Note.55✤Book.112✤6/2021 - sách Du Ký - Tản Văn
(2021) Đọc vài cuốn sách về du ký, bút ký 🕮 Tổng số sách đã đọc được : 112 quyển 🕮 ✤1/ Nước Nhật Nhìn Từ Những Thứ Bình Thường...
(2021) Đọc vài cuốn sách về du ký, bút ký 🕮 Tổng số sách đã đọc được: 112 quyển 🕮
✤1/ Nước Nhật Nhìn Từ Những Thứ Bình Thường - Nguyễn Quốc Vương
✤1/ Nước Nhật Nhìn Từ Những Thứ Bình Thường - Nguyễn Quốc Vương
✤2/ Ta ba lô trên đất Á - Rosie Nguyễn
✤3/ Tây Ban Nha – Hành Trình Không Ngôn Ngữ - Uyên Nguyên
✤4/ Từ Rừng Thẳm Amazon Đến Quê Hương Bolero - Nguyễn Tập
✤5/ Trên Con Đường Tơ Lụa Nam Á - Nguyễn Chí Linh
✤6/ Trên Đỉnh Namsan Ngắm Mặt Trời - Hoài Thanh
✤7/ Và Mùa Thu Chầm Chậm Đi Qua
✤8/ John Đi Tìm Hùng - Trần Hùng John
✤9/ Không lạc lối ở Birmingham - Nina Lê
✤10/ Tôi Là Một Con Lừa - Nguyễn Phương Mai
✤11/ Một Góc Thế Giới, Bốn Bề Đại Dương - Vương Thục Nhi
✤12/ Bất hạnh là một tài sản: Một mình ở Châu Âu - Nguyễn Thị Mỹ Hương
✤13/ Italy, Đi Rồi Sẽ Đến - Fanara Lê
✤14/ Hẹn Hò Với Châu Âu - Bùi Mai Hương
✤15/ Đi Rong Trên Những Múi Giờ - Nguyễn Hữu Tài
✤16/ Châu Âu có gì lạ không em? - Misa Gjone
“Niềm vui lớn nhất của nông gia là gì, thưa bác?” Ông cười, chỉ tay vào trái dưa hấu trên bàn: “Là chỉ gieo vài hạt giống nhỏ tí mà thu được cả trăm trái dưa lớn.” “Thế nỗi buồn lớn nhất đối với nông gia là gì ạ?” Ông thở dài: “Là khi làm ra hàng hóa mà không có người mua.” Ông bảo đã có lần ông phải dùng máy cày nghiền nát cả ngàn cây bắp cải đến kỳ thu hoạch vì không có người mua.
Nếu bạn quan sát kĩ sẽ thấy ở Nhật, các nhân viên của cùng một hệ thống sẽ có những lời nói và hành động trước khách hàng y hệt nhau, dù họ làm việc ở Kyushu hay hòn đảo Hokkaido ở cực bắc.
Người Nhật thì khác. Xã hội của họ là một hệ thống được quy chuẩn và pháp chế hóa. Ai có chức phận của người đó. Để bước chân vào làm “người thân” trong mạng lưới mang tính cá nhân của họ không phải là điều dễ. Đặc tính này cũng gây nên nhiều hệ lụy. Một trong những hệ lụy đó là nỗi cô đơn
Kiềm chế cảm xúc bản thân và tôn trọng khách hàng có lẽ là một “quy chuẩn” phổ quát dành cho những người bán hàng ở Nhật.
“Phóng xạ đang rơi
Đêm khuya yên tĩnh”…
“Với bạn quê hương là gì?
Với tôi quê hương là tất cả
Tôi sẽ chẳng bao giờ từ bỏ quê hương”
(Wago Ryoich)
Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa lịch sử cá nhân so với hồi ký, hồi ức, tự truyện nằm ở chỗ nó là sản phẩm của các cá nhân, những người bình thường trong xã hội. Cũng có thể gọi họ là những người “vô danh” trong dòng chảy của lịch sử. Nó ghi lại những sự kiện, biến cố, sinh hoạt hết sức bình thường trong cuộc đời của những thường dân. Trong khi hồi ký, tự truyện thường là sản phẩm của những người nổi tiếng, những người có công trạng đặc biệt hoặc ít ra cũng là người của công chúng.
Phạm Lữ Ân: “Có người mải mê rong chơi, có người chỉ thích nằm nhà đọc sách. Có người phải đi thật xa đến tận cùng thế giới thì mới thỏa nguyện. Có người chỉ cần mỗi ngày bước vào khu vườn rậm rạp sau nhà, tìm thấy một vạt nấm mối mới mọc sau mưa hay một quả trứng gà tình cờ lạc trong vạt cỏ là đủ thỏa nguyện rồi”. Có người tìm thấy chính mình trên hành trình vạn dặm, nhưng cũng có người ngộ ra đạo lý khi ngồi dưới mái nhà của mình, trên chiếc giường quen thuộc của mình. Ai cũng có quyền lựa chọn cách sống riêng, miễn là không phương hại đến người khác. Đừng vì người ta khác mình mà dè bỉu gièm pha, đừng vì họ khác mình mà ghét họ. Đừng cho những người ở nhà là buồn chán cổ hủ, cũng đừng lên án kẻ lang thang là sống vô ích vô tâm. Hãy làm tốt việc của bản thân, ngừng xen vào chuyện người khác.
Người dân Campuchia ngày nay vẫn truyền tai nhau câu chuyện về sự ra đời của đất nước mình. Truyền thuyết kể rằng, ngày xửa ngày xưa, cả xứ chùa tháp vốn chìm trong biển nước, được cai quản bởi một Long vương, người có một cô công chúa vô cùng xinh đẹp. Một ngày nọ, nghe tin có một thần nhân Bà La Môn (tức Ấn giáo hay Hindu giáo) người Ấn Độ tên là Kaudinya du hành ngang qua, công chúa bèn bơi thuyền lên nghênh tiếp. Vừa mới gặp mặt, Kaudinya đã bị tiếng sét ái tình đánh trúng. Ông bèn giương mũi tên thần, bắn một phát vào thuyền của công chúa, khiến nàng phải lòng chấp thuận lấy ông. Khác với truyền thống Việt Nam, theo phong tục của Ấn giáo xưa nay, khi người con gái kết hôn, gia đình cô gái phải chuẩn bị một số của hồi môn rất lớn để cô về nhà chồng. Không biết lấy gì làm của hồi môn, Long vương bèn dùng phép hút cạn biển nước mà ông đang cai quản, biến nó thành một vùng đất bằng rộng lớn và đem tặng cho Kaudinya. Phỏng theo tên của vì qu ân vương mới, miền đất đó được đặt tên là Kambuja.
Moon river, wider than a mile
I’m crossing you in style some day
Oh, dream maker, you heart breaker
Wherever you’re goin’, I’m goin’ your way
Two drifters, off to see the world
There’s such a lot of world to see
We’re after the same rainbow’s end, waitin’ ‘round the bend
My huckleberry friend, moon river, and me
(Moon River - Breakfast at Tiffany’s.)
I’m crossing you in style some day
Oh, dream maker, you heart breaker
Wherever you’re goin’, I’m goin’ your way
Two drifters, off to see the world
There’s such a lot of world to see
We’re after the same rainbow’s end, waitin’ ‘round the bend
My huckleberry friend, moon river, and me
(Moon River - Breakfast at Tiffany’s.)
Bốn quy tắc tâm linh của người Ấn Độ. Bất cứ người nào tôi gặp cũng đúng là người mà tôi cần gặp. Bất cứ điều gì xảy ra thì đó chính là điều nên xảy ra. Trong mỗi khoảnh khắc, mọi sự đều bắt đầu vào đúng thời điểm. Những gì đã qua, cho qua. Không một giọt mưa nào lại tình cờ rơi sai chỗ.
Bộ lạc Matsés - những chiến binh ẩn sâu trong rừng già, nổi tiếng vì những vụ bắt cóc phụ nữ bộ tộc khác về làm vợ và ăn thịt.!???? Trước đây, cũng như các thổ dân khác tại rừng già Amazon, người Matsés luôn “thử” lòng can đảm của đối phương. Chỉ cần thấy đối phương thoáng chút sợ, xem như đồ đạc sẽ bị lột sạch. Moises, chuyên gia huấn luyện kỹ năng tồn tại trong rừng già Amazon, từng gặp người Matsés vào năm 1986, cho biết đã từng có hai phụ nữ Pháp bị người Matsés bắt cóc. Khi người ta tìm thấy, họ không còn được là phụ nữ nữa: âm vật của họ đã bị cắt mất.
Người Bora ở đây quả không hổ danh là những nghệ nhân tài năng của rừng xanh, họ để ngực trần (kể cả nữ), đeo trên cổ những chuỗi hạt trái cây đủ màu đặc trưng của vùng Amazon, đội mũ gắn những chiếc lông đuôi vẹt dài thượt, mặc váy đan từ vỏ cây vả, cây sung, chân đeo vòng vỏ ốc, đeo bên mình những chiếc giỏ xinh xắn đan bằng lá cọ,…
Vài thổ dân không cần hỏi đã đưa bàn tay đầy màu… quẹt lên mặt chúng tôi. Anh hướng dẫn trấn an và cho biết những hình vẽ này sẽ giúp chúng tôi tránh được rắn rít, thú dữ trong rừng. Thì ra, người Bora rất tin vào thế giới tâm linh. Họ tin rằng các năng lực siêu nhiên sẽ sắp đặt thế giới và giải quyết mọi vấn đề theo cách tốt nhất. Và những hình vẽ trên mặt, trên người họ là minh chứng cho niềm tin đó. (Tùy vào địa vị trong bộ lạc mà hình vẽ của họ sẽ khác nhau).
Người Bora có nhiều họ. Mỗi họ có một con thú làm biểu trưng. Các điệu nhảy của họ thường là để tỏ lòng tôn kính các linh vật này. Hôm đó, họ nhảy điệu tỏ lòng tôn kính Sacha Vaca (một loài heo vòi chỉ có ở rừng Amazon), rồi họ chuyển sang điệu nhảy tỏ lòng tôn kính Manguare (một loài tương tự chim diệc hay bồ nông),… Người hướng dẫn cho biết trong những buổi lễ hội, người Bora có thể nhảy múa như thế cả đêm
Vũ khí của người Yagua làm tôi liên tưởng đến Thiết chưởng liên hoa Cừu Thiên Xích, một nhân vật trong truyện Thần Điêu Đại Hiệp của Kim Dung. Bà này võ công cao cường, có chiêu dùng miệng thổi hột táo giết chết đối thủ trong nháy mắt. Tuy không biết võ, nhưng tài dùng miệng thổi tên độc hạ gục con mồi của người Yagua cũng có thể liệt vào hàng tuyệt kỹ. Họ dùng súng thổi tên để săn chim và những loài thú nhỏ trong rừng. “Đối với khỉ, người thợ săn phải phục sẵn trên những tàn cây cao. Khi khỉ dính tên, nó thường vùng chạy khá xa cho đến khi chất độc ngấm vào mới chịu dừng lại”, người hướng dẫn giải thích với chúng tôi. Vừa đến nơi ở của bộ lạc Yagua, tôi đã nhìn thấy vài người đàn ông mặc váy, mặt vẽ vằn vện dường như… đang đợi sẵn. Người hướng dẫn nói: “Váy của họ làm bằng lá cọ. Dùng hạt cây điều nhuộm (bixa orellana) ghè ra để lấy màu đỏ nhuộm váy và vẽ mặt. Kiểu họa tiết, hình vẽ phụ thuộc vào địa vị trong bộ lạc. Ngoài ra, chất nhuộm này còn có tác dụng… chống muỗi”.
Cướp vợ và người của bộ lạc khác là để mở rộng bộ lạc, cũng như khẳng định vị thế và bản lĩnh của người Matsés. Chúng tôi cũng cướp cả con nít mang về, nuôi nấng dạy dỗ chúng nó. Nếu là con gái thì 5, 10 năm sau sẽ lấy một người trong bộ lạc. Nếu là con trai, sau này lớn lên nó cũng trở thành người Matsés. - Tumi cho biết.
Khi một người chết đi, bộ lạc sẽ làm thịt người chết đó, nấu lên và ăn thịt. Riêng bộ phận sinh dục thì chính chồng hoặc vợ của người đó sẽ ăn. Thậm chí xương cũng nấu ra, hút tủy ăn hết. - Bà kể. Và tập tục ăn thịt người ghê rợn này còn giữ mãi cho đến những năm 60 của thế kỷ 20.
Rắn đỏ (coral snakes), người dân ở đây gọi là Naka Naka. Đây là một trong những loài rắn sặc sỡ và có nọc độc ghê gớm nhất rừng nhiệt đới Amazon. Một cú đớp của nó có thể giết chết con mồi trong tích tắc”.
Đến Mexico vào dịp cuối tuần, đồ “xôn” bày bán la liệt. Tôi làm quen và rủ được hai bạn trẻ người địa phương đi chơi cùng. Dừng trước một cửa tiệm bên đường, người bạn Mexico hỏi tôi: Anh có em gái không?”. Tôi gật đầu. Thế là anh ấy chỉ vào một b đồ lót đỏ rực treo trong tiệm và nói: - Mua về tặng cho em gái đi, rồi bảo cô ấy mặc nó vào đêm giao thừa, cô ấy sẽ có tình yêu. Thấy tôi ngạc nhiên, anh thổ địa liền giải thích: - Người Mexico xem màu đỏ là màu của tình yêu, nên vào ngày cuối cùng trong năm, các cô gái độc thân thường mua đồ lót đỏ mặc vào để cầu tình yêu trong năm mới. Vì thế, vào dịp cuối năm, đồ lót màu đỏ là thứ đắt hàng nhất.
Chỉ là một hòn đảo nhỏ nhưng Đảo Búp Bê được xem là điểm tham quan “rùng rợn” nhất Mexico. Chuyện kể rằng, năm 1920, một em bé bị chết đuối tại hòn đảo nhỏ phía Nam Mexico. Tương truyền, linh hồn cô bé không được siêu thoát, dân địa phương thỉnh thoảng lại nghe những âm thanh kỳ lạ phát ra từ hòn đảo bị ma ám này. Cuối thập niên 1950, một người đàn ông tên Don Julian đến định cư tại đây. Don Julian tin rằng tất cả búp bê đều có linh hồn nên ông thu nhặt, dùng cả nông sản để đổi lấy những con búp bê, bất kể mới cũ, xấu đẹp, treo khắp đảo để làm bạn với bé gái xấu số kia. Thậm chí, ông còn làm một cái am nhỏ để thờ cô bé và những con búp bê.
Mũ trùm đầu và khăn bịt mặt là biểu tượng của đấu tranh. Chúng tôi phải dùng chúng bởi chính phủ có thể bắt và giết chúng tôi nếubiết được mặt. Với cái mặt nạ, tôi là một chiến binh Zapatista đấu tranh cho tự do và công bằng. Không có mặt nạ, tôi chỉ là một người dân tộc thiểu số bình thường.
Trong khi bóng đá chỉ mới bắt đầu tại Anh vào giữa thế kỷ 19, thì trước đó hơn 3.000 năm, chơi bóng đã là môn thể thao quá phổ biến của người Mexico. Tuy nhiên, nếu ở những trận bóng bình thường, người thắng cuộc sẽ nhận được một số tiền thưởng, thì trong những trận bóng thời cổ đại ấy, kẻ thua cuộc phải trả bằng chính mạng sống của mình…Sân bóng lớn nhất châu Mỹ thời bấy giờ (70 m x 168 m) nằm tại Chichen Itza. Tôi đứng im lặng, mường tượng những trận bóng sinh tử ngày xưa… Hai đội (từ hai đến bốn thành viên mỗi đội) phải tìm cách đưa một quả bóng cao su (nặng từ 3 kg - 4 kg) vào một vòng tròn đá treo trên bờ tường bằng cách sử dụng hông của mình (ở Chichen Itza, vòng tròn đá cao 6 m). Hai đội tượng trưng cho sự đối đầu giữa thần trên trời và thần dưới lòng đất, quả bóng tượng trưng cho mặt trời. Theo tạp chí National Geographic, đội trưởng của đội thua cuộc sẽ bị giết. Và đầu của họ có thể sẽ được bọc lớp cao su khác để làm bóng cho trận đấu tiếp theo. Máu của họ được hiến tế cho thần linh để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Hồi còn ở Mỹ, tôi thường nghe Việt kiều kháo nhau: “Không ăn đậu không phải là Mễ (Mexico), không đi trễ không là người Việt Nam”.Nhưng tới Mễ rồi mới thấy dân Mễ còn đi trễ gấp mấy lần.
Hồi còn ở Mỹ, tôi thường nghe Việt kiều kháo nhau: “Không ăn đậu không phải là Mễ (Mexico), không đi trễ không là người Việt Nam”.Nhưng tới Mễ rồi mới thấy dân Mễ còn đi trễ gấp mấy lần.
Truyền thuyết viết trong sách thiêng Popol Vuh kể rằng Thượng đế dùng bắp và máu của mình để tạo ra con người. Vì vậy, khi thờ cúng, người Maya thường trích máu của mình để “trả lại”.
Chiếc giày bùa - Giống ở Peru, người Mexico cũng tin rằng nhặt được một chiếc giày trẻ em sẽ đem lại sự may mắn vô cùng. Vì thế, người dân thường
treo nó trên xe, tại nơi buôn bán…
Đẻ quỳ - Khi người phụ nữ Maya sinh, người chồng sẽ ngồi trên ghế trước mặt vợ, vợ quỳ gối vịn vai chồng. Bà mụ ngồi phía sau đỡ đẻ. Nếu sản phụ sinh khó, bà mụ sẽ cầm rựa hoặc con dao huơ qua bụng sản phụ ba lần để mau đẻ
treo nó trên xe, tại nơi buôn bán…
Đẻ quỳ - Khi người phụ nữ Maya sinh, người chồng sẽ ngồi trên ghế trước mặt vợ, vợ quỳ gối vịn vai chồng. Bà mụ ngồi phía sau đỡ đẻ. Nếu sản phụ sinh khó, bà mụ sẽ cầm rựa hoặc con dao huơ qua bụng sản phụ ba lần để mau đẻ
Người Inca quan niệm có ba “thế giới”: đại bàng tượng trưng cho thế giới trên trời, báo tượng trưng cho thế giới trần gian và rắn tượng trưng cho thế giới dưới lòng đất. Mỗi chiếc lá coca tượng trưng một lời ước nguyện cho mỗi thế giới. Họ tin rằng ước nguyện trên đỉnh núi cao sẽ dễ thành hiện thực vì “gần” với trời, nên trời “dễ nghe” hơn.
Coi bói cũng là một phần không thể thiếu của người Peru. Từ chuyện tranh cử tổng thống cho đến những chuyện cỏn con như mất con gà, con vịt cũng xem bói. Mỗi lần đấu vòng loại vùng Nam Mỹ để tranh vé dự Mundial thì trước mỗi trận đấu ở sân nhà, tivi lại tường thuật trực tiếp người Peru mời hẳn ông thầy cúng về làm lễ rửa sân, đốt trầm hương, cỏ thơm, phun bia rượu phì phì ngay tại sân vận động, rồi phù phép cho các cầu thủ bóng đá (nhưng có lẽ thầy chưa linh nên bóng đá Peru vẫn bê bết, thua liên tục!). Thậm chí, trước kỳ tranh cử tổng thống, phóng viên, nhà đài cũng ra sức săn lùng những người xem bói giỏi, để đoán xem ông nào sẽ trúng cử tổng thống, rồi đăng báo, lên tivi nhặng xị…
Chiếc lá có hai mặt. Mặt trong (màu xanh đậm) là điềm tốt, mặt kia là điềm xấu. Lá tròn tượng trưng cho đàn bà. Lá dài, dẹt tượng trưng cho đàn ông
Lá bị rách một bên: có người nói xấu. Lá bị rách mất một góc trên: sẽ gặp gỡ người không quen biết. Lá bị thủng ở giữa: bệnh tật, đớn đau… Lá gập lại hai bên (như hai tay xếp lại, nằm trong quan tài): cái chết, điềm xui xẻo. Lá coca vụn: tượng trưng cho sự phát triển tài lộc đối với mua bán, thăng tiến đối với công việc. (Bảo tàng Inca - thành phố Cuzco)
Lá bị rách một bên: có người nói xấu. Lá bị rách mất một góc trên: sẽ gặp gỡ người không quen biết. Lá bị thủng ở giữa: bệnh tật, đớn đau… Lá gập lại hai bên (như hai tay xếp lại, nằm trong quan tài): cái chết, điềm xui xẻo. Lá coca vụn: tượng trưng cho sự phát triển tài lộc đối với mua bán, thăng tiến đối với công việc. (Bảo tàng Inca - thành phố Cuzco)
Người Andean nổi tiếng về bùa chú. Đến Peru, đặc biệt là làng Hatuncolla, mới thấy điều này quả là chính xác. Bùa khắp mọi nơi. Trên đầu cổng bước vào mỗi nhà đều có hai bức tượng gốm hình con bò tót có sừng để bày tỏ lòng hiếu khách, bảo vệ cho thành viên trong gia đình luôn dồi dào sức khỏe và hạnh phúc. Trước cửa phòng ngủ thì treo hai cái sừng đề phòng ma quỷ ám. Xung quanh nhà lủng lẳng những bụi cây khô làm thuốc được treo trên những chiếc xương hàm con cừu với ước mong gia súc không bị dịch bệnh. Trên bức tường quanh nhà, họ trồng nhiều loại xương rồng khác nhau, thông thường là bảy loại. Người dẫn đường giải thích: “Bùa của người Andean đấy! Những cây xương rồng này sẽ bảo vệ họ không bị ‘âm khí’ của những người xấu, có hiềm khích với mình làm hại”. Vào đêm trước của ngày lễ Phục sinh, mọi người thường kéo nhau lên núi để lượm những mẩu xương rồng về treo trước cửa. Sau một thời gian, nếu cây xương rồng đâm chồi nẩy lộc (nhưng phải mọc lên trên, không được hướng xuống dưới) thì đó là điềm may mắn, thịnh vượng. Nếu chúc xuống là điềm xấu, lụn bại. Khi cây xương rồng bỗng nhiên chết có nghĩa là một người nào đó có ý muốn hại mình và cây xương rồng đó đã chết thay.
Sau những lần tranh cãi nảy lửa, một khái niệm mới về Đấng tối cao của mình đã ra đời và tồn tại cho đến ngày nay trong thế giới tôn giáo của người Ấn: Thần Shiva chính là Thượng đế và chỉ duy nhất có một Thượng đế linh thiêng quyền lực nhất trong cõi tâm linh, ông mang trong mình dòng máu sáng tạo sự sống của Thần Brahma và yêu thương đùm bọc nhân loại của Thần Vishnu. Bộ kinh Vệ Đà với khoảng 15.000 câu thơ đã ca ngợi sự trù phú vinh quang của một Kasi do Thần Shiva tạo nên: Trên trời cao, Thần Shiva dùng mái tóc dài của mình để dẫn nguồn nước từ dãy núi Himalaya linh thiêng đến Kasi để bắt đầu tạo dựng nguồn sống mới. Sau khi tạo một “thành phố ánh sáng”, Thần Shiva liền phán: “Một thành phố của Ta đã tạo dựng trên trái đất này, Kasi sẽ là một cung điện hoàng gia để Ta đặt ngai vàng.” Bộ sử thi Mahabharata cũng từng đề cập đến thành phố Kasi khi người anh hùng huyền thoại Pandavas đến đây tế lễ Thần Shiva để có thêm sức mạnh trước khi bước vào cuộc nội chiến Kurukshetra.
Tính cách người Ấn: “Tính cách của người Ấn giống như là Thần rắn Ananta Shesha luôn đi cùng với Thần Vishnu trong truyền thuyết Hindu giáo. Thần rắn ấy nhiều đầu xoay xở khắp các phương kể cả có thể quay cắn người đối diện dù trước đó đầu phía trước của nó luôn tỏ ra ngọt ngào…”
Người Hindu rất hay trong câu chuyện dân gian xây dựng đức tin để rồi Thần Ganesh vĩnh hằng với giá trị tài trí, tài lộc và hạnh phúc. Chiếc bụng phệ của Ganesh tượng trưng cho sự thịnh vượng tài lộc, đầu voi to thể hiện cho sự thông thái, đôi tai lớn, dài là nghe nhiều hiểu rộng. Điều đặc biệt, Thần Ganesh chỉ có một chiếc ngà bên phải tượng trưng cho lý trí. Nếu có thêm chiếc ngà bên tráitượng trưng cho tình cảm thì có lẽ câu chuyện của Thần Ganesh cũng không thú vị lắm bởi từ ngàn xưa cho đến nay, người đời luôn quan niệm rằng người thành công phải là người biết dùng lý trí lấn át tình cảm.
Từ ngàn xưa, ngay cả trước khi Thần Shiva chưa tạo ra dòng sông Hằng huyền thoại, những người Bà La Môn vẫn tin rằng bến tàu Manikarnika chính là vùng đất nhỏ tâm linh mầu nhiệm để người ta hóa kiếp lên thiên đàng trong giây phút cuối cuộc đời. Truyền thuyết kể rằng, khi Thần Vishnu đến đây, Ngài đã đào hồ sen tạo sự sống cho loài người đúng ngay vị trí Manikarnika hiện nay. Khi ngã xuống bên hồ sen, Thần Shiva sẽ đến lầm thầm niệm kinh vào tai người sắp đi xa để nghe xong một hồi kinh, linh hồn trong trắng sẽ đặt chân đến thiên đàng.
Hanan và Najah theo đạo Hồi, họ tuyệt đối không được ăn thịt lợn, không được uống nước có cồn, họ chỉ được ăn Halal food. Halal theo ngôn ngữ Ả Rập có nghĩa là “hợp pháp” hoặc “cho phép”. Các bạn vẫn được ăn thịt nhưng thịt đó phải được mổ đúng cách. Các con vật như gà, bò… phải được người mổ thịt cầu nguyện cho trước khi mổ. Các bạn cũng phải đội khăn hằng ngày để che đi bộ tóc của mình. Hanan nói với tôi: “Người đàn ông nhìn thấy bộ tóc của Hanan sẽ phải cưới Hanan làm vợ. Và người đàn ông đó cũng phải theo đạo Hồi!” Hanan và Najah rất sùng đạo. Tôi nhớ có lần bọn tôi bị mắc kẹt trong thang máy. Tôi thì đang rất lo lắng, tìm cách để báo trợ giúp. Najah bình tĩnh trấn an: “Đừng lo, Hoài! Tôi sẽ cầu nguyện để Chúa đến cứu chúng ta! Chúa sẽ mở cửa thang máy cho chúng ta. Đừng lo gì cả mà hãy… cầu nguyện cùng tôi!”. Một lần khác bọn tôi đi du lịch cùng các bạn quốc tế và các bạn Hàn Quốc. Đúng lúc bọn tôi đỗ xe để nghỉ ngơi và đi vệ sinh thì đến giờ cầu nguyện của Hanan và Najah. Theo quy định, các bạn phải cầu nguyện 5-6 lần trong một ngày, theo khung giờ của mặt trời. Đi đâu các bạn cũng luôn mang bên mình tấm thảm để trải ra cầu nguyện. Lần đó, tôi vừa bước từ nhà vệ sinh ra, thấy Najah trải thảm trên nền cỏ xanh, hướng thẳng vào cửa nhà vệ sinh và… cầu nguyện. Tôi vừa buồn cười vừa tò mò. Thì ra, hướng vào đâu không quan trọng mà quan trọng là phải hướng về phía mặt trời
Mark Twain từng nói “Đi khám phá là giết chết thành kiến, sự cố chấp và những đầu óc hạn hẹp”. Đi để trải nghiệm giúp chữa trị sự thiếu hiểu biết bằng phương thuốc thực tế, thay vì ngồi một chỗ và cho rằng sự việc là thế này thế kia hoặc đợi nghe người khác kể. Chúng ta hoàn toàn có thể tự nhìn bằng chính mắt mình và biết thực sự là như thế nào. Mỗi thị trấn, mỗi ngôi làng, mỗi ngọn núi, mỗi bờ biển đều có ẩm thực, giọng nói, văn hóa và tính cách riêng. Mỗi nơi bạn đến thăm đều khác nhau và xinh đẹp theo cách riêng
của nơi đó.
của nơi đó.
Mẹ định nghĩa giao thông: Tây sang Việt Nam sợ nhất đi qua đường. Mẹ sang Tây cũng sợ nhất đi qua đường. Mẹ bảo giao thông ở Tây như rô bốt không biết cân nhắc nghĩ suy, cứ thấy đèn xanh là phóng không thèm nhìn ngó, thiết bị định vị bảo rẽ trái là rẽ, kể cả có đâm xuống sông (mà đúng là đã có trường hợp ngu như thế thật). Giao thông ở Việt Nam xe cộ sàng sẩy véo qua véo lại trông có vẻ nhộn nhạo thế thôi nhưng ai cũng để ý ngó nghiêng nhau, thế nên không cần vạch ngựa vằn cũng có thể qua đường được, đi đứng có loạng quạng tí cũng không dễ mà bị cán chết. Giao thông tuy hỗn loạn nhưng là một sự hỗnloạn có tình người.
Hai mẹ con sang Pháp chơi, phi thẳng đến tháp Eiffel như bao kẻ du lịch tầm thường khác. Mẹ ngó lên cái tháp cao vòi vọi rồi buông một câu: “Cái cột điện này to nhỉ? Nhưng mà thô và xấu quá!” Tôi hết hơi thuyết phục mẹ rằng đây đích thị là một kỳ quan hiếm có với số lượng khách tham quan phải xì tiền ra để chiêm ngưỡng cao nhất thế giới luôn. Mẹ buông một câu: “Mày thế mà ngốc, thấy thiên hạ bảo đẹp thì cũng kêu đẹp là sao. Con mà không bảo cái cột điện này nổi tiếng thì mẹ cũng chẳng biết. Nhìn xấu hoắc, đau cả mắt!”
“Bạn hãy cho tôi biết bạn thường viếng công viên nào, tôi sẽ cho biết tính cách riêng của con người bạn”.
Tôi có hỏi một người Sicily rằng nếu chỉ dùng một từ để định nghĩa về người Sicily đó là gì. Anh trả lời: Đấy có lẽ là sự hào phóng. Người Sicily rất phóng khoáng và rộng rãi. Nếu bạn đến chơi nhà một gia đình người Sicily thì sẽ được mời ăn uống, ở lại, trong nhà có gì cũng được lấy ra để thiết đãi khách thậm chí bạn muốn đi chơi có thể mượn cả ô tô hay xe máy của chủ nhà để đi.
Người Ý không thích tuân thủ luật lệ chặt chẽ và nghiêm túc như người Nhật, người Đức mà với họ việc có thể lách luật như vượt đèn đỏ còn được xem là “thông minh, biết linh hoạt ứng biến”. Đặc biệt, càng đi về các thành phố miền Nam từ Napoli đến Sicily, nhìn bãi đỗ xe trên đường dù đã có kẻ vạch nhưng ít thấy các xe xếp hàng đều tăm tắp như ở các nước khác. Và thi thoảng bạn còn có thể bắt gặp vài người Ý đi xe máy không đội mũ bảo hiểm trên đường phố hay vừa lái xe vừa nghe điện thoại hoặc thậm chí đi ngược chiều.
Ở Ý có cụm từ là “mammoni” được dành để chỉ những chàng trai 30, 40 tuổi độc thân nhưng vẫn ở cùng bố mẹ. Mô hình phổ biến ở Ý là người đàn ông ra ngoài làm việc còn phụ nữ lo nội trợ và chăm sóc gia đình. Vậy nên con cái thường được chăm sóc “cẩn thận” và đến khi lớn lên thường “ngại tự lập”, không muốn ra ngoài sống riêng. Thậm chí kể cả khi lập gia đình trừ những người phải đi làm ở các thành phố lớn thì hầu hết đều thuê hoặc mua nhà ở gần nhà bố mẹ. Chính vì vậy mà mốiquan hệ giữa bố mẹ và con cái, ông bà với cháu chắt rất gần gũi, gắn bó. Điều này khiến tôi thấy rất quen thuộc với văn hóa truyền thống của Việt Nam.
Người Aachen cho rằng nguồn nước chuyển động là biểu tượng cho dòng tiền luân chuyển, làm ăn thịnh vượng, mua bán nhộn nhịp. Chính vì thế, ở khắp các ngõ ngách của thành phố, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp những đài phun nước với đủ kích cỡ, hình dạng và màu sắc, từ to đùng như tượng sư tử đặt tại quảng trường đông đúc tới nhỏ xíu như những rãnh nước hình chiếc lá được khoét vào lòng đường ở trong khu phố hẹp, từ cổ kính với màu đồng đã xỉn và rêu bám quanh đến hiện đại với vòi phun và đèn nhấp nháy.
Bánh ngọt Runeberg (Runebergintorttu) - Tương truyền món bánh này do bà Fredrika Buneberg, phu nhân của thi sĩ, chế ra công thức. Bà là nhà văn, tiểu thuyết gia cũng là một trong những nữ nhà báo đầu tiên của Phần Lan. Vì “cơm áo không đùa với khách thơ”45 nên gia đình thi sĩ Runeberg thường xuyên sống trong cảnh túng thiếu và chật vật. Vốn tính hảo ngọt, thi sĩ J. L. Runeberg rất thích ăn bánh. Một hôm, ông bỗng dưng thèm ăn ngọt nhưng trong nhà lại chẳng còn thứ bánh trái gì. Phu nhân Runeberg liền sáng chế ra món bánh dùng hoàn toàn các nguyên liệu có sẵn trong bếp và vườn nhà. Vậy là một món bánh mới lạ được làm từ bột mì, vụn bánh mì, vụn bánh quy, hạnh nhân, mứt táo và kem đường ra đời. Chiếc bánh ấy trở thành món ăn sáng khoái khẩu của thi sĩ Runeberg.
Bánh ngọt Runeberg (Runebergintorttu) - Tương truyền món bánh này do bà Fredrika Buneberg, phu nhân của thi sĩ, chế ra công thức. Bà là nhà văn, tiểu thuyết gia cũng là một trong những nữ nhà báo đầu tiên của Phần Lan. Vì “cơm áo không đùa với khách thơ”45 nên gia đình thi sĩ Runeberg thường xuyên sống trong cảnh túng thiếu và chật vật. Vốn tính hảo ngọt, thi sĩ J. L. Runeberg rất thích ăn bánh. Một hôm, ông bỗng dưng thèm ăn ngọt nhưng trong nhà lại chẳng còn thứ bánh trái gì. Phu nhân Runeberg liền sáng chế ra món bánh dùng hoàn toàn các nguyên liệu có sẵn trong bếp và vườn nhà. Vậy là một món bánh mới lạ được làm từ bột mì, vụn bánh mì, vụn bánh quy, hạnh nhân, mứt táo và kem đường ra đời. Chiếc bánh ấy trở thành món ăn sáng khoái khẩu của thi sĩ Runeberg.
Hygge (đọc là hueg-geh) là một danh từ trong tiếng Na Uy, có nghĩa nguyên gốc là “sức khỏe tốt” hoặc “cái ôm”. Khi thêm vào hậu tố -lig thì hyggelig trở thành tính từ mang nghĩa “khỏe mạnh” hoặc “vui vẻ". Đó cũng là lý do vì sao khi lần đầu gặp mặt, sau vài câu chào và giới thiệu tên tuổi thì người Na Uy sẽ nói thêm “Hyggelig!” với ý nghĩa: “Rất vui được làm quen với bạn!” Khi “di chuyển” xuống phía nam, tức Đan Mạch, hygge và hyggelig lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác, đó là niềm hạnh phúc và sự ấm cúng (danh từ) hoặc hạnh phúc và ấm cúng (tính từ). Và cũng chính người Đan Mạch chứ không phải dân Na Uy, đã khiến cho khái niệm hygge trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới: phong cách sống hygge của người Bắc Âu. Ngày nay, hygge phổ biến đến mức người ta không cần phải tìm một từ tiếng Anh tương đương cho nó mà hoàn toàn có thể sử dụng ngôn ngữ gốc là tiếng Đan Mạch.
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất