Note.54✤Book.96✤6/2021: ĐẶNG HOÀNG GIANG
Victor Beuren on Behance (2021) Đọc 3 quyển sách của Đặng Hoàng Giang 🕮 Tổng số sách đã đọc được: 96 quyển 🕮 ✤1/ Điểm...

(2021) Đọc 3 quyển sách của Đặng Hoàng Giang 🕮 Tổng số sách đã đọc được: 96 quyển 🕮✤1/ Điểm Đến Của Cuộc Đời✤✤2/ Thiện, Ác Và Smart Phone✤✤✤3/ Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can
BẢY BƯỚC ĐI CỦA CĂM GHÉT
Ở bước một, những người căm ghét tụ tập lại. Người ta không muốn ghét một mình, họ thuyết phục, chiêu mộ người khác căm ghét cùng. Có bạn có bè làm tăng cảm giác về giá trị của bản thân, và giúp họ tránh nhìn vào nội tâm để thấy những bất an của mình. Hội đoàn đem lại cảm giác về sức mạnh, nó che chở, đem lại sự vô danh và giảm thiểu trách nhiệm bản thân của mỗi người.
Bước hai, nhóm căm ghét tạo lập một bản sắc; họ dùng các biểu tượng, nghi lễ, và huyền thoại để xây dựng vị thế và hạ thấp người bị ghét. Các nhóm đầu trọc thích dùng dấu chữ thập, cây thánh giá sắt, và đi ủng nhà binh. Họ dùng những hành vi mang tính nghi lễ như những cái dập tay, những động tác chào, để tăng cảm giác gắn bó trong nhóm. Họ nhấn mạnh rằng mình hy sinh sự dễ chịu trong cuộc sống để phục vụ cho mục đích của nhóm, coi mình như những người lính hiến dâng cuộc sống của mình, và qua đó trao cho nó ý nghĩa và giá trị. Căm ghét là keo dính kết nối các thành viên của nhóm, cũng như kết nối họ với mục tiêu chung.
Ớ bước ba, họ giễu cợt, phỉ báng đối tượng, và qua đó củng cố hình ảnh và chỗ đứng của bản thân. Các nhóm đầu trọc dùng các bài hát và bài văn thù hân (hate literature) để tạo ra một môi trường giúp căm ghét nảy nở. Những ý nghĩ hung hăng làm người ta dễ hình dung ra các hành vi hung hăng hơn.
Bước bốn khác bước trước ở mức độ lăng nhục và thóa mạ đối tượng. Nếu căm ghét nguội đi, những người ghét sẽ phải nhìn vào bản thân. Để tránh chuyện này, họ nâng mức độ sỉ nhục và công kích lên một bậc. Những thanh niên đầu trọc bắt đầu xịt graffiti miệt thị ở khu dân cư của đối tượng bị ghét, và đi ô tô lòng vòng, chửi rủa từ xa.
Ở bước năm, họ tấn công, nhưng không dùng vũ khí. Đây là một bước quan trọng, vì nó phân hóa những kẻ võ mồm và những kẻ xắn tay áo lên dùng bạo lực. Những kẻ đầu trọc trở nên hung hãn, họ đi tuần trong lãnh thổ của mình để tìm mục tiêu. Hưng phấn,chất adrenaline tràn đầy trong người, họ đi tìm cảm xúc mạnh. Căm hận tưới tắm căm hận.
Sang bước sáu, nhóm căm ghét tấn công bằng vũ khí. Những đầu trọc thích sử dụng chai lọ vỡ, gậy bóng chày hay tuốc nơ vít để tần công. Những vũ khí này bắt họ phải tiến sát vào nạn nhân, mắt đối mắt, tay dính máu. Bạo lực liền tay, ở cự ly gần, cho phép họ thể hiện sự căm hận sâu sắc của mình ở cách mà súng không cho phép. Va chạm cơ thể với đối phương đem lại cảm giác quyền lực và thỏa mãn một mong mỏi sâu sắc áp đảo và chế ngự nó. Cuối cùng, ở bước bảy, đối tượng của căm ghét bị phá hủy. Quyết định được số phận của người khác, những người căm ghét cảm thấy quyền năng và sức mạnh như Chúa trời, và điều này thúc đẩy họ đi tới những hành vi bạo lực tiếp theo. Cảm giác quyền lực này lấp đầy sự trống rỗng bên trong họ, cho họ cảm giác về giá trị bản thân.
Ở bốn bước đầu tiên, người căm ghét thế hiện niềm tin của mình qua ngôn ngữ. Ở ba bước tiếp theo, người căm ghét hành động. Do vậy, ngôn ngữ bạo lực là điều kiện cần, là xuất phát điểm cho bạo lực vật lý, đặt tiền đề cho nó. Và một điều nữa: thực tế, John Schafer và Joe Navarro kết luận, trên cả bình diện tâm lý và vật lý, sự căm ghét phá hủy cả người ghét lẫn người bị ghét.
Một trong những “phần thưởng” lớn nhất tới từ căm ghét là cảm giác ưu việt về mặt đạo đức. Căm ghét ngăn cản người ta nhận ra những khiếm khuyết của bản thân, cũng như che mắt người ta trước những ưu điểm của đối tượng bị ghét. Căm ghét làm mù lòa. Người ta bám vào cái căm ghét của mình để cảm thấy bản thân có giá trị.
Trong cuốn Ác quỷ - Bên trong sự tàn nhẫn và bạo lực của con người, Baumeister viết về cái ác mang tính lý tưởng: “Điều khiến cho cái ác mang tính lý tưởng đặc biệt tệ hại là lương tâm và sức mạnh trong tính cách của thủ phạm đẩy anh ta tới những hành động quyết liệt hơn, nghiêm trọng hơn. Không chỉ đơn giản là việc làm hại người khác được cho là chấp nhận được, nó trở thành một bổn phận. Khi hành vi gây bạo lực cho người khác không những được nhìn nhận như một quyền, mà còn là một nghĩa vụ, thì bạo lực sẽ trở nên gay gắt và không thương xót.”
Đám đông khiến người ta đánh mất cảm giác mình là một cá thể. Trăm người như một. Không còn ý thức về bản thân, các thành viên của đám đông không còn khả năng đánh giá các hành vi của mình một cách thấu đáo, và qua đó, khả năng kiềm chế bản thân. Lúc đó, dường như người ta bị một thế lực bên ngoài sai khiến.
Đằng sau niềm vui độc địa là diễn biến tâm lý gì? Vì sao người ta thích xem người khác bị làm nhục? Một lý giải tới từ thuyết so sánh xã hội, được xây dựng từ những năm 1950 bởi nhà tâm lý học Leon Festinger. Theo thuyết này, chúng ta hay có xu hướng đánh giá bản thân không qua những chuẩn khách quan, mà qua việc so sánh mình với người khác. Ta thấy giá trị của mình được nâng lên khi người khác vấp ngã. Đó cũng là lý do những người thiếu tự tin thì hay có cái niềm vui độc địa này hơn những người khác -
Ghen tị là nỗi đau khi người ta thấy người khác thành công hay gặp may, niềm vui độc địa là niềm vui khi người khác vấp ngã. Đằng sau sự ghen tị cũng là sự tự ti. Càng tự ti thì càng hay ghen tị, càng hay ghen tị thì càng hay cười trên nỗi đau của người khác. Nhà văn Pháp thế kỷ 17 Francois de La Rochefoucauld viết: “Nếu bản thân chúng ta không có những khiếm khuyết thì chúng ta đã không khoái chí như vậy khi phát hiện ra những khiếm khuyết của người khác.” Nhà văn MỹGore Vidal có một câu tự châm biếm nói tiếng: “Mỗi lần một người bạn thành công, tôi lại chết ở trong lòng một ít.” Một câu khác, được cho là của nhà văn Somerset Maugham thì như thế này: “Sự thành công của ta không thôi không đủ, người khác phải thất bại nữa cơ.”
Dùng âm nhạc để làm nhục và thực ra nó được coi là một biện pháp tra tấn. (Tra tấn, theo định nghĩa của tổ chức Ân xá Quốc tế, được hiểu là hành vi cố tình và có hệ thống đem lại sự đau đớn về thể xác hay tâm lý trong một thời gian nhất định cho nạn nhân.)
Cuốn Mặt tối của giai điệu: nhạc pop và bạo lực của hai tác giả Bruce Johnson và Martin Cloonan kể ra một loạt các ví dụ. Trong cuộc nội chiến ở Nam Tư cũ, các tù binh người Croatia bị quân Serb bắt hát quốc ca của Nam Tư hai lần trong ngày và bị đánh nếu họ không hát đủ lớn. Năm 2002, ở Zimbabwe, để trừng phạt việc bố một cô bé 12 tuổi tham gia phong trào dân chủ chống lại chính quyền, cô bé bị hiếp tập thể trong khi mẹ và các em cô chứng kiến và bị bắt hát các bài hát ca ngợi tổng thống Mugabe. Năm 2004, một sĩ quan Israel tại một trạm kiểm soát bắt một nhạc công Ả Rập chơi “nhạc gì đó buồn” trong khi những người lính khác đứng xung quanh chế nhạo, rồi mới cho anh ta đi qua.
Có hệ thống nhất là phát xít Đức, họ chọn ra các tù nhân biết chơi nhạc và lập ra các dàn nhạc ở các trại tập trung. Riêng trại khét tiếng Auschwitz có tới sáu dàn nhạc, mỗi dàn nhạc có tới hơn trăm nhạc công. Các nhạc công được hưởng một chế độ ăn uống tốt hơn, được tắm rửa hằng ngày và chừng nào họ còn chơi được nhạc thì không bị cái chết đe dọa. Một trong những nhiệm vụ của các dàn nhạc là chơi thể loại nhạc du dương hoặc quân nhạc trong khi những tù nhân khác bị dẫn vào lò thiêu. Trong cuốn sách Chơi nhạc câu giờ (Playing for time), bà Fania Fenelon, một nhạc công ở trại Auschwitz, kể lại trải nghiệm cá nhân của mình: “Chúng tôi phải chơi nhạc liên tục hàng giờ liền, và trong thời gian đó, mắt chúng tôi dõitheo hàng ngàn người xếp hàng bước đều vào các lò thiêu và phòng hơi ngạt.” Tỉ lệ tự tử của các nhạc công cao hơn của tất cả các nhóm tù nhân khác trong trại.
Hơn tất cả các bạo lực vật lý, sự làm nhục này chạm tới cái cơ bản nhất của cá nhân người đó. Khi người ta không còn được kiểm soát những âm thanh mình phát ra, phải đóng giả vui vẻ trong một trạng thái hoảng loạn, sự quy hàng là tuyệt đối. Bị chiếm đoạt giọng nói, phải nói giọng của người khác còn kinh khủng hơn là bị ra lệnh câm mồm. Nó tương đương với việc lính Mỹ bắt các tù nhân Iraq trong trại Abu Ghraib thủ dâm để họ xem. Hay việc người theo đạo Hồi bị bắt phải tiểu tiện ở bên trong nhà thờ Hồi giáo của mình, như đã xảy ra trong cuộc nội chiến ở Nam Tư cũ. Nó bắt người ta tự tay xóa sổ danh dự của mình.
Không nhìn được vào mắt nhau khiến người ta dễ dàng lăng nhục hơn. Trong một thí nghiệm của các nhà nghiên cứu Israel, người tham gia được chia thành từng đôi để cùng đàm phán về một vấn đề. Có đôi không nhìn thấy nhau, có đôi chỉ nhìn nghiêng được nhau, và có đôi nhìn được vào mắt nhau. Kết quả là ở những đôi nhìn được vào mắt nhau ít xảy ra mạt sát và miệt thị nhất.
Dịch giả Dương Tường từng gây bão với 'Lolita': Tôi có những niềm vui nhỏ nhặt khi dịch truyện Kiều sang tiếng Anh
"Cơ thể và trí óc nào cũng tàn lụi, không ai có thể thắng được cái chết. Tôi hay ví von, dịch được một tác phẩm như leo qua một ngọn núi. Nhưng rồi, khi chinh phục xong, tôi biết trước mắt mình còn nhiều đồi núi khác. Cuộc sống với tôi đơn giản là tự biết cách bằng lòng với những gì mình có" - Dươngkenh14.vn
"Cơ thể và trí óc nào cũng tàn lụi, không ai có thể thắng được cái chết. Tôi hay ví von, dịch được một tác phẩm như leo qua một ngọn núi. Nhưng rồi, khi chinh phục xong, tôi biết trước mắt mình còn nhiều đồi núi khác. Cuộc sống với tôi đơn giản là tự biết cách bằng lòng với những gì mình có" - Dươngkenh14.vn
Trong tiếng Anh, chữ làm nhục, humiliate, có gốc La tinh là humus, tức là đất. Bị làm nhục là bị biến thành đất bụi. Nhà tâm lý học Evelin Lindner định nghĩa làm nhục là hành vi hạ thấp đối tượng, khuất phục họ, tước đi tự hào và danh dự của họ. Giẫm đạp lên họ, ấn họ xuống đất, dồn họ vào tường.
Vụ lấy khăn Piêu làm khố: BTC X-Factor và Nhà sách Tuổi Trẻ tranh cãi quyết liệt
(TNO) Trước lời giải thích của đại diện Công ty Cát Tiên Sa, đơn vị đồng tổ chức chương trình X-Factor về việc sử dụng khăn Piêu làm khố gây bức xúc trong dư luận, đại diện Nhà sách Tuổi Trẻ, đơn vị cho thuê trang phục khẳng định họ không hề hướng dẫn lấy khăn Piêu làm khố và cho biết sẽ khởi kiện công ty này.thanhnien.vn
(TNO) Trước lời giải thích của đại diện Công ty Cát Tiên Sa, đơn vị đồng tổ chức chương trình X-Factor về việc sử dụng khăn Piêu làm khố gây bức xúc trong dư luận, đại diện Nhà sách Tuổi Trẻ, đơn vị cho thuê trang phục khẳng định họ không hề hướng dẫn lấy khăn Piêu làm khố và cho biết sẽ khởi kiện công ty này.thanhnien.vn

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất