(2021) Đọc 12 cuốn sách về Mục tiêu, phát triển bản thân 🕮 Tổng số sách đã đọc được: 168 quyển
1/  Cơ Hội Chỉ Đến Với Người Có Chuẩn Bị - Dữ Tư
2/  9 Bí quyết vận dụng luật hấp dẫn để thay đổi vận mệnh cuộc đời - Pam Grout
3/ Bắt Sóng Cảm Xúc - Bí Mật Lực Hấp Dẫn  Rom Brafman
4/ Chinh Phục Mục Tiêu  Brian Tracy
5/ Chuyện Của Chú Gián - Giải Pháp Tối Ưu Cho Bạn Craig Hovey
6/ Luật Hấp Dẫn - 5 Bước Thực Hành  Joe Vitale
7/  Luật hấp dẫn: bí mật tôí cao - Som Sučhīrā
8/ Người Nam Châm - Bí Mật Của Luật Hấp Dẫn Jack Canfield, D.D Watkins
9/ Ồ! Đây Chính Là Thứ Tôi Cần Kelly McGonigal
10/ Tập Trung Sức Mạnh Của Tư Duy Có Mục Tiêu Jurgen Wolff
11/ Mục Tiêu - The Goal / Quá Trình Liên Tục Hoàn Thiện - Eliyahu M. Goldratt
12/ Kế Hoạch 5 Bước Để Đạt Được Mục Tiêu Michael Hyatt


Để tự chủ hơn, trước hết bạn cần biết tự ý thức hơn. Bước đầu tiên là bạn phải nhận biết thời điểm để đưa ra lựa chọn liên quan đến thách thức ý chí. Một số lựa chọn rất rõ ràng, ví dụ: “Tan sở mình có đi tập thể dục không?” Tác động của các quyết định khác có thể sẽ hiển hiện rõ ràng sau đó, khi bạn nhìn thấy hậu quả. Ví dụ, bạn có quyết định chuẩn bị sẵn dụng cụ tập để khỏi phải về nhà không? (Thông minh lắm! Bạn sẽ có ít khả năng viện cớ để ở nhà). Bạn có bận nghe điện thoại đến mức đói quá không thể đi thẳng đến phòng tập không? (Úi trời! Bạn sẽ có ít khả năng tập thể dục hơn nếu bạnphải ghé vào ăn tối trước.) Hãy theo sát các lựa chọn của bạn, ít nhất là trong một ngày. Đến cuối ngày, hãy nhìn lại những lựa chọn đó và phân tích xem nếu quyết định đó được lựa chọn, nó sẽ hỗ trợ hay hủy hoại mục tiêu của bạn. Cố gắng theo sát lựa chọn của bản thân cũng góp phần giảm bớt số lượng quyết định bạn đưa ra trong khi bị phân tâm – phương pháp đảm bảo nâng cao ý chí của bạn.

Nhưng tập luyện cho não không chỉ nhằm chơi trò tung hứng, hoặc nhớ xem bạn để quên kính ở đâu – ngày càng nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, bạn có thể tập luyện cho não nhằm tự chủ tốt hơn. Vậy chương trình tập luyện não để có ý chí sẽ như thế nào? Ừm, bạn có thể thử thách quyền năng “Tôi sẽ không” bằng việc đặt thật nhiều cám dỗ quanh nhà – hộp bánh sô-cô-la trong ngăn kéo đựng vớ, một chai rượu mactini cạnh chiếc xe đạp thể thao, dán tấm hình cô người yêu cũ từ thời học phổ thông ngoài cửa tủ lạnh.

Tại sao thiếu ngủ lại hủy hoại ý chí? Mất ngủ làm suy yếu khả năng sử dụng glucose của cơ thể và não bộ, trong khi glucose là năng lượng chủ chốt. Khi bạn mệt mỏi, các tế bào gặp khó khăn trong việc hấp thụ glucose từ máu. Việc này khiến các tế bào không được nạp đủ năng lượng và kết quả là bạn kiệt sức. Khi não và cơ thể cần năng lượng, bạn bắt đầu thèm đồ ngọt và chất caffeine. Nhưng ngay cả khi bạn nạp năng lượng bằng đường hoặc cà phê, cơ thể và não vẫn không có được năng lượng cần thiết, bởi vì chúng không thể sử dụng năng lượng đó một cách hiệu quả. Đây là tin xấu đối với sự tự chủ, bởi não và cơ thể sẽ tiêu tốn nguồn nhiên liệu hạn chế này vào một trong những nhiệm vụ hao tốn năng lượng nhất.

Phần vỏ não trước – tức là khu vực đói năng lượng – chịu đựng sức nặng của sự khủng khoảng về năng lượng cá nhân này. Các nhà nghiên cứu về giấc ngủ còn đặt tên cho trạng thái này là: “hoạt động khác thường của vỏ não trước.” Thiếu ngủ một chút, và bạn tỉnh giấc với trạng thái tạm thời của Phineas Gage – như thể não bạn bị tổnthương. Các nghiên cứu cho thấy, thiếu ngủ gây ảnh hưởng đến não, tương đương như trạng thái bị say – trạng thái khiến rất nhiều người trong số chúng ta phải thừa nhận rằng, nó có tác động đối với sự tự chủ.

Mô hình sức mạnh của ý chí cho thấy sự tự chủ bị hao mòn trong ngày. Tuần này, bạn hãy chú ý đến thời điểm bạn có nhiều ý chí nhất, và thời điểm bạn có khả năng đầu hàng cao nhất. Bạn có tỉnh giấc với ý chí tràn trề và dần dần tiêu hao hết kho ý chí đó không? Hay còn thời điểm nào khác trong ngày, khi bạn thấy bản thân được nạp đầy năng lượng và tỉnh táo? Bạn có thể vận dụng sự tự-biết-mình này để khôn khéo thiết lập chương trình làm việc, và hạn chế cám dỗ khi bạn biết mình sẽ bị tiêu hao nhiều năng lượng nhất.

Đúng vậy, quả là một miếng đường có thể giúp bạn tăng ý chí ngắn hạn trong trường hợp khẩn cấp. Nhưng, về lâu dài, việc sử dụng quá nhiều đường
không phải là chiến lược hay để có sự tự chủ. Vào những lúc căng thẳng, quả là cám dỗ để ta hướng về nhóm thực phẩm chế biến sẵn, nhiều chất béo và
đường. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến việc pháhủy và đốt cháy sự tự chủ. Về lâu dài, việc sử dụng và tiêu thụ đường có thể can thiệp vào khả năng sửdụng đường của não và cơ thể – nghĩa là có thể lượng đường huyết của bạn sẽ tăng lên, nhưng năng lượng sẽ giảm xuống
Hãy vận dụng lời khuyên của Rachlin vào thách thức ý chí của bạn: hướng tới giảm sự hay thay đổi trong hành vi mỗi ngày. Coi mọi lựa chọn của bạn là cam kết đối với tất cả các lựa chọn trong tương lai. Vì vậy, thay vì hỏi: “Bây giờ mình có muốn ăn thanh kẹo này không?” hãy tự hỏi: “Mình có muốn hậu quả của việc ăn một thanh kẹo mỗi chiều trong cả năm tới không?” Hoặc nếu bạn đã trì hoãn việc mà bạn biết mình nên làm, thay vì hỏi: “Mình muốn làm hôm nay hay ngày mai?” hãy tự hỏi: “Mình có thực sự muốn hậu quả của việc luôn luôn trì hoãn không?”

Hầu hết mọi người đều từng có những trải nghiệm với ký ức ảo giác (déja-vu(). Dù biết chắc đây là lần đầu tiên gặp con người này, đến nơi này hay ở trong hoàn cảnh này nhưng chúng ta lại có cảm giác dường như mình đã từng gặp trước kia. Nếu nhìn nhận ký ức ảo giác dưới lăng kính của Luật Hấp Dẫn, chúng ta sẽ hiểu rằng hẳn là thực tế này đã được tạo ra bằng chính những suy nghĩ của mình. Điều này thường xảy ra trong các giấc mơ, khi chúng ta xem ti vi hoặc đọc sách, khi mà tư duy của ta mở rộng và đón nhận thông tin một cách vô thức – những hình ảnh tâm lý này có thể thâm nhập vào đầu óc của ta và rồi ta có thể sẽ gặp lại trong tương lai. Ký ức ảo giác thực chất chỉ là sự tái hiện những hình ảnh này từ trong tư duy vô thức của chúng ta. Nếu để tâm đến những bức tranh tư duy này và tìm cách làm rõ hình ảnh trong đầu mình, chúng ta sẽ khiến chúng từ đáy sâu của vô thức nổi lên bề mặt của thế giới thường nhật.

“Hãy nghĩ xem con muốn làm gì, muốn có gì và muốn trở thành người như thế nào. Hãy nghĩ về những mong muốn đó thường xuyên cho đến khi con đã rất rõ ràng về nó. Sau đó, khi con đã rất rõ ràng, đừng nghĩ về bất kỳ điều gì nữa. Không tưởng tượng bất kỳ khả năng nào khác. Vứt bỏ tất cả những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi cấu trúc tư duy tâm lý của mình. Thoát khỏi sự bi quan. Giải phóng mọi gánh nặng. Chống lại nỗi sợ hãi. Rèn luyện tâm trí mình để giữ vững những tư tưởng sáng tạo nguyên sơ.” - “CHÚA” trong Neale Donald Walsch, Đối thoại với Chúa (Conversation with God)

Trong Đại chiến Thế giới II, tướng Mỹ Douglas MacArthur nhận lệnh đưa quân ra khỏi căn cứ Philippines nơi ông đang đóng quân vì Nhật Bản đang tấn công vào đất nước này và quân đội Mỹ không đủ lực lượng ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương để chống trả sự tấn công dữ dội đó. Ngày rời khỏi Philippines, MacArthur đưa tay lên cao trên đầu và nói với đám đông đang hướng về ông rằng hãy ghi nhớ tư thế này vì ông sẽ lặp lại nó vào ngày ông quay lại để tuyên bố chiến thắng. Không ai tin những lời này của ông bởi Nhật Bản thực sự rất mạnh vào thời điểm đó. Hình ảnh về chiến thắng của bản thân mình trên đất nước này trong tâm trí của tướng MacArthur mạnh mẽ và rõ ràng đến mức lịch sử không thể có một ngã rẽ khác. Ông đã thực sự quay lại Philippines và đưa cánh tay mình lên cao đúng như khi ông rời bỏ trước đó; lần này, tất cả các tờ báo đều đưa tư thế đó của ông lên trang nhất với tiêu đề: “Chiến thắng!”
Tất cả những diễn viên xuất sắc nhất thế giới đều biết Bí mật, ít nhất trong lĩnh vực hoạt động của mình. Họ nhắm mắt lại và tưởng tượng ra nhân vật họ sẽ đóng trong phim. Diễn viên giành giải Oscar Daniel Day Lewis là một ví dụ. Ông hiểu biết sâu sắc về Bí mật và ứng dụng nó trong những bộ phim của mình. Năm 1989, khi diễn trong bộ phim My left foot, bộ phim mang lại cho ông giải Oscar dành cho diễn viên nam chính xuất sắc nhất, ông đã nhập vai một người đàn ông bại liệt sâu sắc đến mức ông từ chối xuất vai giữa các cảnh quay, để mọi người khiêng ông từ cảnh quay này sang cảnh quay khác và cuối cùng, ông bị gãy hai xương sườn khi đang gập người trên chiếc xe lăn cho đoạn quay hậu kỳ.
Tất cả những người thành công nhất thế giới, không cần biết thuộc quốc tịch hay xuất phát từ nền văn hóa nào, đều chia sẻ một quan điểm chung: đó là niềm tin sắt đá rằng những thành công chắc chắn sẽ xảy ra. Hồ nghi bản thân hay những câu hỏi kiểu như: “Liệu mình có thể làm được việc này không nhỉ?” không phải là liệu pháp tâm lý của họ; “Tôi biết rằng mình làm được” mới là điều họ tự nhủ trong đầu. Họ hiểu một cách sâu sắc rằng chỉ cần giữ trong đầu những hình ảnh tâm lý giàu cảm xúc về thành công thì chúng sẽ thành hiện thực. Khi Julius Caesar(1) bắt đầu tấn công một thành phố khác bằng đường thủy; đột nhiên ông nhận ra mình và người của mình hoàn toàn bị áp đảo về lực lượng, ông quyết định sẽ đem đốt bỏ những chiếc thuyền chở họ tới. Hành động phá hủy con đường rút lui duy nhất này đã khiến những người lính của Caesar nhìn thấy ý chí chiến đấu của ông và từ đó, chiến thắng trở thành một niềm tin chắc chắn trong tâm trí họ.
Michelangelo đã từng được hỏi làm sao ông có thể tạo ra được bức tượng David lừng danh của mình. Ông trả lời rằng ông đã nhìn thấy hình dáng bức tượng đó trên tảng đá và công việc của ông chỉ là chạm khắc các phần của tảng đá để hiện ra hình ảnh đó. Cũng tương tự như vậy, khi tay golf cừ khôi Tiger Wood được hỏi làm sao anh có thể thực hiện được những cú đánh tưởng chừng không tưởng như vậy, anh trả lời những quả bóng thực ra đã nằm sẵn trong hố trước khi anh cầm gậy
Mỗi bác sỹ đều biết rằng hơn 80% các căn bệnh có thể được chữa lành bởi hệ thống miễn dịch của bản thân người bệnh. Và theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (Center for Disease Control and Prevention), gần 80% các ca khám bệnh ở Mỹ đều liên quan đến các bệnh lý trầm cảm.
Vào năm 1928, nhà xã hội học William I. Thomas từng nói rằng: “Nếu con người nhận định tình huống đó là thật, thì kết quả của nó cũng sẽ là thật.” Ứng với “định lý Thomas” trên, 20 năm sau, nhà xã hội học Robert K. Merton đã sáng tạo ra cụm từ “lời tiên tri tự thành hiện thực”. Và vào năm 1975, nhà triết học Karl Popper đã gọi nó là “Hiệu ứng Oedipus” dựa theo người anh hùng huyền thoại đã tự hoàn thành lời tiên tri bi thảm về cuộc đời của mình.
Như tác giả chuyên viết về khoa học Chris Berdik đã từng viết trong cuốn sách Mind Over Mind (tạm dịch: Tư duy vượt tư duy) của mình rằng: “Thế giới thật của chúng ta rất giống một thế giới đã được dự đoán trước, theo rất nhiều cách. Những gì chúng ta thấy, nghe, nếm, cảm nhận và trải nghiệm đều được tạo ra theo thứ tự từ trên xuống cũng như từ dưới lên. Tâm trí của chúng ta tự tạo ra sự hỗn loạn. Chúng ta tự điền vào chỗ trống với những hình thức, mẫu hình và giả định mà chúng ta đã biết rõ. Các dự đoán về tương lai gần và xa đã định hình nên thực tế.”2 N
Tư duy trắng-và-đen. Đó là khi chúng ta cho rằng bản thân sẽ thất bại nếu
không đạt được sự hoàn hảo. Trên thực tế, bạn sẽ không có được sự hoàn
hảo vì nó không phải là một chiếc cầu dao cứ bật tắt là đạt được thứ bạn
muốn.
• Cá nhân hóa. Đó là khi chúng ta tự trách bản thân vì những chuyện tiêu
cực không đầu không cuối.
• Thảm họa hóa. Đó là khi chúng ta cho rằng đó là điều tồi tệ nhất mặc cho
có rất ít bằng chứng.
• Phổ biến hóa. Đó là khi bạn có một trải nghiệm không vui và cho rằng ở
đâu cũng thế.

Vào năm 1955, sau khi Rosa Park* kiên quyết không nhường ghế của cô cho một người da trắng thì King đã lãnh đạo phong trào tẩy chay xe buýt của người da màu tại Montgomery.
Thay vì nghĩ “Tôi không muốn bị muộn giờ” hãy nghĩ “Tôi muốn đúng giờ”.
Thay vì nghĩ “Tôi không muốn quên” hãy nghĩ “Tôi muốn nhớ”.
Thay vì nghĩ “Tôi không thể…” hãy nghĩ “Tôi bắt đầu…”.
Thay vì nói “Đừng có đóng rầm cánh cửa như thế!” hãy nói “Xin đóng cửa nhẹ nhàng thôi”.
Thay vì nói “Phòng con đúng là một đống lộn xộn” hãy nói “Con có thể giữ phòng sạch sẽ hơn được không?”
Thay vì nói “Thôi ngay cái trò ồn ào đó đi!” hãy nói “Xin yên lặng một chút”.

Các nhà nhân chủng học cho rằng người Maya ít nhiều tuân theo luật chơi Pictionary, tức là họ có ngôn ngữ nói và sử dụng hình vẽ để truyền đạt các khái niệm cơ bản, chẳng hạn như dòng chữ “Năm 1108, nhiều mưa, được mùa”.
Eleanor Roosevelt đã từng nói rằng: “Chẳng ai có thể làm cho bạn cảm thấy thấp hèn nếu không được sự cho phép của bạn”

Bạn hãy hình dung cá tính của mình được tạo lập bởi 5 vòng tròn đồng tâm, tượng trưng cho 5 cấp độ cá tính khác nhau.
Tâm vòng tròn chính là những giá trị của bạn. 
Từ tâm giá trị này nó quyết định niềm tin của bạn, cũng là vòng tròn kế tiếp. Nếu bạn mang trong mình những giá trị tích cực, như tình yêu thương, lòng nhân từ và độ lượng, thì hãy tin rằng bản thân mình và những người xung quanh đáng được nhận cũng như cho đi những điều như thế.
Đến lượt mình, niềm tin của bạn sẽ quyết định những kỳ vọng - vòng tròn thứ 3. Khi trong bạn hình thành những giá trị và niềm tin tích cực, bạn sẽ trở
thành một người tốt. Lúc ấy, bạn sẽ kỳ vọng những điều tốt đẹp đến với mình cũng như những người xung quanh. Bạn sẽ luôn có thái độ tích cực, vui vẻ và định hướng tốt cho tương lai của mình.
Vòng tròn kế tiếp tượng trưng cho cấp độ cá tính thứ tư chính là thái độ của bạn. Thái độ là sự biểu thị hay phản ánh ra ngoài những giá trị, niềm
tin và kỳ vọng của bạn. Khi hình thành những giá trị về một thế giới tốt đẹp, về niềm tin thành công trong cuộc sống và kỳ vọng vào những điều mới mẻ sẽ đến với mình, bạn sẽ trở nên vui vẻ và lạc quan hơn khi biết người khác cũng dành tình cảm tương tự hướng đến bạn. Điều này cũng giải thích một sự thật rằng bất kỳ ai có thái độ tích cực thì bao giờ cũng gặt hái được thành quả lớn trong đời.
Cuối cùng, vòng tròn thứ năm hay cấp độ cuộc sống, chính là hành động của bạn. Những hành động bạn biểu hiện ra bên ngoài là sự phản ánh những giá trị, niềm tin từ sâu thẳm bên trong con người bạn. Bởi thế cho nên những điều bạn đạt được trong cuộc sống sẽ được quyết định bởi phần lớn những điều đang diễn ra bên trong hơn là do các yếu tố bên ngoài.