Đa số gia đình đều có một bàn thờ ở trong nhà, cũng như các tiệm buôn bán của người Việt có bàn thờ thần tài. Bà Nhu lớn lên trong một gia đình vừa theo đạo Phật vừa theo đạo Khổng. Mùi nhang nhắc bà nhớ đến bàn thờ gia đình ở Hà Nội, mà cứ vào ngày trăng non (ngày đầu tháng âm lịch) hương trầm lại trộn lẫn với tinh dầu cam và hoa đào mà mẹ bà chuẩn bị trước khi bắt cả nhà quì lạy trước bàn thờ ngập đầy hoa quả. Bà Nhu có lẽ đã biết rằng Phật giáo có thể gợi lên cảm xúc mạnh mẽ về tổ ấm và gia đình cho người Việt Nam, nhưng gia đình Công giáo mà bà hòa nhập khi lấy chồng không nhìn thấy mọi chuyện theo cách đó - Tổng Giám mục Thục càng không, vì ông cho rằng nghi thức lỏng lẻo của Phật giáo mà hầu hết người Việt Nam thực hành như một cảm trạng nước đôi tôn giáo. Ông thấy cảm trạng nước đôi đó là thử thách và cơ hội. Giấc mơ của ông biến Việt Nam thành một quốc gia Cơ Đốc giáo dường như gần gũi đến mức trêu ngươi. Và ông Thục không làm gì nhiều để che giấu tham vọng cá nhân của mình: trở thành đức hồng y của Giáo hội Công giáo, hay thậm chí cao hơn nữa.
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất